Kiến nghị với Trụ sở chính Ngân hàng Công thương

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 100)

3.3.3.1. Chính sách tín dụng phải đồng bộ, phù hợp với thực tế

Hiện nay, tại hệ thống Vietinbank diễn ra tình trạng quy định mới ban hành ngay sau đó sẽ có công văn sửa đổi. Với việc thay đổi chính sách hoặc văn bản ban hành còn có nhiều thiếu sót thì việc các chi nhánh áp dụng phổ biến tới khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn đồng thời tạo ấn tượng thiế u chuyên nghiệp trong đánh giá của khách hàng. Vietinbank cần nhất quán trong chính sách tín dụng, các văn bản ban hành phải đảm bảo tính đầy đủ hợp lý để đảm bảo ít sửa đổi.

Đối với chương trình ưu đãi nhất là đối với KHDN vừa và nhỏ thì cần đa dạng cơ sở để xác định tiêu chí làm căn cứ xem khách hàng có được hưởng chế độ lãi suất hay không. Cơ sở đó cần căn cứ vào quy mô, ngành nghề,... từ đó xác định các tiêu chí về khả năng thanh toán, ROE, tốc độ tăng doanh thu,. phù hợp. Với phương pháp này ngân hàng có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.

Tính đến cuối năm 2012, hệ thống Vietinbank có hơn 19.000 CBNV trên toàn hệ thống tuy nhiên sản phẩm cho vay CBNV hiện nay ngân hàng vẫn chưa cho triển khai lại. Nguyên nhân làm Vietinbank Việt Nam ngừng triển khai sản phẩm này hiện nay đã được giảm thiểu rõ rệt do đó đề xuất Vietinbank tiếp tục cho triển khai sản phẩm này.

3.3.3.2. Mô hình cấp tín dụng ổn định

Tháng 11/2011, Vietinbank chuyển đổi sang mô hình tín dụng mới, thành lập Phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh nhằm phân tách quá trình quản lý khách hàng với việc thẩm định khách hàng. Việc thay đổi mô hình này sẽ giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp và có sự đánh giá khách quan hơn về khách hàng và hiện tại các NHTM cổ phần đều áp dụng mô hình này. Tuy nhiên, mô hình này đã gây làm nhiều khách hàng Vietinbank cảm thấy phức tạp do đó đã chuyển sang quan hệ với TCTD khác. Việc thay đổi mô hình này thiếu hiệu quả bản chất do ngân hàng nóng vội trong chuyển đổi mô hình, không có lộ trình cụ thể rõ ràng do đó gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển đổi. Theo mô hình này thì việc cấp tín dụng tại Vietinbank sẽ không còn đơn giản như giai đoạn trước do mô hình này tăng cường kiểm soát rủi ro tuy nhiên, CBTD không phổ biến được nói dung này cho khách hàng hiểu làm cho khách hàng.

Việc khắc phục hậu quả chuyển đổi mô hình này chưa xong thì Vietinbank có kế hoạch lại chuyển đổi mô hình cấp tín dụng tiếp theo và thời

85

gian chuẩn bị chuyển đổi mô hình ngắn do đó chắc chắn hậu quả như việc chuyển đổi trước đây sẽ được lặp lại. Kiến nghị với Vietinbank ổn định mô hình cấp tín dụng, nếu có chuyển đổi cần phải có lộ trình phù hợp.

Vietinbank thành lập Trung tâm bán lẻ để thuận tiện tư vấn và cung ứng dịch vụ cho thị trường bán lẻ mà ngân hàng hướng tới. Đồng thời việc thành lập Trung tâm bán lẻ này giúp cho ngân hàng có thể mở rộng thị phần bán lẻ trên toàn quốc chứ không riêng thị trấn Vĩnh Phúc.

3.3.3.3. Đẩy mạnh thủ tục quy trình cấp tín dụng gọn nhẹ

Với một quy trình thủ tục rườm rà sẽ làm tiến độ cấp tín dụng cho khách hàng lâu đồng thời yêu cầu khách hàng bổ sung nhiều hồ sơ từ đó dẫn đến giảm sự hài lòng khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ. Do đó, ngân hàng cần xây dựng quy trình cấp tín dụng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Hiện tại, với KHDN ngân hàng có danh mục hồ sơ chung cho toàn bộ KHDN trong khi các hồ sơ này không phù hợp với khách hàng có quy mô siêu nhỏ hoặc quy mô vừa và nhỏ. Do đó, ngân hàng cần lập danh mục hồ sơ tối thiểu đối với từng loại khách hàng theo quy mô.

3.3.3.4. Đẩy mạnh chính sách chăm sóc khách hàng

Hiện tại, Vietinbank Việt Nam mới chỉ có hỗ trợ các chi nhánh trong việc áp

dụng các sản phẩm mới nhằm tăng doanh số cho các sản phẩm này. Việc chăm sóc

khách hàng chủ yếu do chi nhánh tự chi và nó được đưa vào chi phí của chi nhánh. Để chính sách chăm sóc khách hàng tại chi nhánh hiệu quả cũng như tăng

lợi nhuận cho chi nhánh để khuyển khích chi nhanh hoạt động, Vietinbank nên xây dựng quỹ hỗ trợ các chi nhánh trong việc chăm sóc khách hàng.

3.3.3.5. Đẩy mạng công tác quảng bá thương hiệu

Vietinbank Việt Nam cần đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng có tính chất toàn bộ hệ thống để đảm bảo số lượng khách hàng nắm bắt

được thông tin lớn. Ngoài ra, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu từ Trung Ương xuống các chi nhánh, phòng, điểm giao dịch theo mẫu thống nhất, tạo ra sự thống nhất về hình ảnh. Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ công nghệ cho chi nhánh cũng như thường xuyên tổ chức đào tạo, cho cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm. Có kế hoạch hỗ trợ cho chi nhánh trong việc phát triển nền khách hàng bền vững.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel II, Vietinbank cần đảm bảo các yêu cầu về vốn tối thiểu, về xây dựng các hệ thống và hoàn thiện khung quy trình quản trị rủi ro. Trên cơ sở đó, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam nói chung và Vietinbank - CN Vĩnh Phúc nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp để đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, luận văn đề xuất một số giải pháp với Trụ sở chính Vietinbank, Chính phủ và NHNN,.. nhằm hoàn thiện cơ chế áp dụng theo Basel II trong công tác tín đụng tại các NHTM Việt Nam.

87

KẾT LUẬN

Ngân hàng chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khi tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi của các ngân hàng tăng cao. Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm đến 90% tổng thu nhập của Vietinbank và chiếm 99% thu nhập của Vietinbank - CN Vĩnh Phúc, nền kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế. Trước thực trạng này, Vietinbank nói chung và CN Vĩnh Phúc nói riêng đều tập trung tới việc nâng cao chất lượng tín dụng. Hiệp ước Basel II quy định tương đối đầy đủ về các công tác thực hiện để nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời nhiều ngân hàng trên thế giới đã thực hiện quản lý tín dụng theo hiệp ước này và đem lại hiệu quả tương đối tốt. Yêu cầu quản lý tín dụng theo Basel II là yêu cầu khách quan vì vậy Vietinbank đang từng bước nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel II và CN Vĩnh Phúc đang trong giai đoạn 1 của việc chuyển đổi này. Luận văn “Nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel II tại Vietinbank - CN Vĩnh Phúc” đã giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản trong việc nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel II cũng như đã phân tích được thực trạng tín dụng tại Vietinbank - CN Vĩnh Phúc từ đó luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường ưu điểm, hạn chế các nhược điểm để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh theo Basel II. Bên cạnh đó, luận văn có kiến nghị tới Chính phủ, NHNN, các bộ ngành liên quan và Trụ sở chính Vietinbank để giúp công tác nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Vĩnh Phúc và các TCTD khác.

Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn do đó tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Ngân Hàng (2002), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Minh Kiều (2007), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại,

NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Ngân hàng nhà nước (2007), Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN, Hà Nội. 4. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định 457/2005/QĐ - NHNN, Hà Nội. 5. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN, Hà Nội. 6. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Hà Nội. 7. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Vĩnh Phúc (2010), Báo

cáo tổng kết năm 2009, Vĩnh Phúc.

8. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tổng kết năm 2010, Vĩnh Phúc.

9. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tổng kết năm 2011, Vĩnh Phúc.

10.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tổng kết năm 2012, Vĩnh Phúc.

11.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2012), Quy trình cấp tín dụng theo mô hình mới, Hà Nội.

12.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2012), Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng theo mô hình mới, Hà Nội.

13. Peter S. Rose (2000), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

14. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

15. Lê Văn Tề (2004), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nxb Tài Chính, Hà Nội.

16.Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w