Một số kết quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ thời gian qua

Một phần của tài liệu 0948 nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động bán lẻ giai đoạn 2010-2012

Tỷ trọng TDBL/TDN 13.27% 14.2% 14,70% 15,33% Đạt Tỷ lệ nợ xấu BL/TDN BL 2.09% 2% <=2.30% 2,1% Đạt Tỷ lệ nợ nhóm 2 1.8% 1,7% <= 2% 1,77% Đạt 3/ Dịch vụ 129,6 149,5 164 167,3 11,9% 102% Dịch vụ thanh toán 72 85,7 78 79 (8%) 101% Dịch vụ WU 16,3 18,4 20 19,3 3% 97% Dịch vụ ngân quỹ 5,8 6,1 6 6,3 3% 105% Dịch vụ BSMS 29,4 34,1 54 56,3 66% 104% Phí HHBH 6,1 5,2 6 6,4 23% 106%

kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Tiếp tục thực hiện Nghị Quyết

11/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt và thận trọng, theo đó áp dụng chính sách trần lãi suất huy động đối với VND, USD,

hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) ở mức 16%/tổng dư nợ. Với tình hình kinh tế đình trệ, các kênh đầu tư khác khá rủi ro nên từ đầu năm đến nay mặc dù NHNN đã 3 lần hạ lãi suất nhưng công tác huy động vốn của các ngân hàng vẫn khá thuận lợi. Về phía hoạt động tín dụng, để hỗ trợ khách hàng và tiếp tục tăng cường phát triển tín dụng bán lẻ, nhiều ngân hàng đã tung ra các gói tín dụng hỗ trợ lãi suất với hạn mức cho vay hàng ngàn tỷ đồng đều dành cho khách hàng cá

nhân và hộ gia đình.

Năm 2012 cũng là năm chứng kiến sự sôi động của thị trường bán lẻ với các chương trình marketing hấp dẫn, quy mô lớn đặc biệt đối với các sản phẩm tiền gửi (các chương trình tiết kiệm dự thưởng, khuyến mại với giá trị giải thưởng cao như ô tô, vàng, chuyến du lịch trong nước và nước ngoai...). Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mại phong phú khác cũng được triển khai nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ, E-banking, chuyển tiền-thanh toán... Đối với nhóm sản phẩm thẻ, các ngân hàng lớn như ACB, Vietinbank, VCB.liên tiếp gia tăng giá trị cho các chủ thẻ thông qua các chương trình mua sắm lớn tại các cửa hàng, trung tâm thương mại cũng như bổ sung các tiện ích cho chủ thẻ (thanh toán hóa đơn điện, nước, thanh toán vé máy bay..) trên ATM.

Việc đầu tư cho các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như Internet Banking, Mobile banking tiếp tục được các NHTM chú trọng trong năm 2012. Các dịch vụ dành cho các KH VIP cũng đang là xu hướng được các NH mạnh về mảng bán lẻ rất quan tâm thực hiện qua việc khai trương các dịch vụ khách hàng cá nhân cao cấp như dịch vụ khách hàng Ưu tiên - First class banking của Maritime bank; dịch vụ KHVIP của ACB; VIPBanking của NH Đông Á..

thống, hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV năm 2012 tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng, khẳng định vị trí của BIDV-định chế tài chính hàng đầu Việt Nam.

Vượt lên những khó khăn, thách thức của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại, hoạt động NHBL năm 2012 tiếp tục giữ nhịp độ tăng trưởng cao, các chỉ tiêu lớn của hoạt động bán lẻ (tín dụng, huy động vốn, dịch vụ) đều bám sát mục tiêu và hoàn thành kế hoạch đưa ra tại nghị quyết 1235/NQ-HĐQT, cơ cấu hoạt động bán lẻ có sự chuyển dịch tích cực trong hoạt động chung của BIDV, góp phần quan trọng trong việc ổn định nền vốn và gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Trong năm 2012, BIDV đã đạt được những kết quả nổi bật của hoạt động NHBL như sau:

Về huy động vốn dân cư đến 31.12.2012 đạt 179.128 tỷ đồng tăng trưởng 39% so với năm 2011 (cao hơn mức HĐV chung của toàn ngành là 26%) hoàn thành 122% kế hoạch tăng trưởng 2012 và 102% kế hoạch theo nghị quyết 1235/NQ-HĐQT. Tỷ trọng HĐVDC/ tổng HDV đạt 51,5%.

Các hoạt động dịch vụ bán lẻ của BIDV ngày càng quen thuộc với khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm BSMS, thanh toán hóa đơn, IBMB: Tổng thu phí ròng từ dịch vụ bán lẻ (thẻ+DV bán lẻ) đạt 290 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,3% trong tổng thu phí dịch vụ ròng toàn hệ thống, đạt kế hoạch theo Nghị quyết 1235/NQ- HĐQT về tỷ trọng thu phí DV bán lẻ (8%).

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đối với hoạt động bán lẻ ngày càng được cải thiện: Tổng thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ năm 2012 đạt khoảng 4.300 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 21% tổng thu thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vượt kế hoạch tại Nghị quyết 1235 (14%).

Công tác chỉ đạo, quản trị điều hành kinh doanh bán lẻ có bước cải tiến tích cực: Định kì hàng quý, Ban Phá triển NHBL đã có đánh giá kết quả hoàn thành KHKD từng dòng sản phẩm gửi tới từng đồng chí Phó giám đốc chi nhánh phụ trách bán lẻ, nêu lên các tồn tại hạn chế của CN để làm tốt hơn trong kì tới. Đồng thời, các chỉ đạo điều hành về hoạt động bán lẻ được ban hành và hướng dẫn đồng bộ, kịp thời sát với diễn biến thị trường và được tổ chức triển khai nghiêm túc tại các CN, đặc biệt là hoạt động HĐVDC.

và thống nhất, 100% các Chi nhánh đã thành lập các Phòng/Tổ QHKHCN theo đúng chỉ đạo của HSC (115 CN thành lập phòng QHKHCN, 02 Chi nhánh thành lập Tổ QHKHCN), đội ngũ cán bộ bán lẻ được bố trí tương đối đầy đủ tại các CN với tổng số 1.800 CB QHKH, đảm bảo cho công tác chỉ đạo điều hành tại HSC và công tác bán sản phẩm dịch vụ, chăm sóc KH được triển khai một cách hiệu quả.

Công tác đào tạo đối với hoạt động NHBL năm 2012 đã bám sát định hướng về phát triển NHBL, tăng cường đào tạo cho đối tượng cán bộ QHKH về kiến thức sản phẩm, kỹ năng mềm. Năm 2012, BIDV đã triển khai 17 khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng dành cho cán bộ bán lẻ với trên 4.800 lượt cán bộ tham gia. Đặc biệt, BIDV đã tổ chức thành công Hội thi bán lẻ giỏi, có ý nghĩa quan trọng trước thềm Hội nghị NHBL, Hội thi đã thu hút sự quan tâm của tòan thể cán bộ BIDV đến hoạt động NHBL, có tới 3.941 cán bộ tham gia, và đặc biệt giúp nâng cao tinh thần tự học tập, nâng cao kỹ năng tư vấn bán hàng của cán bộ.

Trong năm 2012 đã triển khai hơn 20 sản phẩm dịch vụ bán lẻ mới, trong đó riêng sản phẩm huy động vốn có 8 sản phẩm với tính năng đa dạng, linh hoạt, phong phú đáp ứng yêu cầu của nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Đặc biệt chính thức triển khai dịch vụ Internet banking/Mobile banking rộng rãi đến khách hàng, sản phẩm BIDV Online được bình chọn vào Top 100 sản phẩm được khách hàng Tin và dùng. Các dự án, chương trình công nghệ được chú trọng triển khai: nâng cấp chương trình BSMS, chương trình phân đoạn khách hàng, chương trình ghi nhận doanh số bán hàng từng cán bộ,...

BIDV đã phát triển mạnh mẽ nền khách hàng bán lẻ với số lượng khách hàng 2012 lên tới gần 4,7 triệu khách hàng, tăng 30% so với năm 2011. Theo đó, BIDV cũng đã duy trì và phát triển số lượng khách hàng quan trọng lên tới 30.000 khách hàng, tăng gần 30% so với năm 2011, tạo nền tảng khách hàng vững chắc để phát triển nhanh các hoạt động NHBL trong những năm sau.

Các cơ chế, chính sách động lực hỗ trợ hoạt động bán lẻ được hội sở chính ban hành kịp thời. Đồng thời, việc triển khai thí điểm cơ chế khen thưởng trực tiếp đến cán bộ BIDV đã phát huy được sức mạnh của tập thể và cá nhân trong toàn hệ thống, tích cực thúc đẩy hoạt động NHBL.

sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ được BIDV cải thiện rõ rệt thông qua việc triển khai chính sách khách hàng, bố trí lại khu vực giao dịch giao dịch, ban hành bộ quy tắc ứng xử BIDV. Trong năm đã triển khai 43 chương trình marketing sản phẩm, dịch vụ và các chương trình marketing theo sự kiện... đóng góp lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh NHBL năm 2012 của BIDV.

2.2 THƯC TRẠNG NANG Lực CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN

HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.2.1 Thị phần, thị trường cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn dân cư

Mặc dù gặp sự cạnh tranh quyết liệt của các NH trên thị trường, năm 2012, hoạt động HDVDC tiếp tục đạt được những kết quả khả quan về cả quy mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng. Các sản phẩm tiền gửi được nghiên cứu triển khai liên tục, đa dạng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

a. Quy mô, tỷ trọng huy động vốn dân cư:

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn dân cư của BIDV năm 2012

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ năm 2012 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2013 của BIDV)

Huy động vốn dân cư cuối kỳ đến 31/12/2012 đạt 179.128 tỷ đồng, tăng trưởng 38,6% so với năm 2011, hoàn thành 122% kế hoạch tăng trưởng năm 2012.

huy

động vốn dân cư/tổng huy đạt 51,5%, tăng so với 2011 (49%). Mức tăng trưởng trung bình/tháng đạt hơn 4.160 tỷ đồng/tháng (cao hơn mức tăng 2011 là 3.400 tỷ đ/tháng).

Sự phối hợp chặt chẽ trong điều hành lãi suất giữa đơn vị cân đối vốn toàn ngành là Ban ALCO và Ban PTNHBL đã giúp BIDV điều hành lãi suất linh hoạt, phát huy hiệu quả sử dụng vốn năm 2012. HSC và các chi nhánh đã thiết lập kênh thông tin thường xuyên để phản ánh tình hình lãi suất, biến động tại địa bàn để HSC điều hành phù hợp, kịp thời. Thị phần HDVDC ngành Thị phần HDVDC ngành NH năm 2012 NH năm 2011.... BIDV 25% ■ VCB ■ Viettinb ank ■ Agriban k ■ ACB ■ Sacomb ■ BIDV ■ VCB ■ Vietinb ank ■ Agriba nk ■ ACB ■ Sacom

Biểu đồ 2.2: Thị phần HDVDC ngành ngân hàng năm 2011, 2012

(Nguồn: Báo cáo phân tích ngành Ngân hàng do Công ty CP chứng khoán MHBS thực hiện)

Tuy nhiên, sự tăng lên của HDVDC của BIDV chưa phản ánh hết được những gì đang diễn ra, thị phần của BIDV đang giảm xuống, dòng vốn đang chuyển dần từ các NHTM Nhà nước sang các NHTMCP do trong năm 2012 vẫn tiếp tục có sự tranh đua về lãi suất, các NHTM Nhà nước chịu mức lãi suất trần của NHNN trong khi các NHTMCP có cơ chế thoáng hơn, đã đưa ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn cho khách hàng.

b. Cơ cấu huy động vốn dân cư theo loại tiền:

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ của BIDV những năm qua không có nhiều chuyển biến. Tiền gửi bằng VND vẫn tiếp tục chiếm ưu thế so với ngoại tệ (tỷ trọng đạt 91% trong tổng huy động vốn dân cư).

Theo kỳ hạn, năm 2012 đánh dấu sự gia tăng trở lại của nguồn huy động dài hạn từ 12 tháng trở lên. Cuối năm 2012, tiền gửi trên 12 tháng đạt 100,541 tỷ đồng, chiếm 56% tỷ trọng huy động vốn dân cư.

Nhóm KH Số dư 31/12/2011 31/12/2012 +/-so với đầu năm KH quan trọng Từ 30 tỷ___________________ 14,531 16,2 41 _______________1,710 Từ 10-<30 tỷ_______________ 9,311 15,2 80 _______________5,969 Từ 5-<10 tỷ________________ 9,034 14,3 97 _______________5,363 Từ 1-<5 tỷ_________________ 37,044 53,2 23 ______________16,179 Tổng nhóm________________ 69,920 99,1 41 ______________29,221 KH thân thiết Từ 500 triệu -<1 tỷ__________ 19,160 25,1 39 _______________5,979 Từ 300 triệu -< 500 triệu 12,957 16,1 53 _______________3,196 Tổng nhóm________________ 32,118 41,2 92 _______________9,174

KH phổ thông Dưới 300 triệu 32,721 40 38,5 _______________

5,819 '--- Tổng - -V- -/ - - --- 134,759 178,973 ______________ 44,214 Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Số CN Số dư HĐVDC Số CN Số dư HĐVDC

SỐ dư HDV theo phân đoạn Số lượng khách hàng theo phân đoạn

■Quan trọn g ■than thiết ■quan trọng ■thán thiết ■ phổ thông

Biểu đồ 2.3: Huy động vốn dân cư theo phân đoạn khách hàng năm 2012

(Nguồn: Báo cáo hoạt động NHBL của BIDVnăm 2012)

Tính đến cuối năm 2012, nền khách hàng cá nhân đạt 4,7 triệu, tăng thêm 900.000 khách hàng so với 2011, trong đó khách hàng có giao dịch thường xuyên đạt khoảng 3,8 triệu khách hàng. Quy mô khách hàng lớn, tăng trưởng mạnh là nền tảng quan trọng để BIDV phát triểnhoạt động bán lẻ.

Số lượng khách hàng quan trọng(sơ dư tiền gửi bình quân quý từ 1 tỷ đồng')

năm 2012 BIDV đạt đạt 30.548 khách hàng, tăng 8.093 khách hàng so với năm

2011 (tăng 36%), chiếm tỷ trọng 25% tổng số khách hàng nhưng chiếm đến 51% tổng quy mô huy động vốn.

Số lượng KH thân thiết (tiền gửi bình quân từ 300tr tới 1 tỷđ) ước đạt 72.750 khách hàng, tăng 18.500 khách hàng so với năm 2011 (tăng 34%). Nhóm khách hàng thân thiết là nhóm có số lượng đông nhất (chiếm tới 39% số lượng khách hàng), tuy nhiên số dư huy động vốn từ nhóm khách hàng này chỉ chiếm 25% tổng số dư HĐVDC.

Số lượng khách hàng phổ thông tuy chiếm 36% tổng số khách hàng nhưng chỉ chiếm 24% tổng số dư.

Xét theo nhóm khách hàng, tăng trưởng HĐVDC trong năm 2012 tập trung ở

nhóm khách hàng có số dư TG từ 1 tỷ đồng trở lên (chiếm 66% tổng TG dân cư

tăng thêm). Trong nhóm này, khách hàng có số dư từ 1-5 tỷ đồng chiếm 55% tổng TG tăng thêm của nhóm. Nhóm KH có số dư từ 500 triệu - 1 tỷ đồng chiếm 13,5% tổng TG tăng thêm, đạt 5.979 tỷ đồng, và nhóm khách hàng còn lại (dưới 300 triệu đồng) chiếm 13% tổng TG tăng thêm, đạt 5.173 tỷ đồng.

_________________________________.___________.___________■ Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguôn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ BIDVnăm 2012)

d. Huy động vốn dân cư theo nhóm chi nhánh có tương đồng về quy mô

Bảng 2.3: Kết quả huy động vốn dân cư của BIDV theo nhóm chi nhánh có tương đồng về quy mô năm 2011-2012

< 500 tỷ 23 7.670 10 3.607

tăng 17 chi nhánh, trong đó chi nhánh từ 3.000 tỷ trở lên đã tăng từ 4 chi nhánh lên 13 chi nhánh, 6 CN mới tham gia vào CLB 3000 tỷ là CN Hoàn Kiếm, Hà Nội, Quang Trung, Gia Lai, Sài Gòn và Bình Dương. Các chi nhánh có quy mô HDVDC lớn tập trung chủ yếu ở 02 khu vực địa bàn HN và TPHCM, trong đó các CN có quy mô HDVDC lớn nhất hệ thống là Quảng Ninh (5.760 tỷ đồng), TPHCM (5.487 tỷ đồng), Sài Gòn (4.460 tỷ đồng) và Cầu Giấy (4.035 tỷ đồng).

Chỉ tiêu TDBL 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Dư nợ TDBL cuối kỳ 29,832 38,393 47,636 Dư nợ TDBL bình quân 22,035 32,972 40,504 Tỷ trọng TDBL 12.70% 14.24% 15.30% Dư nợ TDBL TDH 8,950 10,024 12,701 Tỷ lệ TDBL TDH 30% 26% 26.7% Nợ nhóm 2 359 658 845 Tỷ lệ nợ nhóm 2 1.20% 1.71% 1.77% Nợ xấu 533 765 987

năm 2011, hiện chỉ còn 10 chi nhánh (giảm 13 CN so với năm 2011), tập trung ở 2 khu vực Tây nguyên và ĐBSCL.

Năm 2012, BIDV có 110/117 chi nhánh có HĐVDC tăng so với 2011 với tổng mức tăng đạt 50.000 tỷ đồng, trong đó có 10 CN có mức tăng trên 1.000 tỷ đồng, 24 chi nhánh tăng từ 500-1.000 tỷ đồng, và 30 CN tăng từ 300-500 tỷ đồng.

Toàn hệ thống năm 2012 có 7 chi nhánh HĐV DC giảm so với năm 2011, tổng mức giảm là 1.185 tỷ đồng trong đó một số CN giảm lớn như chi nhánh Thành Đô (ị589 tỷ đồng), chi nhánh Bắc Hà Nội (ị175 tỷ đồng), Tây Hồ (ị 247 tỷ đồng), và Bắc Cạn (ị107 tỷ đồng).

2.2.1.2 Hoạt động tín dụng bán lẻ

Trong bối cảnh thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11 của chính phủ về việc kiềm chế lạm phát và các chỉ đạo của ngân hàng nhà nước, BIDV về kiểm soát và hạn chế tăng trưởng dư nợ tín dụng phi sản xuất, hoạt động TDBL của BIDV năm 2012 có những bước tiến vững chắc, đạt mức tăng trưởng hợp lý, nâng tỷ trọng TDBL lên 15,3%, tuân thủ đúng các chỉ đạo, điều hành của NHNN và BIDV, đáp ứng yêu cầu kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên trươc sự khó khăn của nền kinh

Một phần của tài liệu 0948 nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39)

w