Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau giải ngân

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 88)

Hiện nay, tại các NHTM Việt Nam quá trình, thủ tục giải ngân và sau giải ngân chưa được đánh giá đúng với mức rủi ro xảy ra trong giai đoạn này. Với việc khách hàng sử dụng sai mục đích vay vốn, dòng tiền của khách hàng đi lòng vòng, khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh,. sẽ làm chi nhánh khó kiểm soát mục đích vay vốn thật sự của khách hàng đồng thời không

kiểm soát được hiệu quả của đồng vốn chi nhánh kinh doanh cũng như nguồn trả nợ khoản vay. Vì vậy, chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm soát trong quá trình giải ngân và sau giải ngân:

-Việc giải ngân vốn phải tuân thủ các điều kiện theo Hợp đồng tín dụng, phù hợp tiến độ đầu tư dự án, trong phạm vi tổng mức đầu tư được phê duyệt, giải ngân trên cơ sở các chứng từ đầy đủ chứng minh mục đích sử dụng vốn hợp pháp, hợp lệ.

-Chi nhánh cần có sự theo dõi, đánh giá thường xuyên đối với khoản vay trên cơ sở các thông tin về ngành nghề kinh doanh, biến động thị trường... Đồng thời Chi nhánh nên thường xuyên phân tích thông tin về tài chính, sản xuất kinh doanh, tổ chức nhân sự. của khách hàng để có biện pháp quản lý thích hợp, hạn chế rủi ro phát sinh.

-Chi nhánh cần xác định thời hạn cho vay, định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi vay hợp lý trên cơ sở phù hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án, chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, vòng quay vốn tín dụng và tiến độ thanh toán,... nhằm kiểm soát được nguồn thu trả nợ đúng thời điểm, tránh kỳ hạn nợ quá dài hoặc quá ngắn so với khả năng thanh toán của khách hàng.

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ định kỳ và đột xuất quá trình giải ngân, sử dụng vốn vay của doanh nghiệp cũng như tài sản cầm cố, thế chấp cho khoản vay nhằm mục tiêu vốn vay được giải ngân đúng mục đích. Thông qua quá trình kiểm tra sau và giám sát trong suốt quá trình dư nợ vay, ngân hàng có thể cập nhật được tình hình doanh nghiệp khoản vay để có thể xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

-Nâng cao tính hợp lệ, hợp pháp, khả năng phát mại tài sản đảm bảo, định kỳ và đột xuất định giá tài sản đảm bảo theo quy định của Sacombank.

-Cùng chia sẻ, tháo gỡ cho khách hàng những khó khăn vướng mắc trong quá trình giải ngân, thu nợ trên cơ sở đảm bảo được các nguyên tắc cho vay

75

của ngân hàng và điều kiện cụ thể của khoản vay.

-Theo dõi khách hàng trên từng hồ sơ riêng và được lưu trữ trong máy tính, bổ sung thông tin kịp thời giúp cho việc quản lý khách hàng có khoa học, hệ thống. Quá trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm soát tín dụng (do theo mô hình hiện nay, cán bộ tín dụng vẫn chịu trách nhiệm thực hiện khoản vay từ khâu khởi tạo đến khâu kết thúc thu nợ). Trong thời gian tới, khi quy mô hoạt động của chi nhánh tăng lên, việc tách riêng bộ phận quản lý tín dụng ra khỏi phòng hỗ trợ cũng là việc cần thiết để có thể chuyên sâu vào công tác quản lý tín dụng.

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 88)