Nâng cao chất lượng hệ thống xếp hạng tín dụng và hệ thống quản lý tài sản

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 83)

tài sản bảo đảm

Thứ nhất, hệ thống xếp hạng tín dụng: Hiện nay, hệ thống này của chi nhánh đang được áp dụng theo bộ chỉ tiêu do Vietinbank thiết kế tuy nhiên, công tác thực hiện chấm điểm chi nhánh chưa thật sự nghiêm túc. Nhiều CBTD chưa chấm điểm đúng giá trị các chỉ tiêu, lơ là và không sử dụng kết quả chấm điểm này trong quá trình quản lý khách hàng.

Hiện nay bộ chỉ tiêu của hệ thống XHTD được xây dựng trên cơ sở nhiều tiêu chí đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, tình hình quan hệ tín dụng tại các TCTD,... tuy nhiên, kết quả chấm điểm chưa bao gồm rủi ro từ TSBĐ. Bộ chỉ tiêu cần tính trọng số và mức điểm của TSBĐ vì về bản chất TSBĐ là nguồn trả nợ thứ 2 của khách hàng, nó ảnh hưởng nhiều tới rủi ro mà ngân hàng gặp phải cho một khoản vay có TSBĐ. Chỉ tiêu về TSBĐ nên căn cứ vào các giá trị: loại TSBĐ, tỷ lệ cho vay/giá trị TSBĐ, tính thanh khoản của TSBĐ, chủ sở hữu của TSBĐ,... trên cơ sở đó xác định tỷ trọng từng phần cho từng chỉ tiêu.

Ngoài ra, với các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, giá trị các chỉ tiêu giữa các ngành nghề kinh tế không khác nhau nhiều vì vậy nên thiết kế một bộ giá trị chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ căn cứ vào 4 ngành nghề kinh tế chính: ngành xây dựng, kinh doanh BĐS; ngành sản xuất công nghiệp; ngành thương mại và ngành dịch vụ.

Thứ hai, hệ thống quản lý TSBĐ: Một tổ chức tín dụng có thể giảm RRTD bằng nhận cầm cố, thế chấp khi cho vay tuy nhiên việc xác định giá trị

của các tài sản bảo đảm cũng như việc phát mại chúng khi khách hàng vỡ nợ không phải là điều đơn giản. Để làm được điều này mỗi ngân hàng cần phải xây dùng cho mình một hệ thống quản lý tài sản bảo đảm. Hệ thống này sẽ đưa ra căn cứ để xác định xác suất mất vốn do nợ; đồng thời cũng cho phép áp dụng các nghiệp vụ bù trừ giá trị tài sản bảo đảm hay nghiệp vụ chiết khấu giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp xảy ra vỡ nợ. Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của tài sản đảm bảo trong việc giảm thiểu rủi ro khoản cho vay và đã có những chuyển biến tích cực về cơ cấu dư nợ có tài sản bảo đảm như đã đề cập ở trên, song tại chi nhánh vẫn chưa có một hệ thống quản lý tài sản bảo đảm. Hệ thống này nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát toàn bộ tài sản bảo đảm, đảm bảo rằng sẽ không xảy ra rủi ro pháp lý đối với hồ sơ cũng như khả năng linh hoạt trong việc đánh giá TSBĐ.

Thứ ba, hệ thống giới hạn tín dụng: hiện tại mức GHTD ủy quyền cho chi nhánh không căn cứ vào loại khách hàng, loại TSBĐ, kỳ hạn của khoản vay,... trong khi mức ủy quyền cho giám đốc chi nhánh là 50 tỷ đồng vì vậy RRTD trong việc ủy quyền cho chi nhánh là tương đối cao. Việc ủy quyền để cấp GHTD cho khách hàng cần căn cứ vào năng lực điều hành ban giám đốc, quy mô của chi nhánh, loại khách hàng, loại TSBĐ, kỳ hạn của khoản vay,... Đặc biệt khi Vietinbank chuyển đổi mô hình, với hệ thống chi nhánh và mạng lưới khách hàng rộng lớn, nếu áp dụng mức ủy quyền dự kiến là 1 tỷ đồng cho chi nhánh sẽ làm công tác tín dụng tại trụ sở chính quá tải, dễ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w