3.2.4.1. Kiểm tra chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho công tác phân tích tài chính danh nghiệp vay vốn
Để tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn thì Doanh nghiệp phải cung cấp các Báo cáo tài chính (thông tin đầu vào) cho Ngân hàng nơi Doanh nghiệp vay vốn. Như đã trình bày, vấn đề thông tin đầu vào hiện nay còn chưa được trung thực và chính xác, đặc biệt là Báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn bởi vì, với các doanh nghiệp Nhà nước được quản lý khá chặt chẽ bởi một hệ thống các quy chế quản lý tài chính của Nhà nước, và thực hiện tương đối đầy đủ, chính xác, các quy định về hoạch toán kế toán, mỗi thời kỳ nhất định lại có kiểm toán thực hiện việc kiểm tra kiểm toán. Nhưng đối với Doanh nghiệp tư nhân , Công ty tránh nhiệm hữu hạn thì ngược lại, do không được quản lý chặt chẽ nên các Báo cáo tài chính có độ chính xác và trung thực còn thấp. Đặc biệt hiện nay, số lượng các Công ty tránh nhiệm hữu hạn là khách hàng mới của
82
NHPT tăng rất nhanh. Do đó, nên chăng giải pháp sẽ là cán bộ tín dụng trước khi thẩm định các hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, xuống tận cơ sở của Doanh nghiệp xin vay vốn để xem xét tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình tài chính thực tế nói riêng, so sánh giữa tình hình thực tế và số liệu trên so sách để thấy được sự trùng khớp hoặc không trùng khớp, sau khi đã kiểm tra sơ bộ, Cán bộ Tín dụng tiến hành so sánh kiểm tra số liệu được sự hạch toán chi tiết tại sổ kế toán của Doanh nghiệp vay vốn rồi tổng hợp lại có ăn khớp với thông tin được cung cấp hay không _ cách kiểm tra này có nhược điểm là mất thời gian và công sức, đòi hỏi Cán bộ Tín dụng phải biết các nghiệp vụ kế toán và khả năng tổng hợp số liệu nhưng hiệu quả đem lại cao, nếu như giữa thông tin được cung cấp và kết quả kiểm tra trùng hợp, tức là thông tin do Doanh nghiệp vay vốn cung cấp khá chính xác thì công sức bỏ ra để thẩm định toàn bộ với quy trình cho vay của Doanh nghiệp mới xứng đáng và kết quả nói chung là mới chính xác và chất lượng phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp vay vốn mới cao, như vậy là giảm được rất nhiều rủi ro đối với Ngân hàng, nâng cao uy tín của Ngân hàng trên thị trường. Ngược lại, nếu NHPT không có biện pháp nào để kiểm tra độ trung thực của cán bộ tài chính trước khi thẩm định mà dẫn đến kết quả Doanh nghiệp đủ khả năng vay vốn theo thẩm định (nhưng số liệu thực tế thì không) sẽ mang theo rủi ro không trả nợ được của Doanh nghiệp là rất cao, khi đó cái giá phải trả lớn hơn rất nhiều những gì bỏ ra trong việc kiểm tra ban đầu.
Mặt khác, nếu NHPT không có điều kiện để xuống tận cơ sở kiểm tra thì ban đầu cũng có thể thực hiện kiểm tra tại chỗ, số liệu trên Báo cáo tài chính (Bảng Cân đối Kế toán, Báo cáo Kết quả kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính) để thấy được sự hợp lý, logic của các số liệu, thấy được mối quan hệ giữa các số liệu, nếu các số liệu
83
có sự cộc lệch nhau hoặc không phản ánh được mối liên hệ cần có thì rất có thể Báo cáo Tài chính ấy chưa trung thực. Khi đó Ngân hàng buộc khách hàng phải giải trình sự không hợp lý đó.
Nhưng cần thấy rằng việc kiểm tra này đòi hỏi nhiều công sức thậm chí là chi phí để trang trải cho việc đi lại, kiểm tra, đánh giá, do đó, nên chăng để khuyến khích các Cán bộ thực hiện chính xác có hiệu quả công việc này, đề nghị Ban lãnh đạo dành ra một khoản kinh phí để phục vụ, trang trải cho công tác. Đồng thời, đề nghị Ban lãnh đạo có công văn thực hiện bắt buộc đối với các Cán bộ Tín dụng phải thực hiện khâu công việc này trong toàn bộ quá trình thẩm định cho vay tại NHPT.
Ngoài ra, NHPTcó thể kiểm tra độ trung thực, chính xác của Báo cáo tài chính bằng việc kiểm tra biên bản kiểm tra kiểm toán do một Công ty Kiểm toán độc lập kiểm tra, viêc đòi hỏi phải có việc kiểm toán này cũng trong phạm vi có thể làm được vì kết quả của nó mang lại mức độ tin cậy rất cao mà Cán bộ Tín dụng không phải bỏ công sức và thời gian xuống tận cơ sở để kiểm tra. Tuy nhiên cách này cũng có những hạn chế riêng của nó, bởi vì ở nước ta hiện nay các Công ty Kiểm toán độc lập được phép thành lập và hoạt động còn ít (2 Công ty Kiểm toán) và phí cho mỗi lần kiểm toán còn quá cao, chỉ có các Công ty Nhà nước phải thực hiện kiểm toán bắt buộc, còn lại các Công ty của Tư nhân, do Tư nhân lập nên hầu hết không thực hiện kiểm toán.
3.2.4.2. Khai thác tối đa nguồn thông tin hiện có
Hiện nay, với sự phát triển của Công nghệ Thông tin và Điện tử Viễn thông, thông tin là hoàn hảo, hoà mạng cập nhật không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Vấn đề là chúng ta có biết sử dụng khai thác những thông tin đó để phục vụ cho công tác của mình hay không mới là điều đáng quan tâm. Có những thông tin lớn, có những thông tin nhỏ hẹp, có thông tin chất lượng cao, có thông tin chất lượng thấp, có thông tin thật, có thông tin giả. Do
84
đó, Ngân hàng cần quan tâm khai thác sử dụng một cách có lựa chọn, sàng lọc nhưng không bỏ sót.
Thông tin Ngân hàng thu thập để thực hiện công tác phân tích đánh giá tài chính khách hàng xuất phát từ nhiều nguồn: khách hàng, các Ngân hàng khác, Trung tâm Thông tin Tín dụng, đối thủ cạnh tranh, các đối tác của khách hàng ... trên cơ sở phân loại các nguồn thông tin, để nâng cao khả năng thu thập thông tin, Chi nhánh thực hiện một số nội dung sau:
• NHPT với tư cách là người tài trợ, có nhu cầu nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ... của khách hàng, yêu cầu khách hàng nhận tài trợ phải cung cấp đầy đủ thông tin tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh ... theo quy định. Tuân thủ quy chế cho vay của to chức tin dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành và NHPT hướng dẫn. Tính đầy đủ, chính xác và cập nhật của các thông tin phải được đảm bảo, giải pháp đảm bảo này đã được trình bày ở trên. Ngoài ra, NHPTcó thể thu thập thông tin một cách có sàng lọc từ các bạn hàng, các đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các Ngân hàng khác. Tuy nhiên , không phải lúc nào thông tin từ các nguồn khác nhau cũng có chất lượng, do đó, đòi hỏi sự hợp tác trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng, hạn chế rủi ro do thông tin kém chất lượng gây ra.
• Tập trung hơn vào nguồn thông tin do Trung tâm Thông tin Tín dụng cung cấp . Trong thời gian qua., do nguồn thông tin này còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng nên vai trò của nó đối với công tác đánh giá phân tích tài chính khách hàng chưa được phát huy, NHPT ít hoặc chưa quan tâm tới nguồn thông tin này. Nhưng trong thời gian tới, do nhu cầu của sự phát triển, chắc chắn nguồn thông tin này sẽ ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng, Trung tâm Thông tin Tín dụng với chức năng và quyền hạn của
85
mình có thể thu thập và sử lý nhiều loại thông tin và từ nhiều nguồn khác nhau nên ưu điểm của nguồn này chính là tính đa dạng, tong hợp, đầy đủ và đã được xử lý , nên có thể đáp ứng được đầy đủ và chính xác hơn. Vì vậy, NHPT sẽ tiếp cận cách thức khai thác một cách hiệu quả nhất.
Để các nội dung trên đi vào thực tiễn, điều đầu tiên là bản thân Cán bộ Tín dụng phải có ý thức và được tập thành thói quen trong việc khai thác và sử dụng các thông tin ở các nguồn khác nhau (nếu cần), nâng cao hơn nữa năng lực khai thác sử dụng thông tin của các cán bộ Ngân hàng. Ngoài ra, đề nghị các Cơ quan hữu quan cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ các nguồn thông tin trong trách nhiệm của mình để đảm bảo cho các nguồn thông tin đầu vào trở nên trung thực với độ tin cậy cao, có sự tập trung và thành một hệ thống thứ tự, giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng khai thác hơn.