II
TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 2.3.1. Những thành tựu đạt được
Quy trình, thủ tục vay vốn tại chi nhánh được quy định cụ thể rõ ràng, thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch với ngân hàng.
Các sản phẩm tín dụng của chi nhánh tương đối đầy đủ đáp ứng được hầu hết các nhu cầu tín dụng cơ bản của khách hàng, ngoài ra chi nhánh thường xuyên cập nhật các chương trình ưu đãi về tín dụng cho khách hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Chi nhánh có chính sách về lãi suất cạnh tranh so với các TCTD khác, mức lãi suất của chi nhánh luôn cạnh tranh với các NHTM lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank và mức lãi suất này hấp dẫn hơn nhiều so với các NHTM cổ phần khác.
Chi nhánh có xây dựng hệ thống quản lý GHTD của khách hàng và hàng năm thực hiện lại công tác cấp GHTD để từ đó cập nhật được tình hình hoạt động SXKD của khách hàng và đưa ra mức GHTD phù hợp.
Chi nhánh đã thực hiện phân loại tài sản có theo các mức độ rủi ro để từ đó có thể xác định được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho chi nhánh. Tuy nhiên, việc phân loại tài sản này mới tuân thủ theo quy định chung của NHNN và Vietinbank, chi nhánh chưa phân loại tài sản theo mức xếp hạng từng khoản mục.
Chi nhánh có hệ thống XHTD nội bộ với bộ chỉ tiêu tương đối đầy đủ và phong phú từ đó có thể đánh giá phù hợp với chất lượng của từng khoản vay. Tuy nhiên, tại chi nhánh chưa sử dụng mức xếp hạng này để phân loại nợ do đó công cụ này chưa được chi nhánh sử dụng nhiều trong yếu tố nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Ngoài hạn chế trong việc phân loại tài sản có rủi ro và việc áp dụng hệ thống XHTD như đề cập tại mục trên, thì công tác tín dụng của chi nhánh còn có một số hạn chế:
Thứ nhất, việc xác định mức độ rủi ro hiện tại mới chỉ căn cứ vào số ngày quá hạn thực tế của khách hàng, chưa dựa nhiều vào kết quả phân tích và đánh giá về khách hàng. Hiện nay, trong hệ thống NHTM Việt Nam có Vietcombank, BIDV phân loại nợ dựa vào kết quả phân tích và đánh giá khách hàng hàng quý trên hệ thống XHTD nội bộ.
Thứ hai, chi nhánh chưa xây dựng được hệ thống quản lý TSBĐ để chiết xuất số liệu theo từng loại TSBĐ và xác định mức độ rủi ro, xác suất mất vốn cho từng loại TSBĐ. Hiện nay, việc quản lý TSBĐ trên phần mềm được thực hiện qua hệ thống Incas tuy nhiên, việc chiết xuất số liệu từ hệ thống này tương
đối mất thời gian và chi nhánh chưa chiết xuất số liệu theo tiêu chỉ này để quản
trị rủi ro.
Thứ ba, số tiền trích lập dự phòng mới tính mức tối thiểu theo quy định của NHNN và Vietinbank, ngoài ra, việc tính toán này vẫn còn được thực hiện thủ công. Chi nhánh chưa dự phòng rủi ro theo phương pháp xác định mức tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến.
Thứ tư, tiêu chí để lựa chọn các KHDN vừa và nhỏ có thể được hưỡng hỗ trợ lãi suất chưa phù hợp. Hiện nay các tiêu chí để xác định sức khỏe tài
57
chính của khách hàng có đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng nhằm nhận lãi suất hỗ trợ chỉ quy định một giá trị duy nhất đối với từng chỉ tiêu ví dụ chỉ tiêu khả năng thanh toán > 1%, ROE> 20%,... mà các chỉ tiêu này chưa được phân theo ngành nghề kinh tế, quy mô khách hàng là vừa hay nhỏ hay siêu nhỏ dẫn đến việc sàng lọc khách hàng chưa chính xác.
Thứ năm, chưa có sản phẩm tín dụng riêng dùng cho các hộ kinh doanh trong khi đối tượng khách hàng này trên địa bàn Vĩnh Phúc tương đối nhiều. Các sản phẩm của chi nhánh cần phân biệt rõ đối tượng KHCN vay kinh doanh và hộ kinh doanh.
Thứ sáu, chi nhánh duy trì tỷ lệ cho vay KHDN tương đối thấp (khoảng 50%) trong khi Vĩnh Phúc có nhiều khu công nghiệp, các KHDN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay không bị ảnh hưởng nhiều từ khủng hoảng kinh tế.
Thứ bảy, chi nhánh thực hiện cho vay nhiều hơn doanh số huy động, cơ cấu này sẽ làm chi nhánh dễ rơi vào tình trạng mất tính thanh khoản.
Thứ tám, mức thu nhập của chi nhánh đến 99% là từ hoạt động tín dụng trong khi hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro, chi nhánh cần tăng cường các hoạt động thu phí dịch vụ khác để đa dạng hóa nguồn thu nhập.
2.3.2.2. Nguyên nhân các hạn chế Yếu tố bên ngoài
Hoạt động tín dụng của chi nhánh chịu ảnh hưởng từ khó khăn chung từ nền kinh tế. Năm 2011, 2012, thị trường thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng ngừng hoạt động hoặc phá sản.
Chịu ảnh hưởng từ chính sách của chính phủ, nhà nước: chính sách của chính phủ, nhà nước là khuyến khích hay không khuyến khích sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự tồn tại và phát triển của nhóm khách hàng đó. Nếu chính sách hạn chế thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó gia tăng khó khăn từ đó
dẫn đến việc khách hàng gia tăng khả năng không trả được nợ. Thật vậy, với chính sách các đối tượng tham gia giao thông phải đi xe chính chủ đã làm nhiều khách hàng kinh doanh xe cũ gặp khó khăn đặc biệt là kinh doanh xe máy cũ.
Chịu ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên, vì yếu tố tự nhiên như dịch bệnh, hạn hán,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cung và cầu của sản phẩm từ đó dẫn điến việc thút đẩy hoặc làm giảm khả năng phát triển của khách hàng, nếu làm giảm khả năng phát triển thì tỷ lệ nợ quá hạn tiềm tàng của chi nhánh sẽ gia tăng. Tuy nhiên, các khách hàng của chi nhánh ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.
Chịu ảnh hưởng từ yếu tố xã hội: với đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam quen sử dụng tiền mặt, thanh toán bằng tiền mặt do đó ngân hàng khó có thể kiểm soát mục đích vay vốn của khách hàng dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
Yếu tố bên trong
Mô hình cấp tín dụng, quản lý tín dụng chưa phù hợp với thực tế, cán bộ tín dụng người thực hiện nhiều công việc, chưa có bộ phận hỗ trợ tín dụng cho cán bộ tín dụng tại các phòng giao dịch.
Việc xác định mức có thẩ m quyền phê duyệt tín dụng mới chỉ dựa trên cơ sở số tiền mà chưa dựa trên các tiêu chí rủi ro khác như: vay món hay hạn mức, vay có TSBĐ hay không có TSBĐ, cho vay KHCN hay KHDN, cho vay ngắn hạn hay trung dài hạn.
Chi nhánh chưa xây dựng danh mục hồ sơ tối thiểu cụ thể với từng nhóm đối tượng KHDN do đó việc yêu cầu hồ sơ đối với KHDN quy mô vừa và nhỏ tương đối phức tạp. Do các KHDN có quy mô vừa và nhỏ việc quản lý tài chính ít khi đầy đủ, rõ ràng như các KHDN có quy mô lớn vì vậy cần phải có yêu cầu danh mục hồ sơ tối thiểu đối với nhóm khách hàng này nhằm đảm
59
bảo đầy đủ thông tin cho ngân hàng thẩm định đồng thời không gây phức tạp cho khách hàng.
Chi nhánh có quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhưng chất lượng và nội dung đào tạo chưa thực sự tốt. Chi nhánh chỉ chú trọng đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, triển khai sản phẩm mới nhưng không chú trọng đến việc đào tạo cán bộ về kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng, cũng như công tác giới thiệu và bán chéo sản phẩm ngân hàng
Độ tuổi trung bình của CBNV chi nhánh là 40 tuổi tương đối già so với các NHTM hiện nay. Nhiều CBNV lớn tuổi không kịp cập nhật tình hình biến động của thị trường cũng như yêu cầu của khách hàng dẫn đến việc không đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại.
Các sản phẩm tín dụng vẫn chưa ứng dụng các công nghệ hiện đại như gửi đơn vay vốn trực tuyến, tư vấn vay online,... nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn nhanh chóng và kịp thời của khách hàng.
Hệ thống công nghệ hiện tại không thể giúp người quản trị có các báo cáo về trích lập dự phòng tự động do đó dẫn đến việc chi nhánh khó kiểm soát được tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh để từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp kịp thời.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chi nhánh đã thành lập và hoạt động hơn 15 năm do đó kinh nghiệm, uy tín của chi nhánh trên địa bàn tương đối lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong công tác huy động vốn và cho vay. Bên cạnh, một số mặt được chi nhánh còn một số mặt hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng. Các hạn chế này do yếu tố môi trường bên ngoài, do bản thân chi nhánh và trên cơ sở các hạn chế này, chương 3 của luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG THEO BASEL II CỦANGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
3.1.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nhànước nước
theo Basel II
Trước xu thế tất yếu cũng như sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM Việt Nam, đặc biệt là khối NHTM Quốc doanh, chủ trương của Nhà nước đối với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng là từng bước hoàn thiện hoạt động này trên cơ sở hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, trong đó đặc biệt nhấn mạnh là Hiệp ước Basel II. Chủ trương trên tạo tiền đề cho các NHTM Việt Nam đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của Uỷ ban Basel (Basel II) về quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Chủ trương trên cũng được thể hiện trong việc NHNN ban hành một số văn bản liên quan đến công tác nâng cao chất lượng tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, như:
Quyết định 783/2005/QĐ - NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của NHTM đối với khách hàng. Các nội dung được sửa đổi quy định theo hướng trao nhiều quyền phán quyết, hoặc tạo cơ sở Pháp lý cho TCTD chủ động thực hiện theo đặc thù kinh doanh - Ví dụ: việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;
61
NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM;
Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động Ngân hàng của NHTM và quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN về việc sửa đổi quyết định 493/2005/QĐ - NHNN;
Chỉ thị số 02/2005/CT - NHNN ngày 20/4/2005 yêu cầu các NHTM tuân thủ đúng các quy định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ;
Thông tư 02/2013/TT - NHNN quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngoài ra, thông qua NHNN, định hướng nâng cao chất lượng tín dụng theo quan điểm của Nhà nước được xác định như sau:
Một là, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cần được xem là một biện pháp then chốt để phát triển thị trường tiền tệ, tín dụng một cách bền vững theo định hướng phát triển hệ thống tài chính tiền tệ của Đảng và Nhà nước.
Hai là, vấn đề về phòng ngừa và hạn chế RRTD cần được nhận thức và xử lý trên cơ sở toàn diện, nhất quán và đồng bộ.
Ba là, trong xu thế hội nhập quốc tế nhanh chóng và sâu sắc về hoạt động tiền tệ, tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở Việt Nam cần được thực hiện tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thông qua ứng dụng các chuẩn mực Hiệp ước Basel II; đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc các công nghệ, thiết chế và kinh nghiệm quốc tế phù hợp vào công tác này.
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Côngthương theo Basel II thương theo Basel II
Bốn tứ trụ ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam là Agribank, Vietinbank, Vietcombank và BIDV. So với 3 TCTD còn lại, tốc độ phát triển của Vietinbank trong thời gian gần đây nhanh chóng và vững mạnh hơn, Vietinbank đã đứng thứ 2 về vị trí quy mô tổng tài sản và nguồn vốn. Agribank ngày càng thể hiện yếu kém trong công tác quản lý cán bộ gây ra các thất thoát lớn hàng nghìn tỷ đồng cho ngân hàng, nếu Agribank không có sự thay đổi mạnh mẽ Vietinbank sẽ nhanh chóng phát triển thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam. Vietinbank xác định tầm nhìn của ngân hàng là “trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế”.
Ngân hàng xây dựng mục tiêu đến năm 2015 trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và vươn ra thị trường quốc tến cạnh việc mở rộng mạng lưới hoạt động. Hoạt động tín dụng đưa lại cho Vietinbank khoảng 90% tổng thu nhập vì vậy phát triển tín dụng là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của Vietinbank. Thật vậy, Vietinbank xác định tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường. Ngân hàng luôn tập trung đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và Vietinbank xác định mục tiêu cụ thể của tín dụng như sau:
về thị trường: Vietinbank trở thành ngân hàng có thị trường lớn, đứng trong nhóm năm ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
về tốc độ tăng trưởng: Duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của ngành đồng thời đảm bảo chất lượng nợ xấu dưới 3% và luôn đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
về đối tượng khách hàng mục tiêu: KHDN vừa và nhỏ, khách hàng dân cư và các hộ kinh doanh.
63
về sản phẩm: cung cấp danh mục các sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại hàng đầu thị trường Việt Nam một cách đa dạng với chất lượng cao.
Trước nhu cầu cấp thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế mà điển hình là Hiệp ước Basel II trong bối cảnh hội nhập, để quy trình tín dụng đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả thực sự, chủ trương của các NHTM Việt Nam là từng bước nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng mình theo các yêu cầu của Basel II và hướng tới các tiêu chí như sau:
Xây dựng và phát triển một văn hoá quản trị rủi ro tín dụng sâu rộng trên toàn hệ thống Vietinbank. Theo đó, từ HĐQT, các cấp điều hành cho tới từng cán bộ nghiệp vụ đều thực hiện thường xuyên quá trình quản trị rủi ro. Yếu tố