Tại Việt Nam, chất lượng thông tin là yếu tố quan trọng nhất trong việc thẩm định vì thông tin tại Việt Nam nhiều chiều và không đồng nhất. Để khai thác sử dụng thông tin hiệu quả nhằm áp dụng các phương pháp tính toán, đo lường rủi ro của Hiệp ước Basel II cũng như dần đáp ứng các yêu cầu của Hiệp
ước này về nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cần thực hiện có hiệu quả các khâu sau đây:
Thu thập thông tin về khách hàng: Trong hoạt động tín dụng, nhiệm vụ này đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin khách hàng thường thông qua các báo cáo của khách hàng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm thông tin tín dụng và phòng ngừa RRTD của NHNN (CIC), Trung tâm thông tin của NHTM (TPR), từ phản ánh của cán bộ, công nhân viên...
-Thu thập thông tin về thị trường: Khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng, bên cạnh việc khai thác thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩm khách hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo...
-Phân tích xử lý thông tin: Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, bộ phận tín dụng phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ của vốn vay. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.