Năm 2013 kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức như lạm phát cao và những bất ổn kinh tế chưa chấm dứt, thu nhập của phần lớn dân cư vẫn còn thấp, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện đồng bộ ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động kinh tế nói chung cũng như hoạt động tài chính-tiền tệ nói riêng. Mặc dù vậy với định hướng đúng đắn và những quyết sách thay đổi trong điều hành vĩ mô của chính phủ và NHNN, có thể kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ trở lại giai đoạn tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP dự báo đạt 6-6.5% kể từ sau năm 2013. Lạm phát được kiềm chế dưới mức 1 con số, chính sách tiền tệ ổn định duy trì tăng trưởng. Với quy mô dân số gần 90 triệu người, thu nhập bình quân đầu người không ngừng cải thiện hàng năm với khoảng trên 20% dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng, môi trường pháp lý và các cơ chế chính sách của Nhà nước và ngân hàng trưng ương sẽ dần hoàn thiện và mang tính định hướng lâu dài...Tất cả các yếu tố này được xem là nền tảng tạo cơ hội để các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động NHBL tại Việt Nam.
Cơ hội:
Hội nhập quốc tế thành công sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội như mở rộng thị trường, tận dụng những kinh nghiệm quản lý, kế thừa những thành tựu khoa học của các nước đi trước, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư và sự chuyển giao kỹ thuật công nghệ, nâng vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, thông qua hội nhập quốc tế sẽ nắm bắt được các cơ hội sau:
và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế.
Thứ hai, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTM Việt Nam trong các giao dịch quốc tế. Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Thứ ba, hội nhập quốc tế giúp các NHTM Việt Nam tiếp cận và chuyên môn hoá các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng buộc các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt là NHBL. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam còn sẽ là một cơ hội tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh. Các NHTM Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, có nhiều khách hàng hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Thách thức:
Thông qua những cơ hội mà các NHTM Việt Nam có được khi tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, còn cần phải nhìn nhận những thách thức và khó khăn mà các NHTMVN, đặc biệt là BIDV cần phải đối mặt trong điều kiện mới.
Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào ngày 07/11/2006, Việt Nam đó xác định phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trước một thế giới rộng lớn, phải hoà mình vào một guồng quay kinh tế mạnh mẽ mang tính toàn cầu mà theo đó Việt Nam sẽ phải tuân
bước vào một sân chơi chung. Gia nhập sân chơi thương mại toàn cầu, trong 12 lĩnh vực dịch vụ, tài chính NH còn là ngành cần đặc biệt quan tâm
Thứ nhất, các NHTM sẽ ngày càng chịu áp lực trong việc giữ và mở rộng thị phần của mình ngay trên lãnh thổ VN. Hiện nay, các NHTM phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ bởi các NHTM nước ngoài mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính trung gian khác và các định chế tài chính khác như thị trường chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm, vv... Ngoài ra, việc phải loại bỏ dần những hạn chế đối với NHTM nước ngoài có nghĩa là các NHTM nước ngoài sẽ từng bước tham gia đầy đủ vào mọi lĩnh vực hoạt động NH tại VN.
Thứ hai, cạnh tranh trong việc huy động vốn ngày càng gay gắt. Thực hiện hội nhập đòi hỏi chúng ta phải thực hiện lộ trình cởi bỏ những hạn chế đối với các NH nước ngoài trong việc huy động vốn. Ngày 16.9.2004, NH Nhà nước VN có điều chỉnh tỷ lệ huy động tiền gửi VND đối với chi nhánh NH nước ngoài hoạt động ở VN từ 25% lên 50%. VN còn đang cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - NH theo lộ trình nới lỏng dần và tiến tới xoá bỏ các hạn chế đối với hoạt động NH. Giai đoạn từ 2001 đến 2010, các NH Mỹ sẽ được thành lập các NH liên doanh với số vốn từ 30% - 49%, tới năm 2010 được thành lập NH với vốn 100% của Mỹ. Hội nhập NH đòi hỏi BIDV phải nhanh chúng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý. Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những NH nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo ra sức ép cạnh tranh trong ngành NH và buộc các NH VN phải tăng thêm vốn, và đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.
Thứ ba, cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ NH càng ngày càng quyết liệt. Ngày nay, ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và đầu tư dịch vụ NH còn tạo nhiều dịch vụ mới cho NH trong chiến lược cạnh tranh vào tạo thị phần cho mình. Do đó, BIDV còn phải chịu áp lực tạo nên phong cách văn hoá cho NH mình, tạo nên phong cách phục vụ riêng thể hiện nét đặc thù của mình mới hy vọng tạo thế đứng vững chắc trên thị trường.
thành công của một doanh nghiệp đều xuất phát từ yếu tố con người. Hiện nay, chế độ đãi ngộ cho lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao ở các NHTMVN cũng như với BIDV chưa đủ sức thuyết phục để lôi kéo những lao động có trình độ chuyên môn cao. Hiện tượng chảy máu chất xám là căn bệnh nan y không chỉ đối với ngành tài chính - NH mà đối với tất cả các ngành kinh tế ở Việt Nam. Như vậy, đối với BIDV đây còn là một thách thức lớn mà cần phải được xem xét và quan tâm một cách đúng mức để có thể đưa ra những chính sách đãi ngộ và lương bổng hợp lý nhằm giữ lại và thu hút thêm những lao động có chất lượng cao.
Các chuyên gia cho rằng, mặc dù hoạt động bán lẻ của các ngân hàng thương mại đã được cải thiện đáng kể về cả lượng và chất, song đó mới chỉ là khúc dạo đầu cho sự phát triển dịch vụ NHBL tại Việt Nam. Bởi trong số gần 90 triệu dân, hiện mới chỉ có khoảng hơn 20% dân số mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, do đó tiềm năng để phát triển dịch vụ NHBL ở Việt Nam thực sự còn rất lớn. Đặc biệt là, sau năm 2010, bán lẻ sẽ là một trong số hoạt động chủ đạo trên thị trường dịch vụ ngân hàng.
Tuy nhiên, để khai thác thị trường này, các ngân hàng Việt Nam sẽ không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà họ còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn và bề dày kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ NHBL. “Áp lực cạnh tranh này sẽ tạo ra sức ép không nhỏ đối với các ngân hàng trong nước, nhưng sức ép này là cần thiết và cũng là động lực buộc các ngân hàng Việt Nam phải tự vươn lên, nếu không muốn ‘thua’ ngay tại thị trường nội” - PGS., TS. Nguyễn Thị Mùi - Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực VietinBank, nhấn mạnh.
Thực tiễn thời gian qua cũng cho thấy, dịch vụ bán lẻ được thực hiện dưới nhiều hình thức: vay vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, vay để mua, sửa chữa nhà, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đi lại, vay du học, vay phát hành thẻ tín dụng... trong đó, hoạt động thanh toán đối với lĩnh vực cá nhân, hộ gia đình đã có nhiều khởi sắc, số lượng tài khoản cá nhân tại các NHTM tăng nhanh. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nếu năm 2005 chỉ có 5 triệu tài khoản cá nhân thì đến năm 2012 con số này đã tăng lên 21 triệu.
trưởng khá nhanh, trong số các NHTM, VCB có tốc độ tăng trưởng lớn. Đến nay, VCB chiếm 62% thị phần thẻ thanh toán; 18% thị phần phát hành thẻ quốc tế, 25% thị phần thẻ nội địa.
Sự quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ cũng đã khích lệ đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), Internet Banking, Home Banking, PC Banking, Mobile Banking. Đã có một số NHTMCP triển khai mạnh DVNH điện tử, như: Ngân hàng Đông Á đã cho phép khách hàng chuyển khoản qua SMS và Internet trên website, NHCP Kỹ thương, NH Á Châu thực hiện chuyển khoản ra ngoài hệ thống. Các ngân hàng này đều thực hiện đầy đủ cả 3 nội dung của internet banking là cung cấp thông tin, giao tiếp và giao dịch. Riêng NHTMCP Á châu triển khai dịch vụ Home Banking, Mobile Banking, Phone Banking tới tất cả khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng.
Bên cạnh việc mở rộng các kênh phân phối truyền thống ở thành phố, thị xã với các chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng còn tập trung vốn lắp đặt các máy ATM và POS. Theo số liệu thống kê, đến 31.12.2012, số lượng ATM của các NHTM khoảng 14.269, máy POS là 104.000 chiếc. Trong đó, ATM được coi là một kênh bán lẻ có hiệu quả của các NHTM, nó không chỉ đơn thuần để rút tiền mặt, mà còn dùng để thanh toán và thực hiện các giao dịch điện tử khác.
Mặc dù đã có bước phát triển mạnh mẽ, song các chuyên gia cho rằng, hoạt động ngân hàng bán lẻ của các NHTM hiện vẫn còn yếu, tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ chưa cao. Nguyên nhân là do mỗi hệ thống ngân hàng phát triển một chiến lược hiện đại hóa khác nhau, ít có sự gắn kết, trong khi các ngân hàng “ngoại” lại xâm nhập vào lĩnh vực này dưới nhiều hình thức, như: thâm nhập với tư cách là cổ đông chiến lược của một số ngân hàng cổ phần trong nước. Điều này có thế thấy rõ qua chiến lược của ANZ, HSBC, Standard Chartered, UOB, SMBC, Deutsche Bank... Do đó, các NHTM Việt Nam cần đa dạng hơn các sản phẩm này không chỉ danh mục chung mà còn là các sản phẩm cụ thể; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT rộng rãi, không chỉ trong một hệ thống NHTM mà còn phải kết nối giữa các NHTM trong những DVNH đòi hỏi có sự liên kết; Lựa chọn các sản phẩm “lõi” của
đẩy mạng cạnh tranh trên thị trường tiềm năng này.