Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 69 - 73)

2.3.2.1. Hạn chế

Ngoài hạn chế trong việc phân loại tài sản có rủi ro và việc áp dụng hệ thống XHTD như đề cập tại mục trên, thì công tác tín dụng của chi nhánh còn có một số hạn chế:

Thứ nhất, việc xác định mức độ rủi ro hiện tại mới chỉ căn cứ vào số ngày quá hạn thực tế của khách hàng, chưa dựa nhiều vào kết quả phân tích và đánh giá về khách hàng. Hiện nay, trong hệ thống NHTM Việt Nam có Vietcombank, BIDV phân loại nợ dựa vào kết quả phân tích và đánh giá khách hàng hàng quý trên hệ thống XHTD nội bộ.

Thứ hai, chi nhánh chưa xây dựng được hệ thống quản lý TSBĐ để chiết xuất số liệu theo từng loại TSBĐ và xác định mức độ rủi ro, xác suất mất vốn cho từng loại TSBĐ. Hiện nay, việc quản lý TSBĐ trên phần mềm được thực hiện qua hệ thống Incas tuy nhiên, việc chiết xuất số liệu từ hệ thống này tương

đối mất thời gian và chi nhánh chưa chiết xuất số liệu theo tiêu chỉ này để quản

trị rủi ro.

Thứ ba, số tiền trích lập dự phòng mới tính mức tối thiểu theo quy định của NHNN và Vietinbank, ngoài ra, việc tính toán này vẫn còn được thực hiện thủ công. Chi nhánh chưa dự phòng rủi ro theo phương pháp xác định mức tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến.

Thứ tư, tiêu chí để lựa chọn các KHDN vừa và nhỏ có thể được hưỡng hỗ trợ lãi suất chưa phù hợp. Hiện nay các tiêu chí để xác định sức khỏe tài

57

chính của khách hàng có đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng nhằm nhận lãi suất hỗ trợ chỉ quy định một giá trị duy nhất đối với từng chỉ tiêu ví dụ chỉ tiêu khả năng thanh toán > 1%, ROE> 20%,... mà các chỉ tiêu này chưa được phân theo ngành nghề kinh tế, quy mô khách hàng là vừa hay nhỏ hay siêu nhỏ dẫn đến việc sàng lọc khách hàng chưa chính xác.

Thứ năm, chưa có sản phẩm tín dụng riêng dùng cho các hộ kinh doanh trong khi đối tượng khách hàng này trên địa bàn Vĩnh Phúc tương đối nhiều. Các sản phẩm của chi nhánh cần phân biệt rõ đối tượng KHCN vay kinh doanh và hộ kinh doanh.

Thứ sáu, chi nhánh duy trì tỷ lệ cho vay KHDN tương đối thấp (khoảng 50%) trong khi Vĩnh Phúc có nhiều khu công nghiệp, các KHDN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay không bị ảnh hưởng nhiều từ khủng hoảng kinh tế.

Thứ bảy, chi nhánh thực hiện cho vay nhiều hơn doanh số huy động, cơ cấu này sẽ làm chi nhánh dễ rơi vào tình trạng mất tính thanh khoản.

Thứ tám, mức thu nhập của chi nhánh đến 99% là từ hoạt động tín dụng trong khi hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro, chi nhánh cần tăng cường các hoạt động thu phí dịch vụ khác để đa dạng hóa nguồn thu nhập.

2.3.2.2. Nguyên nhân các hạn chế Yếu tố bên ngoài

Hoạt động tín dụng của chi nhánh chịu ảnh hưởng từ khó khăn chung từ nền kinh tế. Năm 2011, 2012, thị trường thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng ngừng hoạt động hoặc phá sản.

Chịu ảnh hưởng từ chính sách của chính phủ, nhà nước: chính sách của chính phủ, nhà nước là khuyến khích hay không khuyến khích sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự tồn tại và phát triển của nhóm khách hàng đó. Nếu chính sách hạn chế thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó gia tăng khó khăn từ đó

dẫn đến việc khách hàng gia tăng khả năng không trả được nợ. Thật vậy, với chính sách các đối tượng tham gia giao thông phải đi xe chính chủ đã làm nhiều khách hàng kinh doanh xe cũ gặp khó khăn đặc biệt là kinh doanh xe máy cũ.

Chịu ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên, vì yếu tố tự nhiên như dịch bệnh, hạn hán,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cung và cầu của sản phẩm từ đó dẫn điến việc thút đẩy hoặc làm giảm khả năng phát triển của khách hàng, nếu làm giảm khả năng phát triển thì tỷ lệ nợ quá hạn tiềm tàng của chi nhánh sẽ gia tăng. Tuy nhiên, các khách hàng của chi nhánh ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.

Chịu ảnh hưởng từ yếu tố xã hội: với đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam quen sử dụng tiền mặt, thanh toán bằng tiền mặt do đó ngân hàng khó có thể kiểm soát mục đích vay vốn của khách hàng dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Yếu tố bên trong

Mô hình cấp tín dụng, quản lý tín dụng chưa phù hợp với thực tế, cán bộ tín dụng người thực hiện nhiều công việc, chưa có bộ phận hỗ trợ tín dụng cho cán bộ tín dụng tại các phòng giao dịch.

Việc xác định mức có thẩ m quyền phê duyệt tín dụng mới chỉ dựa trên cơ sở số tiền mà chưa dựa trên các tiêu chí rủi ro khác như: vay món hay hạn mức, vay có TSBĐ hay không có TSBĐ, cho vay KHCN hay KHDN, cho vay ngắn hạn hay trung dài hạn.

Chi nhánh chưa xây dựng danh mục hồ sơ tối thiểu cụ thể với từng nhóm đối tượng KHDN do đó việc yêu cầu hồ sơ đối với KHDN quy mô vừa và nhỏ tương đối phức tạp. Do các KHDN có quy mô vừa và nhỏ việc quản lý tài chính ít khi đầy đủ, rõ ràng như các KHDN có quy mô lớn vì vậy cần phải có yêu cầu danh mục hồ sơ tối thiểu đối với nhóm khách hàng này nhằm đảm

59

bảo đầy đủ thông tin cho ngân hàng thẩm định đồng thời không gây phức tạp cho khách hàng.

Chi nhánh có quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhưng chất lượng và nội dung đào tạo chưa thực sự tốt. Chi nhánh chỉ chú trọng đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, triển khai sản phẩm mới nhưng không chú trọng đến việc đào tạo cán bộ về kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng, cũng như công tác giới thiệu và bán chéo sản phẩm ngân hàng

Độ tuổi trung bình của CBNV chi nhánh là 40 tuổi tương đối già so với các NHTM hiện nay. Nhiều CBNV lớn tuổi không kịp cập nhật tình hình biến động của thị trường cũng như yêu cầu của khách hàng dẫn đến việc không đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại.

Các sản phẩm tín dụng vẫn chưa ứng dụng các công nghệ hiện đại như gửi đơn vay vốn trực tuyến, tư vấn vay online,... nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn nhanh chóng và kịp thời của khách hàng.

Hệ thống công nghệ hiện tại không thể giúp người quản trị có các báo cáo về trích lập dự phòng tự động do đó dẫn đến việc chi nhánh khó kiểm soát được tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh để từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chi nhánh đã thành lập và hoạt động hơn 15 năm do đó kinh nghiệm, uy tín của chi nhánh trên địa bàn tương đối lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong công tác huy động vốn và cho vay. Bên cạnh, một số mặt được chi nhánh còn một số mặt hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng. Các hạn chế này do yếu tố môi trường bên ngoài, do bản thân chi nhánh và trên cơ sở các hạn chế này, chương 3 của luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG THEO BASEL II CỦANGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu 0864 nâng cao chất lượng tín dụng theo basel II tại NHTM CP công thương chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 69 - 73)

w