Định hướng tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tới năm 2020

Một phần của tài liệu 0847 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng đầu tư ở NH phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 92)

tới năm 2020

Là một ngân hàng của chính phủ, hoạt động của NHPTVN phải bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Để trở thành một công cụ đắc lực của Nhà nước, nhiệm vụ quan trọng nhất của NHPTVN là tập trung tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế. NHPTVN đã xác định rõ:

- Phương châm chiến lược:

Do ngành tài chính giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, luợng vốn đầu tư thông qua NHPTVN rất lớn nên việc đảm bảo toàn vốn hết sức có ý nghĩa đối với NHPTVN nói riêng và đối với tòan nền kinh tế nói chung. Vì vậy, trong quá trình phát triển, việc đảm bảo an toàn trong hoạt động để phát triển bền vững trở thành phương châm chiến lược quan trọng nhất. Cùng với việc đảm bảo an toàn, hoạt động của NHPTVN phải góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển các lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm và các vùng miền khó khăn của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững theo chủ trương của Chính phủ.

- Mục tiêu cần phấn đấu đạt được trong kế hoạch 2006-2010 như sau: + NHPTVN phải trở thành một ngân hàng chuyên nghiệp của Chính phủ trong thực hiện chính sách đầu tư phát triển góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện

7 6

đại hóa của Đảng và Nhà nước. NHPTVN tập trung hỗ trợ cho các dự án trọng điểm quốc gia, phát huy lợi thế từng ngành, vùng, tập trung hỗ trợ các dự án trên địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

+ Tiến tới từng bước tự chủ về tài chính, đảm bảo tự cân đối thu chi, xóa bỏ việc cấp phí quản lý và cấp bù chênh lệch lãi suất từ NSNN sau năm 2010. Việc xóa bỏ bao cấp của Nhà nước là điều kiện cần thiết để NHPTVN tồn tại trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Ngày 28/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 369/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt nam (VDB) là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Thủ tướng Chính phủ cho phép trước mắt VDB thực hiện hoạt động theo cả 02 Luật ngân sách nhà nước và Luật các to chức tín dụng; được thực hiện mô hình Hội đồng thành viên để quản trị đối với hoạt động của VDB như một tổ chức tín dụng 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước (thay vì mô hình Hội đồng quản lý như hiện nay)

Quyết định cũng nêu rõ, tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013- 2020 bình quân khoảng 10%/năm, theo đó, quy mô tài sản của VDB đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

77

Một phần của tài liệu 0847 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng đầu tư ở NH phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w