Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước theo

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 75)

nước

theo Basel II

Trước xu thế tất yếu cũng như sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM Việt Nam, đặc biệt là khối NHTM Quốc doanh, chủ trương của Nhà nước đối với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng là từng bước hoàn thiện hoạt động này trên cơ sở hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, trong đó đặc biệt nhấn mạnh là Hiệp ước Basel II. Chủ trương trên tạo tiền đề cho các NHTM Việt Nam đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của Uỷ ban Basel (Basel II) về quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Chủ trương trên cũng được thể hiện trong việc NHNN ban hành một số văn bản liên quan đến công tác nâng cao chất lượng tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, như:

Quyết định 783/2005/QĐ - NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của NHTM đối với khách hàng. Các nội dung được sửa đổi quy định theo hướng trao nhiều quyền phán quyết, hoặc tạo cơ sở Pháp lý cho TCTD chủ động thực hiện theo đặc thù kinh doanh - Ví dụ: việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;

61

NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM;

Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động Ngân hàng của NHTM và quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN về việc sửa đổi quyết định 493/2005/QĐ - NHNN;

Chỉ thị số 02/2005/CT - NHNN ngày 20/4/2005 yêu cầu các NHTM tuân thủ đúng các quy định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ;

Thông tư 02/2013/TT - NHNN quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra, thông qua NHNN, định hướng nâng cao chất lượng tín dụng theo quan điểm của Nhà nước được xác định như sau:

Một là, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cần được xem là một biện pháp then chốt để phát triển thị trường tiền tệ, tín dụng một cách bền vững theo định hướng phát triển hệ thống tài chính tiền tệ của Đảng và Nhà nước.

Hai là, vấn đề về phòng ngừa và hạn chế RRTD cần được nhận thức và xử lý trên cơ sở toàn diện, nhất quán và đồng bộ.

Ba là, trong xu thế hội nhập quốc tế nhanh chóng và sâu sắc về hoạt động tiền tệ, tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở Việt Nam cần được thực hiện tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thông qua ứng dụng các chuẩn mực Hiệp ước Basel II; đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc các công nghệ, thiết chế và kinh nghiệm quốc tế phù hợp vào công tác này.

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 75)

w