Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Công thương Ch

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76)

3.1.3.1. Bối cảnh chung của nền kinh tế

- về tăng trưởng kinh tế GDP

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm GDP giảm sút mạnh, năm 2008, GDP giảm từ 8,48% xuống còn 6,31% và còn ảnh hưởng rõ hơn vào năm 2009 khi GDP còn 5,32%. Năm 2010, nền kinh tế cho chút dấu hiệu phục hồi do đó GDP tăng tuy nhiên từ cuối năm 2010 đến nay nền kinh tế lại

tiếp tục gặp khó khăn vì vậy GDP liên tục sụt giảm, GDP năm 2012 chỉ còn 5,03%, 6 tháng đầu năm 2013 là 4,9%.

GDP

Nguồn: Tác giả thống kê

Biểu đồ 3.1: Diễn biến GDP từ năm 2007- 2012

Chất lượng tăng trưởng GDP của Việt Nam không cao chứng tỏ rằng tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của Việt Nam còn thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, chưa tập trung phát triển theo chiều

sâu, chưa tập trung phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao. - Lạm phát CPI

Khủng hoảng kinh tế đã làm lạm phát Việt Nam tăng cao, CPI của Việt Nam năm 2008 lên đến 23% - cao nhất trong 20 năm trở lại đây. Tuy nhiên, Chính phủ và NHNN cố gắng kiềm chế lạm phát tỷ lệ này giảm xuống còn 6,9% năm 2009. Kinh tế vẫn tiếp tục gặp khó khăn, các chính sách tiền tệ của NHNN chưa phát huy hiệu quả cao do đó lạm phát tiếp tục tăng cao năm 2010 là 9,2%, năm 2011 là 8,58%, trong năm 2012 thị trường có vẻ ổn định hơn do đó, CPI được kiểm soát ở mức 6,81%.

Lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua tăng cao do thứ nhất là lạm phát nhập khẩu, do Việt Nam có nền kinh tế mở vì vậy, các cú sốc quốc tế đặc

65

biệt là giá nhiên liệu và lương thực thực phẩm làm cho CPI của Việt Nam biến động mạnh. Thứ 2 là lạm phát chi phí đẩy, lạm phát trong nước chịu tác động của chi phí đẩy bao gồm điều chỉnh tỷ giá tăng, điều chỉnh lương, điều chỉnh một số các mặt hàng cơ bản như điện, xăng,... Thứ ba, lạm phát cầu kéo thể hiện ở tổng cầu tăng quá nhanh, tổng phương tiện thanh toán M2 luôn duy trì mức cao, tín dụng tăng trưởng nóng. Ngoài ra còn do tác động của các thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường đôla hóa, vàng hóa,... khiến một lượng vốn lớn trong xã hội không được đầu tư trực tiếp.

- Tăng trưởng xuất nhập khẩu

Nhập siêu là tình trạng diễn ra phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, khủng hoảng kinh tế biến động kéo theo hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua biến động mạnh. Năm 2008, cán cân thương mại âm 18 tỷ USD trong khi từ 2003 - 2006 mức thâm hụt này chỉ là 5 tỷ USD. Với việc kết hợp nhiều chính sách đặc biệt chính sách tỷ giá ngày càng phát huy hiệu quả đã giúp cán cân thương mại giảm thâm hụt, năm 2011 âm 9,84 tỷ USD và năm 2012 cán cân thương mại bắt đầu dương, đây là dấu hiệu mừng cho nền kinh tế Việt Nam.

■ Xuất khẩu ■ Nhập khẩu ■ Cán cân thương mại

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Như vậy, kinh tế Việt Nam trong thời gian qua biến động tương đối mạnh,

riêng năm 2012 tình hình kinh tế ổn định hơn. Tuy nhiên, năm 2013 kinh tế Việt

Nam khó khăn hơn trước do đó nếu không có các chính sách phù hợp, hiệu quả

thì kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Trong thời gian tới, kinh tế có dấu hiệu phục hồi do Chính phủ các nước và Việt Nam đang áp dụng các biện pháp để cải thiện tình hình kinh tế hiện nay. Trong đó, các giải pháp trong nước là tái cấu trúc nền kinh tế, giải phóng hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường bất động sản, thị trường chứng khoản, xử lý nợ xấu ngân hàng, quản lý chặt chẽ thị trường vàng, ngoại tệ; Nhà nước tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; Hệ thống ngân hàng bước đầu tái cấu trúc theo chủ trương của chính phủ để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả hơn; ...

3.1.3.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Công thương - Chi nhánh Vĩnh Phúc theo Basel II

Địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chịu sự tác động khó khăn chăng của nền kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, một số ngừng sản xuất; Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, chính sách hạn chế phương tiện giao thông đã tác động trực tiếp đến phát triển và tăng trưởng kinh tế của tính, tốc độ tăng trưởng đạt thấp so với kế hoạch đầu năm và chỉ bằng kế hoạch điều chỉnh 2,53% (kế hoạch ban đầu là tăng trưởng 11,5% - 12%). Tuy nhiên, các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc được triển khai mạnh mẽ, quyết tâm làm tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho triển khai các dự án lớn.

Từ tình hình trên, mục tiêu và định hướng của chi nhánh là tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, phát huy mọi nguồn lực, nâng cao năng lực quản trị điều hành, . để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ trên cơ sở phát triển an toàn - hiệu quả và bền vững. Chi nhánh chủ trương đẩy mạnh

67

tăng trưởng tín dụng, đầu tư một cách an toàn và hiệu quả:

-Tập trung nâng cao năng lực quản trị điều hành, rà soát khách hàng, rà soát khoản vay để thực hiện cơ chế tín dụng phù hợp với từng khách hàng. Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát khoản tín dụng, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, tập trung xử lý dứt điểm nợ xấu phát sinh trong năm qua để nâng cao hiệu quả hoạt động;

-Chủ động linh hoạt nắm bắt thông tin diễn biến thị trường, các văn bản chỉ đạo theo từng thời kỳ của Vietinbank, quy hoạch chương trường kinh tế của tỉnh để tăng trưởng tín dụng đúng định hướng. Ngay từ đầu năm xác định rõ quy mô tín dụng, nghiên cứu, phân tích kỹ các lĩnh vực ngành hàng, dự án để đạt quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng đề ra và có chiến lược khách hàng, chiến lược cạnh tranh phù hợp. Nâng cao công tác thẩm định, tăng trưởng công tác quản lý khách hàng, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, tuân thủ đúng quy định.

-Tích cực bằng nhiều biện pháp tiếp thị, thu hút các khách hàng tốt từ các TCTD khác về giao dịch. Đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm; Tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, quan tâm vào các đối tượng khách hàng là DNVVN, hạn chế cho vay TDTD (đặc biệt là cho vay ngoại tệ). Quan tâm đánh giá mức độ rủi ro, chấm điểm xếp hạng khách hàng để đưa ra phán quyết tín dụng đúng đắn trên cơ sản an toàn, hiệu quả

-Tiếp tục rà soát lại chính sách lãi suất tín dụng để áp dụng lãi suất vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh vừa giữ được khách hàng uy tín,

- Tăng cường hoạt động của ban xử lý nợ, hội đồng xử lý TSBĐ, hội đồng giảm miễn lãi, hội đồng xử lý rủi ro của chi nhánh để phát huy vai trò của tập thể trong xử lý thu hồi nợ có vấn đề bằng nhiều giải pháp hợp lý và hiệu quả

loại nợ, phản ánh minh bạch chất lượng nợ, phát hiện và cảnh báo sớm để có biện pháp ngăn chặn các khoản nợ gia hạn, nợ xấu phát sinh.

-Tích cực đôn đốc thu hồi nợ tồn đọng, nợ XLRR, xây dựng phương án xử lý phù hợp đối với từng tài sản đảm bảo, từng khoản nợ tồn đọng.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG THEO BASEL

II TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 3.2.1. Xác định chuẩn xác trị số rủi ro đối với các tài sản có của chi nhánh

Một là, sử dụng trọng số rủi ro tín dụng tương ứng với mỗi loại tài sản

Các tài sản có hiện nay của chi nhánh đều được áp dụng một tỷ lệ khấu trừ giá trị TSBĐ khi tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tuy nhiên, trọng số này mới chỉ được căn cứ vào mức độ rủi ro của từng nhóm tài sản mà chưa căn cứ vào mức xếp hạng của tài sản đó. Ví dụ đối với các khoản cho vay có TSBĐ (không phân biệt là khoản vay này đang được xếp hạng mức nào) thì tỷ lệ khấu trừ này là 100% trong khi cùng cho vay có TSBĐ thì khoản vay được xếp hạng AA sẽ ít rủi ro hơn với khoản vay được xếp hạng BB.

Chi nhánh nên xác định trọng số rủi ro tín dụng đối với dư nợ ngoài căn cứ vào loại khoản vay còn căn cứ vào chất lượng của khoản vay. Chất lượng của khoản vay này căn cứ vào kết quả của việc chấm điểm XHTD nội bộ.

Hai là, đánh giá rủi ro theo danh mục

Hiện tại, chi nhánh mới thực hiện đánh giá rủi ro theo từng khoản vay, hàng quý chi nhánh có lập báo cáo phân tích rủi ro tín dụng theo một số tiêu chí: loại tiền, khách hàng, kỳ hạn, ngành nghề kinh tế,... tuy nhiên, báo cáo này mới được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho ban giám đốc ra định hướng tín dụng tại chi nhánh. Hiện nay, rủi ro theo ngành nghề kinh tế được quan tâm nhiều nhất tại Việt Nam nên chi nhánh c ần đo lường rủi ro theo danh mục ngành nghề kinh tế. Chi nhánh cần thiết lập báo cáo dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh tế, để hàng tháng/hàng quý

69

để xác định tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến. Đối với tổn thất dự kiến, chi nhánh lấy nguồn vốn kinh doanh để đảm bảo an to àn khi xảy ra tổn thất này, đối với tổn thất ngoài dự kiến chi nhánh cần xác định mức độ rủi ro để tính toán mức vốn an toàn tín dụng.

3.2.2. Nâng cao chất lượng hệ thống xếp hạng tín dụng và hệ thống quảnlý

tài sản bảo đảm

Thứ nhất, hệ thống xếp hạng tín dụng: Hiện nay, hệ thống này của chi nhánh đang được áp dụng theo bộ chỉ tiêu do Vietinbank thiết kế tuy nhiên, công tác thực hiện chấm điểm chi nhánh chưa thật sự nghiêm túc. Nhiều CBTD chưa chấm điểm đúng giá trị các chỉ tiêu, lơ là và không sử dụng kết quả chấm điểm này trong quá trình quản lý khách hàng.

Hiện nay bộ chỉ tiêu của hệ thống XHTD được xây dựng trên cơ sở nhiều tiêu chí đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, tình hình quan hệ tín dụng tại các TCTD,... tuy nhiên, kết quả chấm điểm chưa bao gồm rủi ro từ TSBĐ. Bộ chỉ tiêu cần tính trọng số và mức điểm của TSBĐ vì về bản chất TSBĐ là nguồn trả nợ thứ 2 của khách hàng, nó ảnh hưởng nhiều tới rủi ro mà ngân hàng gặp phải cho một khoản vay có TSBĐ. Chỉ tiêu về TSBĐ nên căn cứ vào các giá trị: loại TSBĐ, tỷ lệ cho vay/giá trị TSBĐ, tính thanh khoản của TSBĐ, chủ sở hữu của TSBĐ,... trên cơ sở đó xác định tỷ trọng từng phần cho từng chỉ tiêu.

Ngoài ra, với các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, giá trị các chỉ tiêu giữa các ngành nghề kinh tế không khác nhau nhiều vì vậy nên thiết kế một bộ giá trị chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ căn cứ vào 4 ngành nghề kinh tế chính: ngành xây dựng, kinh doanh BĐS; ngành sản xuất công nghiệp; ngành thương mại và ngành dịch vụ.

Thứ hai, hệ thống quản lý TSBĐ: Một tổ chức tín dụng có thể giảm RRTD bằng nhận cầm cố, thế chấp khi cho vay tuy nhiên việc xác định giá trị

của các tài sản bảo đảm cũng như việc phát mại chúng khi khách hàng vỡ nợ không phải là điều đơn giản. Để làm được điều này mỗi ngân hàng cần phải xây dùng cho mình một hệ thống quản lý tài sản bảo đảm. Hệ thống này sẽ đưa ra căn cứ để xác định xác suất mất vốn do nợ; đồng thời cũng cho phép áp dụng các nghiệp vụ bù trừ giá trị tài sản bảo đảm hay nghiệp vụ chiết khấu giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp xảy ra vỡ nợ. Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của tài sản đảm bảo trong việc giảm thiểu rủi ro khoản cho vay và đã có những chuyển biến tích cực về cơ cấu dư nợ có tài sản bảo đảm như đã đề cập ở trên, song tại chi nhánh vẫn chưa có một hệ thống quản lý tài sản bảo đảm. Hệ thống này nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát toàn bộ tài sản bảo đảm, đảm bảo rằng sẽ không xảy ra rủi ro pháp lý đối với hồ sơ cũng như khả năng linh hoạt trong việc đánh giá TSBĐ.

Thứ ba, hệ thống giới hạn tín dụng: hiện tại mức GHTD ủy quyền cho chi nhánh không căn cứ vào loại khách hàng, loại TSBĐ, kỳ hạn của khoản vay,... trong khi mức ủy quyền cho giám đốc chi nhánh là 50 tỷ đồng vì vậy RRTD trong việc ủy quyền cho chi nhánh là tương đối cao. Việc ủy quyền để cấp GHTD cho khách hàng cần căn cứ vào năng lực điều hành ban giám đốc, quy mô của chi nhánh, loại khách hàng, loại TSBĐ, kỳ hạn của khoản vay,... Đặc biệt khi Vietinbank chuyển đổi mô hình, với hệ thống chi nhánh và mạng lưới khách hàng rộng lớn, nếu áp dụng mức ủy quyền dự kiến là 1 tỷ đồng cho chi nhánh sẽ làm công tác tín dụng tại trụ sở chính quá tải, dễ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh.

3.2.3. Hoàn thiện khung quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng dữ liệu thông tin tín dụng. Hạ tầng dữ liệu thông tin tín dụng khi chi nhánh áp dụng Basel II đáp ứng các tiêu chí:

Thông tin sản phẩm: Hệ thống kiến trúc dữ liệu phải đảm bảo cung cấp được thông tin về tất cả các loại sản phẩm mà ngân hàng đang áp dụng.

71

- Xây dựng dữ liệu: Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo cho việc tính toán chính xác các chỉ số xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn do vì nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ (EAD), để từ các giá trị này sẽ xác định được lỗ dự kiến (EL).

- Dữ liệu phải cung cấp được quá trình lịch sử, dữ liệu liên quan đến rủi ro,

đánh giá phân loại, xác suất vỡ nợ, khả năng mất vốn và thu hồi nợ ngoại bảng.

Hiện nay, chi nhánh vẫn chưa thực hiện đo lường RRTD trên cơ sở tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến vì vậy trước mắt chi nhánh cần nâng cao chất lượng thông tin tín dụng để đảm bảo dữ liệu đầu vào dùng phân tích tình hình tài chính, SXKD, khả năng trả nợ của khách hàng,... phù hợp với thực tế. Chi nhánh cần tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.

Các kỹ thuật hạn chế rủi ro: Hiện nay các công cụ phái sinh chưa được sử dụng nhiều trong công tác hạn chế rủi ro trên thị trường tài chính Việt Nam và ngay cả đối với các NHTM. Tại Vietinbank mới thực hiện công cụ phái sinh là quyền chọn và hợp đồng hàng hóa tương lai tuy nhiên công việc này được tập trung tại trụ sở chính, do đó các chi nhánh nói chung và chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng chưa sử dụng công cụ này. Tuy nhiên, chi nhánh cần đào tạo nguồn lực về sản phẩm này, tìm kiếm khách hàng để có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của mình.

3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện chiến lược, chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w