Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thươn g chi nhánhVĩnh Phúc theo

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 68)

Phúc theo Basel II

2.2.2.1. Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương - chi nhánh Vĩnh Phúc theo chỉ tiêu định tính

Uy tín của ngân hàng: chi nhánh được thành lập từ năm 1997 như vậy, chi nhánh đã có 18 năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Vĩnh Phúc. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tín dụng, nguồn vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua tăng mạnh điều này chứng tỏ chi nhánh ngày càng có uy tín với khách hàng. Bên cạnh đó, Vietinbank đã xây dựng được thương hiệu chung trên toàn quốc là ngân hàng lớn có uy tín vì vậy uy tín của chi nhánh ngày càng được củng cố và mở rộng.

Quy trình cấp tín dụng theo ISO: Việc cấp tín dụng và quy trình thực hiện

cấp tín dụng tại chi nhánh được thực hiện theo ISO. Hàng năm, ISO qua chi nhánh kiểm tra việc lưu hồ sơ, cấp tín dụng cho khách hàng và quy trình thực

hiện cấp cấp tín dụng để đánh giá chất lượng các nội dung này theo ISO. Quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh tuân thủ theo ISO tuy nhiên, quy trình này còn chồng chéo, thường xuyên thay đổi do đó việc cập nhật văn bản cho cán bộ tương đối khó khăn.

Quy trình tín dụng tại chi nhánh hiện tại như sau:

Bước 1: Phòng KHDN/KHCN tiếp thị và tiếp nhận nhu cầu khách hàng, thực hiện thẩm định khoản vay, lập tờ trình đề xuất gửi hồ sơ qua icdoc cho phòng quản lý rủi ro

Bước 2: Phòng quản lý rủi ro thực hiện thẩm định chi tiết khoản vay trình ban lãnh đạo chi nhánh đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh hoặc trình trụ sở chính đối với hồ sơ thuộc phê duyệt của trụ sở chính qua icdoc

Bước 3: Phòng KHDN/KHCN hoàn thiện các thủ tục liên quan, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm. Rà soát các điều kiện phê duyệt để thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Bước 4: Thực hiện giải ngân cho khách hàng. Hồ sơ giải ngân trình trực tiếp ban lãnh đạo không qua phòng quản lý rủi ro.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá khách hàng và khoản vay. Việc kiểm tra khách hàng, TSBĐ được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất; Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay được kiểm tra sau giải ngân. Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu rủi ro, phòng KHDN/KHCN báo cáo ban lãnh đạo chi nhánh để tìm phương thức xử lý nhằm giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh.

Sự đa dạng hóa và tiện ích của sản phẩm:

Đối với KHDN, chi nhánh cung ứng các sản phẩm tín dụng: - Cho vay doanh nghiệp;

- Cho vay doanh nghiệp vệ tinh; - Cho vay vốn lưu động;

50

- Cho vay kinh doanh lúa gạo;

- Cấp tín dụng đảm bảo bằng hàng hóa đối với DN vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh phân bón;

- Cho vay ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đối với KHCN/hộ, chi nhánh cung ứng đa dạng các sản phẩm tín dụng:

- Cho vay tiêu dùng: cho vay tiêu dùng thông thường, cho vay cầm cố GTCG;

- Cho vay mua ô - tô: cho vay mua ô - tô để phục vụ tiêu dùng, cho vay ô - tô để kinh doanh, cho vay mua ô - tô Trường Hải;

- Cho vay mua BĐS: cho vay mua nhà dự án, cho vay mua nhà dự án do Vietinbank tài trợ vốn, cho vay mua nhà ở/đất để ở, cho vay xây dựng sửa chữa nhà để ở, cho vay đầu tư nhà vừa để ở vừa để kinh doanh;

- Cho vay du học, xuất khẩu lao động: cho vay du học, cấp tín dụng du học nước ngoài trọn gói, cho vay du học trong nước trọn gói, cho vay người Việt Nam làm việc ở nước ngoài, cho vay để chứng minh tài chính du học/chữa bệnh nước ngoài;

- Cho vay kinh doanh: cho vay sản xuất, kinh doanh thông thường, cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ, cho vay cửa hàng cửa hiệu, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn;

- Cho vay khác: cho vay chiết khấu GTCG, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán;

- Thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế.

Với danh mục sản phẩm trên chi nhánh đáp ứng được hầu hết nhu cầu tín dụng của khách hàng. So với các sản phẩm tín dụng ngân hàng khác, chi nhánh có các gói sản phẩm tín dụng mới như là cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ, cho vay cửa hàng cửa hiệu, cho vay mua ô - tô Trường Hải, cho vay du học trong nước trọn gói, cho vay đầu tư nhà vừa để ở vừa để

kinh doanh, cho vay doanh nghiệp vệ tinh, cho vay ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ,... Tuy nhiên, chi nhánh vẫn hạn chế sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên từ cuối năm 2011. Cuối năm 2011 có t ình trạng CBNV ngân hàng vay vốn ưu đãi để cho vay lại trên thị trường đen dẫn đến nhiều khoản vay CBNV bị quá hạn và ngân hàng không kiểm soát được mục đích vay vốn vì vậy trụ sở chính đã dừng sản phẩm cho vay CBNV. Hiện tại, tình trạng trên đã giảm mạnh nhưng chi nhánh vẫn chưa mở gói sản phẩm này do đó ngân hàng đánh mất một thị trường tiềm năng đồng thời không gia tăng được chế độ ưu đãi cho CBNV. Ngoài ra, Vietinbank nói chung và chi nhánh nói riêng chưa có các sản phẩm riêng đặc thù áp dụng cho hộ kinh doanh, khách hàng doanh nghiệp.

Giá của các sản phẩm tín dụng: so với các NHTM ngoài quốc doanh thì lãi suất khoản vay của khách hàng tại Vietinbank - CN Vĩnh Phúc thấp hơn nhiều, ví dụ thời kỳ lãi suất NHTM áp dụng 18% - 19% thì lãi suất chi nhánh áp dụng chỉ dao động trong mức 15% - 16%. Một phần do chi nhánh có ưu thế trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên, chi nhánh là một trong các ngân hàng trên địa bàn thu nhiều các loại phí khác nhau. Xét trên tổng thể, lãi suất vay vốn của chi nhánh ưu đãi so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn tuy nhiên biểu phí áp dụng dịch vụ khác tương đối nhiều loại và quy định mức giá tương đối cao.

Đóng góp vào quỹ phúc lợi xã hội và tăng trưởng: chi nhánh tham gia nhiều vào cá chương trình ủng hộ phúc lợi xã hội như đóng góp vào quỹ từ thiện xã hội, quỹ tình nghĩa ngân hàng, tài trợ thông qua các chương trình nghệ thuật,. do đó thương hiệu của chi nhánh ngày càng được mở rộng

2.2.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương - chi nhánh Vĩnh Phúc theo chỉ tiêu định lượng

14%

■ Cho vay cá nhân/hộ

14% ■ Cho vay công nghiệpchế biến 52% ■ Cho vay thương mại,

dịch vụ

52

dư nợ do đó dù dư nợ năm 2012 của chi nhánh đạt 2.952 tỷ đồng thì doanh số cho vay đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Doanh số cho vay của chi nhánh tăng mạnh năm 2011, tăng từ 8.000 tỷ đồng lên hơn 11.000 tỷ đồng do trong thời gian này,

chi nhánh chủ trương tăng trưởng tín dụng. Năm 2012, rủi ro tín dụng gia tăng do đó chi nhánh thận trọng hơn trong việc phát triển quy mô tín dụng. 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay chi nhánh đạt 60% doanh số cho vay cả năm 2012 (66.000 tỷ đồng) điều này chứng tỏ chi nhánh có khả năng thúc đẩy hoạt động cho vay phát triển.

Dư nợ và kết cấu dư nợ: Năm 2011, dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng mạnh (33%) điều này chứng tỏ chi nhánh có chính sách thu hút khách hàng tương đối tốt. Tuy nhiên, năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh không cao chủ yếu do chi nhánh cẩn trọng trong việc tăng trưởng tín dụng. Với chủ trương hạn chế rủi ro, chi nhánh duy trì cơ cấu dư nợ ngắn hạn/dư nợ TDH theo tỷ lệ 80/20. Trong 6 tháng đầu năm 2013, cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của chi nhánh không đổi so với năm 2012.

Như vậy, chi nhánh có mức dư nợ ngắn hạn tương đối cao giúp rủi ro chi nhánh gặp phải sẽ được giảm thiểu tuy nhiên khả năng sinh lời/dư nợ vay của chi nhánh sẽ thấp hơn khi tăng tỷ lệ cho vay TDH. Chi nhánh chủ yếu cho vay có TSBĐ đảm bảo chi nhánh có nguồn thu thứ 2 sau khi nguồn trả nợ thứ nhất gặp rủi ro, tỷ lệ cho vay có TSBĐ của chi nhánh lên đến 96%. Chi nhánh duy trì cơ cấu cho vay KHCN/KHDN là 50/50, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực chất thì dù kinh tế khó khăn thì hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng quá nhiều do đó chi nhánh nên hướng tới mục tiêu cho vay KHDN nhiều hơn.

(Nguồn Vietinbank - CN Vĩnh Phúc)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ theo lĩnh vực 30/6/2013 của Vietinbank - CN Vĩnh Phúc

Vòng quay vốn tín dụng'. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của khách hàng thường được duy trì theo tỷ lệ 80% dư nợ ngắn hạn và 20% dư nợ TDH. Các khoản vay ngắn hạn chi nhánh thường cho vay kỳ hạn từ 3 - 9 tháng trong đó chủ yếu cho vay kỳ hạn 6 tháng. Các khoản vay TDH chi nhánh thường cho vay 3 - 5 năm nên vòng quay vốn tín dụng trung bình của chi nhánh năm 2012 là 1,65 vòng/năm. Như vậy, tốc độ quay vòng vốn tín dụng của chi nhánh tương đối tốt.

Hiệu suất sử dụng vốn: Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn lớn hơn 1 điều này chứng tỏ chi nhánh cho vay nhiều hơn doanh số

huy động vào, như vậy chi nhánh phải dùng các nguồn vốn khác để đảm bảo hoạt động cho vay tại chi nhánh. Việc duy trì tỷ lệ này dài làm chi nhánh đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản, do đó chi nhánh cần xem xét quy mô cho vay

và quy vốn nguồn vốn huy động để đảm bảo hiệu suất sử dụng vốn cao và hạn chế rủi ro thanh khoản.

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng: Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 99% tổng thu nhập toàn chi nhánh, điều này chứng tỏ hoạt động của

chi nhánh phụ thuộc hoàn toàn và hoạt động tín dụng. Trong khi lợi nhuận của chi nhánh liên tục tăng, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng tạo ra nhiều thu nhập.

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn Vietinbank - CN Vĩnh Phúc)

Biểu đồ 2.3: LNST của Vietinbank - CN Vĩnh Phúc

Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ xấu: Trước năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chưa đến 0,05% điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của chi nhánh trong thời gian này là rất tốt. Sang năm 2011, kinh tế khó khăn tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trở thành vấn đề nóng trong xã hội, nhiều TCTD tỷ lệ nợ

quá hạn lên 9% trong khi tỷ lệ này ở chi nhánh là 1,52% và trong đó tỷ lệ nợ xấu chỉ là 0,79%. Năm 2012, chi nhánh tăng cường rà soát thu hồi nợ có vấn để vì vậy nợ quá hạn của chi nhánh giảm xuống 0,98%. 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ của chi nhánh tăng 10% song nợ quá hạn, nợ xấu không tăng trưởng so với năm 2012 mà chi nhánh còn giảm được 4 tỷ đồng nợ quá hạn. Tóm lại, chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh được đảm bảo.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: để đảm bảo khả năng chống đỡ khi rủi ro xảy ra và mục tiêu lợi nhuận của chi nhánh theo yêu cầu của trụ sở chính, chi

55

nhánh thực hiện trích lập dự phòng theo quy định chung của NHNN và Vietinbank, mức trích lập dự phòng bằng yêu cầu bắt buộc chi nhánh thực hiện. Số tiền chi nhánh trích lập dự phòng rủi ro năm 2012 là 19,25 tỷ đồng.

Tỷ lệ mất vốn: Từ năm 2012, chi nhánh mới bắt đầu có nợ nhóm 5 với số tiền 23 triệu đồng/tổng dư nợ là 2.952.000 triệu đồng, điều này chứng tỏ tỷ lệ mất vốn của chi nhánh là rất thấp.

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 68)

w