Phúc dưới góc nhìn theo Basel II
2.2.1.1. Xác định trọng số rủi ro trong hoạt động tín dụng
Thứ nhất, về trọng số rủi ro: Hiện tại, chi nhánh có phân loại tài sản có theo mức độ rủi ro và hệ số rủi ro cho từng loại tài sản có này được xác định theo quy định của NHNN và Vietinbank.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ
thể Nhóm nợ
Thành phần chính nhóm nợ
0% 1 Các khoản nợ trong hạn/quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi.
5% 2 - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
- Các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu 20% 3 - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầy (trừ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ)
- Các khoản miễn/giảm nợ lãi do KH không đủ khả năng trả nợ đầy đủ lãi đúng hạn
50% 4
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
(Nguồn Vieitinbank - CN Vĩnh Phúc)
Tuy nhiên, các trọng số rủi ro này mới chỉ căn cứ vào loại tài sản có, chưa căn cứ vào mức độ rủi ro của TSC, ví dụ như với khoản cho vay có bảo
43
đảm bằng BĐS hệ số rủi ro là 50% tuy nhiên không phân biệt khoản vay này đang có mức xếp hạng AA hay BBB.
Thứ hai, về phương pháp đánh giá nội bộ: Vietinbank - CN Vĩnh Phúc chưa xác định tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến cho toàn bộ tài sản có mà chi nhánh mới chỉ thực hiện trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản tín dụng. Tỷ lệ dự phòng chung là 0,5% tổng dư nợ tại chi nhánh. Mức dự phòng cụ thể căn cứ vào mức độ rủi ro của từng khoản vay.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
100% 5
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Điểm đạt được Xếp hạng Đặc điểm Mức độ rủi ro 89 - 100 AAA, AA, A - Tình hình tài chính mạnh. - Năng lực cao trong quản trị. - Hoạt động đạt hiệu quả cao. - Triển vọng phát triển lâu dài.
Thấp nhất
(Nguồn Vietinbank - CN Vĩnh Phúc)
2.2.1.2. Yêu cầu về xây dựng các hệ thống
Một là, hệ thống xếp hạng tín dụng: Vietinbank đã hoàn thiện hệ thống chấm điểm XHTD và áp dụng vào thực tế trong việc đánh giá khách hàng và chi nhánh thực hiện áp dụng chương trình này. Hệ thống XHTD chi nhánh áp dụng được xây dựng cho nhóm KHDN và KHCN trên cơ sở:
Với KHDN, việc phân loại đối tượng này căn cứ vào:
- Khách hàng mới hay cũ, trong đó khách hàng mới là khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng tại Vietinbannk. Chỉ tiêu này ảnh hưởng tỷ trọng từng chỉ tiêu thành phần trong bộ chỉ tiêu phi tài chính.
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, hiện tại chia làm 34 ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Với từng ngành nghề sẽ có một bộ chỉ tiêu tài chính, phi tài chính riêng.
- Quy mô khách hàng: lớn, vừa, nhỏ. Quy mô sẽ chỉ ảnh hưởng tới nhóm
45
chỉ tiêu tài chính.
- Hình thức sở hữu: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp khác. Chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng tới tỷ trọng từng nhóm chỉ tiêu cấu thành điểm cho khách hàng.
- Chất lượng BCTC có kiểm toán hay không sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu giữa điểm tài chính và điểm phi tài chính.
Như vậy đối với một KHDN sẽ có 3 x 34 = 102 bộ chỉ tiêu tài chính, 34 bộ chỉ tiêu phi tài chính. Đối với từng loại sở hữu, KH mới hay cũ, chất lượng BCTC có tỷ trọng điểm về từng chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu khác nhau nên bộ chỉ tiêu áp dụng cho KHDN tương đối phong phú.
Với KHCN/hộ, bộ chỉ tiêu chỉ căn cứ vào loại khách hàng mới hay cũ mà tỷ trọng các chỉ tiêu sẽ thay đổi, với khách hàng mới, nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng sẽ giảm tỷ trọng, phân bổ phần tỷ trọng giảm đó vào các nhóm chỉ tiêu khác. Như vậy bộ chỉ tiêu đối với nhóm khách hàng này tương đối đơn giản chưa đánh giá được nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng ví dụ như: tính ổn định của nguồn thu nhập để trả nợ, mục đích vay vốn, sản phẩm vay,...Vì với vay cầm cố GTCG sẽ ít rủi ro hơn so với vay kinh doanh BĐS, nguồn thu nhập trả nợ từ lương sẽ ổn định hơn nguồn thu nhập từ kinh doanh,.
Mức xếp hạng được chia thành 10 loại khác nhau:
- Vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh. - Đạo đức tín dụng cao.
69 - 84 BBB, BB, B
- Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn.
- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.
Trung bình
45 - 64 CCC, CC, C
- Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động. - Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay một hay số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời. Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận, xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.
It hơn 45 ^D - Hoạt động thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý rất kém.
Đặc biệt cao. Ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay.
Tuy nhiên, chi nhánh chưa căn cứ vào mức xếp hạng này để phân loại nợ và trích lập dự phòng cho khoản vay, việc xếp hạng này mới chỉ được coi là một cơ sở để chi nhánh đánh giá về khoản vay.
Hai là, hệ thống quản lý TSBĐ: Hiện tại, chi nhánh đã có hệ thống văn bản đầy đủ quy định/hướng dẫn về việc nhận, định giá, kiểm tra TSBĐ tuy nhiên, tất cả các việc này chưa được hệ thống hóa trên phần mềm quản lý. TSBĐ hiện tại của chi nhánh được phân thành: TSBĐ có tính thanh khoản cao: Tiền gửi, sổ tiết kiệm,...; BĐS; Máy móc thiết bị; Hàng tồn kho; Khoản phải thu;... Trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, chi nhánh hạn chế nhận TSBĐ là hàng tồn kho và khoản phải thu. Với từng loại TSBĐ này, chi nhánh áp dụng mức cho vay tối đa/giá trị TSBĐ tuy nhiên, chi nhánh chưa tính rủi ro tín dụng theo danh mục TSBĐ.
Ba là, hệ thống giới hạn tín dụng: Chi nhánh áp dụng phương pháp tính khoa học để xác định GHTD cấp cho từng khách hàng và hàng năm rà soát lại kết quả thực hiện GHTD cũng như quyết định GHTD cho năm tiếp theo. Như vậy, hiện tại chi nhánh đã đảm bảo được tính khoa học và kiểm soát thực hiện GHTD. Ngoài ra, chi nhánh kiểm soát giới hạn tín dụng theo loại khách hàng (KHCN, KHDN), theo ngành nghề kinh tế (đối với các lĩnh vực tiềm năng phát
triển, chi nhánh định hướng gia tăng GHTD đối với khách hàng hoạt động trong
lĩnh vực này và ngược lại đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn). Hiện nay, chi nhánh đang ưu tiên tăng GHTD cho KHDN quy mô vừa và nhỏ nhằm phân tán rủi ro cho từng khách hàng và hạn chế cấp GHTD cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư bất động sản, kinh doanh chứng khoán,. Hệ thống giới hạn tín dụng này của chi nhánh được xác định trên cơ sở định hướng chung của Vietinbank cũng như khẩu vị rủi ro của ban lãnh đạo chi nhánh nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng tuy nhiên, mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
48
Bốn là, mô hình tính toán:
Số tiền trích lập dự phòng chi nhánh bao gồm số tiền trích lập dự phòng chung và số tiền trích lập dự phòng cụ thể. Trong đó, số tiền trích lập dự phòng cụ thể được xác định theo công thức:
R = max {0, (A - C) } x r Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Tuy nhiên, việc tính toán ra số tiền trích lập dự phòng cụ thể của chi nhánh được thực hiện theo phương pháp thủ công do đó công tác này tương đối mất thời gian và tính chính xác chưa cao..