Tình hình hoạt động kinhdoanh của BIDVGia Lâm

Một phần của tài liệu 0863 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48)

6. Kết cấu luận văn

2.1.3. Tình hình hoạt động kinhdoanh của BIDVGia Lâm

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2016-2019 có thể nhận thấy BIDV Chi nhánh đã hoàn thành tương đối toàn diện chỉ tiêu kinh doanh trong các năm gần đây, đặc biệt là năm 2019, mặc dù gặp không ít khó khăn, cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày các gay gắt nhưng với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên chi nhánh Gia Lâm lợi nhuận trước thuế đạt 52,9 tỷ đồng, vượt kế hoạch BIDV giao (47 tỷ đồng). Năm 2019 là chi nhánh hạng 2 nhóm 1, huy động vốn tiếp tục tăng trưởng đạt 3,873 triệu đồng, dư nợ đạt trên 3.052 triệu đồng, hoàn thành 100% kế hoạch, đặc biệt duy trì chất lượng tín dụng tốt, nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp tuy nhiên nợ nhóm 2 và nợ quá hạn vẫn tăng cao, Chi nhánh đã phát triển toàn diện các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thu dịch vụ ròng, đạt 136% kế hoạch.

Năm 2019 là một năm nền kinh tế có nhiều biến động nhưng Chi nhánh vẫn hoạt động rất hiệu quả. Kết quả tăng trưởng qua các năm: năm 2017 lợi nhuận đạt

13,3 tỷ đồng; năm 2018 đạt 38,3 tỷ đồng, tăng 187,9% so với năm 2017, năm 2019 lợi nhuận đạt 52,9 tỷ đồng tăng 38,12% so với năm 2018.

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lâm giai đoạn 2016-2019

2 Huy động vốn BQ 585 2.024 3.016 3.583 - HĐV ĐCTC 332 913 1.248 1.297 -HĐVKHDN 37 308 235 303 - HĐV bán lẻ 216 803 1.533 1.983 3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 519 1.296 2.093 3.052 -DNTD KHDN 261 664 1.094 1.672 - DNTD bán lẻ 258 632 999 1.380 4 Dư nợ tín dụng BQ 324 841 1.606 2.496 -DNTD KHDN 154 413 814 1.334 - DNTD bán lẻ 120 428 793 1.162

II Chỉ tiêu hiệu quả

1 Thu DVR 1,2 4,4 8,2 143

Thu DVR (không bảo

lãnh) 12,9

4 Thu nhập ròng từ HĐbán lẻ 3,1 18,6 34,5 56,5

Thu nhập ròng thẻ 0,1 0,7 3,1 56

III Chỉ tiêu chất lượng

1 Dư nợ xấu 1,4 24 24 56,9 Tỷ lệ nợ xâu/Tông dư nợ 0,3% 0,2% 0,1% 19% 2 Dư nợ nhóm II 3 3∖ 7,8 31,2 3,6 Tỷ lệ nợ nhóm II/TÔng dư nợ 7,2% 0,6% 1,5% 0,1% 3 Dư nợ tín dụng TDH 296 667 958 1.286 Tỷ trọng TDH/Tông dư nợ 57,0% 51,5% 45,8% 42,1%

4 Dư lãi treo cuối kỳ

---r --- 4,5 1,8 5,0 12,3

Stt Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Thực hiên Tỷ trọng Thực hiên Tỷ trọng Thực hiên Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng I HĐV bình quân 585 2.02 4 3.016 3.58 3 II HĐV cuối kỳ 1.028 100% 2.62 6 100% 3.295 100% 3.87 3 100% 1 Theo đối tượng

- HĐV KH ĐCTC 553 54% 1.00 7 38% 1.276 39% 1.44 0 37% - HĐV KH TCKT 83 8% 419 16% 273 8% 340 9%

(Dựa vào sô liệu tông hợp và các báo cáo của BIDV Gia Lâm)

a, Công tác huy động vốn

Nguồn vốn là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng bởi nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng xác định quy mô, tổ chức mọi hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động kinh doanh khác. Nhận biết được tầm quan trọng đó, trong những năm qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm luôn xác định huy động vốn là khâu mở đường, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của BIDV Gia Lâm giai đoạn 2016-2019

tháng) 4 % - Không kỳ hạn ^4^5 4% 216 8% ^327 10% 346 9% - Trung dài hạn (> 12 tháng) 166 16% 1.387 53% 1.574 48% 1.62 3 42 % 3 Theo khối giao

dịch - Trụ sở CN 749 73% 1.497 57% 2.061 63% 2.45 3 63 % - Khối các Phòng giao dịch 279 27% 1.129 43% 1.234 37% 1.42 0 37 %

■ - HĐV KH ĐCTC

■ - HĐV KH TCKT

Biểu đồ: 2.1: Nguồn vốn huy động của BIDV Gia Lâm 2016-2019

Theo bảng 2.2 ta thấy trong 4 năm gần đây, nguồn vốn huy động luôn có sự tăng trưởng đáng kể là do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi

nhánh Gia Lâm đã áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, hấp dẫn để thu hút khách hàng, triển khai các chương trình dự thưởng: Hái lộc đầu xuân, Gửi tiền - nhận quà, bốc thăm trúng thưởng ... với các hình thức huy động được cải tiến và mở rộng như tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi sau, lãi bậc thang. đã tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn. Cụ thể, năm 2018 nguồn vốn huy

động cuối kỳ tăng 669 tỷ so với năm 2017, tương ứng với tốc độ tăng 25%; năm 2019 nguồn vốn huy động tăng 578 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 17,5%.

Tỷ trọng tiền gửi qua các năm của khách hàng doanh có sự biến động trong các năm từ năm 2016 đến 2019, tỷ trọng tiền gửi khách hàng doanh nghiệp lần lượt là (8%, 15%, 8%, 9%) trong tổng nguồn vốn huy động. So với năm 2017 thì năm 2018 tiền gửi doanh nghiệp giảm 146 tỷ đồng, so với năm 2018 thì năm 2019 số tiền gửi doanh nghiệp tăng 67 tỷ. Chi nhánh đã vận dụng các hình thức ưu đãi trong vận động khách hàng có nguồn vốn lớn để đảm bảo hài hoà lợi ích của cả hai bên trong quan hệ nhận và gửi vốn, áp dụng các mức lãi suất linh hoạt nằm trong khuôn khổ cho phép của luật pháp và quy định chung của NHNN Việt Nam nhằm tạo nguồn vốn ổn định và vững chắc.

Nguồn vốn từ dân cư có tỷ trọng tăng dần qua các năm với tỷ trọng từ năm 2016 đến 2019 lần lượt là 38%, 45%, 52% và 54%. Về số tiền huy động từ dân cư có được mức tăng qua hàng năm là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn với mức lãi suất hấp dẫn và các chương trình khuyến mãi đi kèm mặt khác chi nhánh đã mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch để mang các sản phẩm vào tiếp thị, tư vấn trực tiếp tới mọi người dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đúng chỉ đạo của Ban lãnh đạo Chi nhánh, tăng cường huy động vốn dân cư - có biên lợi nhuận cao hơn so với khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính.

Nguồn vốn của Ngân hàng trong những năm qua có xu hướng tăng trưởng liên tục, điều này góp phần vào việc tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.

b, Hoạt động tín dụng

Trong các năm qua, BIDV Gia Lâm tiếp tục chú trọng phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng với các gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp và mang tính đặc thù riêng cho từng nhóm khách hàng, triển khai các bộ sản phẩm trọn gói cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, và các lĩnh vực ưu tiên đối với lĩnh vực sản xuất và chế biến chế tạo, cho vay sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn,... Xây dựng quy định về

phân tích hiệu quả sinh lời tổng thể trên một doanh nghiệp để áp dụng chính sách khách hàng, triển khai phần mềm quản lý tín dụng cá nhân hiện đại...

Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019

—♦—Dư nợ tín dụng cuối

kỳ

—■—Dư nợ tín dụng BQ

Biểu đồ 2.2: Dư nợ qua các năm.

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng của BIDV Gia Lâm qua các năm)

Qua biểu đồ 2.2 ta thấy tình hình tín dụng của BIDV Gia Lâm liên tục tăng trưởng qua các năm.

- Năm 2016, dù chỉ mới đi vào hoạt động được 06 tháng nhưng tổng dư nợ tại BIDV Gia Lâm đã đạt 519 tỷ đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

- Năm 2017, tổng dư nợ cuối kỳ của BIDV Gia Lâm đạt 1.296 tỷ đồng, tăng 777 tỷ đồng so với năm 2016, với tỷ lệ tăng trưởng 150%, hoàn thành kế hoạch đề ra.

- Năm 2018, tổng dư nợ đạt 2.093 tỷ đồng, tăng 797 tỷ đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng trưởng là 61%.

- Năm 2019, tổng dư nợ đạt 3.052 triệu đồng, tăng 959 tỷ đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng trưởng là 46%, hoàn thành kế hoạch đề ra.

* Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng

■ - DNTD bán lẻ

■ - DNTD

Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng theo đối tương khách hàng.

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng của BIDV Gia Lâm qua các năm)

Hiện tại, BIDV Gia Lâm có 01 phòng KHDN phục vụ cho vay doanh nghiệp và 04 phòng phục vụ cho vay cá nhân - tín dụng bán lẻ bao gồm: Phòng KHCN,

Phòng Giao dịch Ngô Xuân Quảng, Phòng Giao dịch Bồ Đề và Phòng Giao dịch Ninh Hiệp. Tổng dư nợ bán lẻ tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 370 tỷ đồng so với năm trước. Tuy nhiên, Dư nợ khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn và tăng qua các năm với dư nợ cuối kỳ năm 2019 đạt 1.672 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 54,8%/TDN, dư nợ bán lẻ cuối kỳ đạt 1.380 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,2%/TDN.

c, Hoạt động thanh toán và ngân quỹ:

Trong những năm qua Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu chi tiền mặt, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng bảo đảm đưa ra lưu thông các loại tiền đủ tiêu chuẩn, tuyển chọn và nộp tiền mặt về NHNN kịp thời, tồn quỹ hợp lý, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng có được những kết quả trên là do BIDV Gia Lâm đã thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý an toàn kho quỹ, quy trình thu chi tiền mặt, chế độ kiểm quỹ cuối ngày.

+ Công tác vận chuyển tiền đi nộp, lĩnh tại NHNN và BIDV được tổ chức chặt chẽ, đúng chế độ, đảm bảo tính bí mật và an toàn cao.

+ Việc quản lý hồ sơ thế chấp chặt chẽ, mở sổ sách theo dõi đầy đủ việc nhập, xuất tài sản, không để xảy ra tình trạng thừa thiếu tài sản của khách hàng, tranh thủ tuyển chọn, thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, ưu tiên tiền mới cho các quỹ tiết kiệm.

+ Cán bộ làm nghiệp vụ thủ quỹ, kiểm ngân luôn nêu cao tính trung thực, thật thà, liêm khiết của người cán bộ ngân hàng. Bởi vậy trong thu nhận, thủ quỷ kiểm ngân đã phát hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng với số tiền thừa tương đối lớn.

2.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng KHDN tại BIDV Gia Lâm 2.2.1. Các văn bản áp dụng

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm là một chi nhánh của NHTMCPĐT&PT Việt Nam, hoạt động tín dụng cũng như kinh doanh của chi nhánh phải tuân thủ các quy định của NHNN và Ngân hàng TMCPĐT&PT Việt Nam, BIDV Gia Lâm phải chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ để cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Hiện nay BIDV Gia Lâm đang áp dụng các văn bản nghiệp vụ tín dụng sau:

- Quyết định số 1139/QĐ-BIDV ngày 28/12/2018 của Hội đồng quản trị BIDV Việt Nam về việc ban hành Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng.

- Công văn số 8144/BIDV-QLTD ngày 28/12/2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam về việc ban hành hướng dẫn thực hiện Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức.

- Quy định số 2462/QyĐ- BIDV ngày 24/05/2019 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam về việc ban hành quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức.

- Quyết định số 8142/QĐ-BIDV ngày 28/12/2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam về việc phân cấp thẩm quyền phán quyết đối với cấp điều hành.

1 Khách hàng xếp hạng: AAA, AA+ và được phân loại nợ nhóm 1 ____________________________________________________________ 2 Khách hàng xếp hạng: AA, AA- và được phân loại nợ nhóm 1

____________________________________________________________- Căn cứ công văn số 2442/BIDV-QLTD ngày 07/05/2018 của Ngân hàng TMPC Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam về việc Giao mức thẩm quyền phát quyết tín dụng cho Chi nhánh Gia Lâm.

Theo các quyết định này thì tổng giới hạn đối với một khách hàng nhóm 1 đến 70 tỷ đồng, tổng giới hạn tín dụng đối với một khách hàng nhóm 2 đến 35 tỷ đồng, tổng giới hạn tín dụng đối với khách hàng nhóm 3 đến 14 tỷ. Trong đó:

+ Khách hàng nhóm 1 là khách hàng doanh nghiệp xếp hạng tín dụng nội bộ từ BB trở lên và được phân loại nợ nhóm 1 tại BIDV (trừ các khách hàng là chủ doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu được cấp tín dụng phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV dưới 6 tháng hoặc đã dừng quan hệ tín dụng tại BIDV từ 12 tháng trở lên).

+ Khách hàng nhóm 2 là khách hàng doanh nghiệp không thuộc khách hàng loại 1, chủ doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu được cấp tín dụng phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

+ Khách hàng nhóm 3 là các khách hàng tổ chức khác (đơn vị sự nghiệp công lập có thu, hợp tác xã và các tổ chức khác không phải là doanh nghiệp).

Trường hợp xét thấy có thể xác định giới hạn tín dụng lớn hơn mức thẩm quyền, chi nhánh gửi hồ sơ trình TW xin phê duyệt, trong đó có ý kiến của chi nhánh sau khi thẩm định về tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

2.2.2. Chính sách tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

- Quyết định số 8142/QĐ-BIDV ngày 28/12/2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam về việc phân cấp thẩm quyền phán quyết đối với cấp điều hành.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV và kết quả phân loại nợ, khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 15 mức xếp hạng và phân thành 10 đối tượng khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo từng nhóm.

____________________________________________________________ 6 Khách hàng xếp hạng: BB và được phân loại nợ nhóm 1

____________________________________________________________ 7

- Khách hàng xếp hạng: BB-; hoặc

- Khách hàng xếp hạng từ BB đến AAA nhưng được phân loại nợ

nhóm 2 ____________________________________________________________ 8 Khách hàng xếp hạng: B ____________________________________________________________ 9 - Khách hàng xếp hạng: D1; hoặc

- Khách hàng xếp hạng từ B đến AAA nhưng được phân loại nợ nhóm

3 hoặc bị âm vốn chủ sở hữu 10

- Khách hàng xếp hạng: D2, D3; hoặc

- Khách hàng xếp hạng từ D1 đến AAA nhưng được phân loại nợ nhóm

tín dụng, chính sách về giá.

Thứ nhất: Chính sách tiếp thị khách hàng:

+ Khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng tại BIDV:

- Đối với khách hàng ở đối tượng 1 và 2: BIDV xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, không ngừng tăng cường mở rộng để phát triển bền vững mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách ưu tiên cấp tín dụng” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Đối với khách hàng thuộc từ đối tượng 3 đến đối tượng 6: BIDV duy trì tích cực mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng.

- Đối với khách hàng thuộc từ đối tượng 7 và 8: BIDV sẽ cấp tín dụng chọn lọc cho những khách hàng có phương án kinh doanh khả thi.

- Đối với khách hàng có thuộc đối tượng 10: BIDV không thực hiện cấp tín dụng.

+Khách hàng mới quan hệ tín dụng tại BIDV:

- Đối với khách hàng thuộc đối tượng 1, 2, và 3:

+ BIDV xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, thường xuyên quan tâm,

Một phần của tài liệu 0863 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w