Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu 0863 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

6. Kết cấu luận văn

1.4.1. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào 6 yếu tố ảnh hưởng vở mục 1.3.1, tác giả hình thành nên mô hình phân tích các yếu tố tác động đến công tác hạn chế và xử lý nợ xấu tại BIDV - Chi nhánh Gia Lâm như sau:

Y = βo + β1 X1+ β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + β6 X6 + e

Trong đó,

Y là biến phụ thuộc: CLTD KHDN tại BIDV Gia Lâm;

X là các biến độc lập gồm:

X1 (biến Chính sách tín dụng);

X2 (biến Quy trình tín dụng);

X3 (biến Năng lực quảntrị, kiểm soát nội bộ);

X4 (biến Công nghệ ngân hàng, thông tin tín dụng);

X5 (biến Công tác tổ chức);

X6 (biến Cán bộ tín dụng);

e là Sai số thống kê.

* Xây dựng mô hình:

Dựa vào tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD tại BIDV Gia Lâm, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

---

2 Quy trình tín dụng KHDN QTTD 3 Năng lực quản trị, kiểm soát nội bộ NLQT 4 Công nghệ ngân hàng, thông tin tín dụng CNNH

5 Công tác tổ chức CTTC

6 Cán bộ tín dụng CBTD

Mô hình nghiên cứu đề xuất Bảng 1.1: Mã hóa các yếu tố

Trong nghiên cứu này tác giả dùng thang đo thứ bậc để đo lường các yếu tố tác động đến tình hình tín dụng KHDN tại BIDV - Chi nhánh Gia Lâm. Loại thang đo này là cơ sở quan trọng để phân bổ toàn bộ số đơn vị được điều tra thành các nhóm có thứ bậc khác nhau đối với tiêu thức nghiên cứu. Tuy nhiên, do chưa có tiêu chuẩn đo lường cụ thể (biểu hiện bằng đơn vị đo), nên chưa thể xác định khoảng cách cụ thể hay mực độ hơn kém cụ thể giữa các đơn vị nghiên cứu. Trong nghiên cứu, tác giả chia thang đo thành 5 thứ bậc.

Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý/ Rất cao Bậc 4: Đồng ý/ Cao

Bậc 3: Không ý kiến/ Bình thường Bậc 2: Không đồng ý/ Thấp

Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý/ Rất thấp

1.4.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời

trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Nội dung bảng hỏi và các thang đo biến nghiên cứu:

Phần 1: Thông tin cá nhân: Tên tuổi (không bắt buộc), địa chỉ, chức vụ, độ tuổi, bằng cấp, email, số điện thoại...

Phân 2: Thang đo khảo sát điều tra của 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Gia Lâm (Sử dụng thang đo 5 bậc để đánh giá).

- Đối với đề tài này, tác giả xác định phương pháp phỏng vấn trực tiếp, các đối tượng sẽ tự trả lời thông qua các phiếu câu hỏi

- Nội dung câu hỏi được phác thảo dựa vào các công trình nghiên cứu trước đó mà tác giả đã nêu ở phần trên và tương ứng với từng phần nội dung cần nghiên cứu

- Chọn dạng cho câu hỏi: Có khá nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi; tuy nhiên ở đề tài này tác giả cho câu hỏi dạng thang đo thứ tự với 5 mức thứ tự và người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và tích vào ô có thứ tự họ cho là phù hợp với quan điểm của mình.

1.4.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu

1.4.3.1. Triển khai thu thập dữ liệu

Trên cơ sở tiến hành phỏng vấn điều tra 110 mẫu là tất cả cán bộ các phòng ban trong Chi nhánh. Trong đó, bao gồm 03 mẫu là cấp Lãnh đạo (bao gồm giám đốc chi nhánh, phó giám đốc); 18 mẫu là cấp lãnh đạo phòng (trưởng phòng và phó phòng) và 89 mẫu là cấp cán bộ (kiểm soát, chuyên viên, nhân viên). Cụ thể như sau:

Bước 1: Sử dụng phần mềm word 2010 để thiết kế bảng câu hỏi và in ấn các bản câu hỏi.

Bước 2: Tới tận từng phòng ban gửi bản hỏi cho cán bộ nhân viên chi nhánh đồng thời có giải thích rõ ràng cách trả lời trong tài liệu gửi kèm; với các trường hợp ở xa sẽ gửi đính kèm qua email.

Bước 3: Nhận lại các phiếu hỏi đã được trả lời; đối với các trường hợp chưa rõ ràng về các ý nghĩa kết quả trả lời; tác giả sẽ tiến hành gặp trực tiếp để xin ý kiến.

1.4.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

Sau khi bảng hỏi đã được hoàn thiện, bảng hỏi này được thiết kế theo thang đo 5 bậc, với mục đích nhằm lượng hóa sự đánh giá về chất lượng tín dụng KHDN tại BIDV - Chi nhánh Gia Lâm. Để tiến hành phân tích hồi qui một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:

n ≥ 8m +50.

Trong đó, n là cở mẫu; m số biến độc lập.

Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 110. Phương pháp chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp thuận tiện, ngẫu nhiên và đảm bảo tương đối theo đúng yêu cầu cho mục tiêu nghiên cứu. Các biến được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm thay đổi từ “1= Rất không đồng ý” đến “5= Rất đồng ý” và được thay đổi để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu này được thực hiện tại tại BIDV - Chi nhánh Gia Lâm bằng phương pháp định lượng thông kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp Lãnh đạo và nhân viên với Bảng câu hỏi chi tiết.

Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu của tác giả được thu thập từ 02 nguồn dữ liệu chính: Nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu thứ cấp: để phân tích chất lượng tín dụng doanh nghiệp là các dữ liệu từ báo cáo KQKD của ngân hàng, báo cáo danh mục cho vay của ngân hàng.

Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng BIDV bao gồm:

- Thu nhập lãi suất là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng TSCĐ và các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này.Tất cả thu nhập lãi suất trừ đi phần chi phí liên quan là phần chịu thuế, với sự ngoại trừ thu nhập lãi suất của chứng khoán miễn trừ thuế.

- Thu phí dịch vụ, hoa hồng bao gồm các khoản thu nhập do những dịch vụ khác nhau của ngân hàng như nhận sự ủy thác của khách hàng, mở L/C cho khách hàng, bảo lãnh tín dụng, lệ phí cấp tín dụng . . .

- Thu nhập ngoài lãi suất khác bao gồm thu nhập ròng từ bộ phận hoạt động kinh doanh, từ cho thuê tài chính trực tiếp . . .

- Chi phí lãi suất là khoản chi phí trả cho các khoản ký gởi, các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác . . . trên từng loại nợ phải trả cụ thể. Chi phí lãi suất là loại chi phí được trừ ra khi xác định thuế thu nhập của ngân hàng.

- Dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản tiền trích từ thu nhập để hình thành một khoản dự trữ bù đắp cho khoản tổn thất tín dụng có thể phát sinh. Theo qui định dự phòng tổn thất tín dung là một khoản chi phí ngòai lãi suất, làm giảm lợi nhuận của NH, giảm tài sản trên bảng Cân đối kế tóan.. Về quản trị dựa trên kiến thức và sự nhận biết về chất lượng của các khoản tín dụng có thể dự phòng ít hơn hay nhiều hơn mức qui định và tin tưởng rằng sẽ đủ bù đắp cho các khoản tổn thất tín dụng có thể xảy ra.

- Tiền lương và các khoản thu nhập của công nhân viên thể hiện toàn bộ các khoản bù đắp đã chi cho tất cả công nhân viên trong ngân hàng. Khoản bù đắp này không chỉ bao gồm tiền lương mà còn bao gồm các khoản chi có tính chất xã hội, cho sức khỏe của nhân viên . . .

- Chi phí hoạt động bao gồm khoản khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mướn văn phòng máy móc, và thuế trên máy móc thiết bị.

- Chi phí khác là loại chi phí chung cho chi phí hoạt động còn lại của ngân hàng. Khoản này thường bao gồm các khoản chi phí như quảng cáo, bảo hiểm, chi phí giám đốc, bưu phí . . .

- Thu nhập trước thuế là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập hoạt động và tổng chi phí.

- Thu nhập ròng là khoản thu nhập trước thuế trừ đi khoản thuế thu nhập phải nộp cho ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương của năm đó.

Báo cáo danh mục cho vay của ngân hàng BIDV

Báo cáo danh mục cho vay của ngân hàng là một tập hợp các loại cho vay thuộc sở hữu của ngân hàng, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, được cơ cấu theo một tỷ lệ nhất định, phục vụ cho các mục đích quản trị của ngân hàng. Báo cáo danh mục cho vay bao gồm các chỉ tiêu: danh mục cho vay theo thời hạn, cho vay theo thành phần kinh tế, cho vay theo đối tượng khách hàng, tiền tệ và lĩnh vực đầu tư.

Dữ liệu sơ cấp: thu thập từ các bộ phận: quản trị rủi ro, phòng kiểm soát nội bộ, các chi nhánh (PGD) nơi trực tiếp làm tín dụng như giám đốc đơn vị, lãnh đạo mảng, trưởng nhóm...Nội dung thu thập chủ yếu là các thông tin cá nhân, các tài liệu nghiệp vụ chuyên môn, phỏng vấn quan điểm đối với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHDN tại BIDV - Chi nhánh Gia Lâm.

1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

1.4.4.1. Xử lý dữ liệu thứ cấp

Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp của BIDV - Chi nhánh Gia Lâm, tác giả tiến hành xử lý dữ liệu như sau: chọn những số liệu cần thiết liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng KHDN, tiến hành tính toán các chỉ tiêu theo công thức đã nêu, so sánh kết quả qua các năm để phân tích tình hình biến

động trong công tác tín dụng của ngân hàng qua các năm, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng KHDN tại ngân hàng.

1.4.4.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp

* Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Để kiểm định độ tin cậy của thang đo tác giả đã tính toán hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng thể. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được.

* Phân tích hồi quy tuyến tính và kiếm định giả thiết

Xây dựng phương trình hồi quy

Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lý chạy hồi quy tuyến tính bằng phương pháp Enter.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Để đảm bảo mô sự tin cậy của mô hình xây dựng, tác giả tiến hành kiểm định sự thỏa mãn của các giả thuyết của phương pháp Enter. Bao gồm:

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình: Đa cộng tuyến là một hiện tượngtrong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin giống nhau và rất khó tách ảnh hưởng của từng biến một. Đối với hiện tượng đa cộng tuyến, độ sai lệch cho phép (tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) khi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 2 nghĩa là các biến độc lập không có tương quan tuyến tính với nhau.

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Phương sai thay đổi là hiện tượng phương sai của các số hạng này không giống nhau. Khi phương sai của các sai số thay đổi thì các ước lượng của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định t và F không còn đáng tin cậy. Neu độ lớn của phần dư chuẩn hóa tăng hoặc giảm theo giá trị dự đoán thì có khả năng giả thuyết phương sai không đổi bị vi phạm.

Sau khi kiểm tra kết quả cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm thì có thể kết luận ước lượng các hệ số hồi quy là không thiên lệch, nhất quán và hiệu quả. Các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin cậy. Dựa vào mô hình đã lựa chọn, tác giả tiến hành chạy SPSS để tìm ra biến thật sự tác động đến chất lượng tín dụng KHDN và tìm ra mô hình phù hợp nhất. Tác giả sẽ phân tích cụ thể mô hình nghiên cứu trong chương 2 để có thể đưa ra các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng KHDN tại BIDV - Chi nhánh Gia Lâm một cách gần với thực tế nhất.

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được tiến hành kiểm định thông qua dữ liệu nghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng. Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị p-value (Sig.) tương ứng. Để xem xét sự phù hợp dữ liệu và sự phù hợp của mô hình ta sử dụng hệ số R-square, thống kê t và thống kê F để kiểm định. Để đánh giá sự quan trọng của các nhân tố ta xem xét hệ số Beta tương ứng trong phương trình hồi quy bội được xây dựng từ dữ liệu nghiên cứu.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHDN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH GIA LÂM 2.1. Khái quát về NHTMCP ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Gia Lâm.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

a. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Gia Lâm.

- Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm.

- Tên giao dịch: Bank for Invesment and Development of Vietnam (BIDV) Gia Lâm branch.

- Trụ sở chính: Số 741 Nguyễn Đức Thuận, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0100150619-198 do Sở Ke hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 28/06/2016.

- Website : www.bidv.com.vn

- Là chi nhánh Ngân hàng BIDV đầu tiền ở địa bàn huyện Gia Lâm, Tp Hà Nội. Ngân hàng có 3 phòng giao dịch tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm; xóm 8 xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm và phường Bồ Đề, quận Long Biên.

b. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Gia Lâm.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm được thành lập vào ngày 28/06/2016 và chính thức khai trương, đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2016. Chi nhánh Gia Lâm được thành lập trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội. Trụ sở chi nhánh đặt tại số Số 741 Nguyễn Đức Thuận, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Xuất phát điểm của chi nhánh khá khiêm tốn: 353 tỷ huy động vốn và 168 tỷ dư nợ tín dụng. Nền khách hàng quá mỏng, dư nợ chuyển từ Chi nhánh gốc sang không nhiều (đã bao gồm cả nợ xấu) dẫn đến việc phát triển khách hàng mất rất nhiều thời gian. Trong 4 năm hoạt động, bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam, bằng sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của Ban Giám đốc cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, Chi nhánh Gia Lâm đã có sự tăng trưởng vượt bậc về cả quy mô cũng như hiệu quả. Năm 2019, BIDV Gia Lâm tiếp tục được Hội sở chính ghi nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và cũng là năm thứ 3 liên tiếp Chi nhánh duy trì được thành tích nêu trên.

2.1.2. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Gia Lâm

Một phần của tài liệu 0863 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w