Thực trạng mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0863 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67)

6. Kết cấu luận văn

2.3.1. Thực trạng mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng

Bảng 2.6: Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với BIDV Gia Lâm

Doanh số cho vay KHDNNVV_______________ 196 361 727 1.110 - Tỷ trọng cho vay KHDNNVV (%)_____________ 75% 54% 66% 66% - Tăng trưởng (%) - 84% 101% 53%

(Nguôn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2019 của BIDV Gia Lâm)

Từ bảng số liệu cho thấy, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với BIDV Gia Lâm đã có sự tăng trưởng tốt trong giai đoạn qua. Đến cuối 2019, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có quan hệ với Chi nhánh đã tăng gần 5,2 lần so với cuối năm 2016 với 78 doanh nghiệp. Lượng khách hàng doanh nghiệp lớn và FDI hâu như không thay đổi lớn qua các năm 2017, 2018 và 2019. Tỷ trọng số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng số khách hàng doanh nghiệp có quan hệ với Chi nhánh cũng tăng dần lên qua các năm, từ 62,5% năm 2016 lên 79,9% lên 81,25% năm 2019.

Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp

Năm.2016 Năm.2017 Năm.2018 Năm 2019

♦Doanh nghiệp lớn và FDI

M Doanh.nghiệp.nhỏ.và vừa

(Nguôn: Tông hợp từ Bảng 2.5)

Nhìn trên đồ thị có thể thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn có quan hệ tín dụng với Chi nhánh đều tăng trong thời gian qua, tuy nhiên đường biểu thị sự tăng lên của doanh nghiệp nhỏ và vừa dốc hơn, điều đó cho thấy tốc độ tăng lên về số lượng của nhóm khách hàng này cao hơn. Tính bình quân trong giai đoạn 2016-2019, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh đã tăng 140%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn trong giai đoạn này chỉ đạt 33,3%/năm, bằng khoảng 1/5 tốc độ tăng bình quân của nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với xu hướng tăng trưởng này chúng ta có thể thấy trong giai đoạn vừa qua, BIDV Gia Lâm đã chú trọng nhiều hơn trong việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong tình hình nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động bất ổn, các doanh nghiệp ở 1 số ngành nghề bị ảnh hưởng bởi tình hình tài chính - chính trị trên thế giới, hạn chế của chất lương doanh nghiệp trên địa bàn huyện thì việc Chi nhánh vẫn mở rộng được quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp như phân tích ở trên cho thấy sự cố gắng và nỗ lực của Chi nhánh trong việc phát triển hoạt động này.

Tuy nhiên, do là ngân hàng chuyên về đầu tư và phát triển nên hoạt động cho vay đối với nhóm đối tượng này vẫn chưa thực sự mạnh, số lượng các doanh nghiệp lớn và FDI vẫn chiếm khoảng 18,7% tổng số doanh nghiệp tại Chi nhánh. Đây là một tỷ lệ khá cao nếu so sánh với các chi nhánh ngân hàng thương mại khác (chỉ dưới 10%).

b) về dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dư nợ ngắn hạn 162 362 850 1.227

Dư nợ trung dài hạn 99 302 244 445

- Tỷ trọng cho vay ngắn hạn ~62% ^54%O 78% 73%

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Khối KHDN từ năm 2016-2019)

Thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước và ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, BIDV Gia Lâm ưu tiên tập trung vào cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đầu tư và phát triển nên kinh tế của huyện Gia Lâm ngày càng đi lên.

Hiện này BIDV Gia Lâm đang áp dụng rất nhiều trương trình cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, hoạt động cho vay doanh nghiệp nói chung và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng tại Chi nhánh đều có sự tăng trưởng qua các năm qua. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của cả Chi nhánh từ năm 2017 đến năm 2019 đã tăng gấp 2,5 lần và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 58,8%/năm. Song song với sự tăng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của cả Chi nhánh, Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tăng lên. Dư nợ cho vay nhóm đối tượng này năm 2019 đã tăng gấp 3,1 lần so với năm 2017. Tỷ trọng doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp được giữ ổn định là 66% trong 2 năm gần đây là 2018 và 2019.

Tuy số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng không nhiều nhưng doanh số đối với đối tượng này khá tốt. Năm 2019, Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn của chi nhánh Gia Lâm là 562 tỷ đồng, chiếm 34% tỷ trong cho vay KHDN.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao Dư nợ cho vay này là do trong những năm qua, Chi nhánh đã chú trọng hơn đến việc phát triển cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa khiến số lượng doanh nghiệp mà Chi nhánh có quan hệ tín dụng đã tăng mạnh, nhu cầu vốn mà các doanh nghiệp cần cũng tăng lên.

d) về cơ cấu cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo thời hạn Bảng 2.8: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn

Chỉ . tiêu Năm.2016 Năm.2017 Năm.2018 Năm 2019

Nợ quá hạn trong cho vay 2,9 4-3 89 19,4

- Số thay đổi tuyệt đối - 14 46 10,5

- Số thay đổi tương đối - 48,3% 106,9% 117,9%

Dư nợ cho vay 261 664 1.094 1.672

Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ vay

1,1% 0,65% 0,83% 1,16

Tổng dư nợ quá hạn của Chi nhánh

38,7 10,2 33,3 60,5

Tỷ trọng nợ quá hạn trong trong tổng dư nợ quá hạn

7,5% 27,22% 26,49% 32%

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thời hạn

■ Dư nợ trung dài hạn

■ Dư nợ ngắn

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Khối KHDN từ năm 2016-2019)

Từ biểu đồ số liệu có thể thấy dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (từ 22%-27%) và có sự tăng trưởng qua các năm.

Năm 2019, tổng dư nợ ngắn hạn cho vay DNVVN là 1.227 tỷ tăng 377 tỷ so với năm 2018. Trái ngược với cho vay trung và dài hạn, tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với nhóm khách hàng này hàng năm đều có sự tăng trưởng mạnh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng của dư nợ trung dài hạn. Điều này là do hiện chi nhánh có số lượng lớn các khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất với nhu cầu đầu tư dây chuyền sản xuất và các khách hàng vận tải kho bãi với nhu cầu nâng cao cơ sở vật chất. Trên cơ sở các chính sách ưu đãi lãi suất ngắn hạn, Chi nhánh đã chủ động phát triển cho vay ngắn hạn, phù hợp với chủ trương của BIDV giai đoạn 2016-2020.

2.3.2. Chất lượng tín dụng KHDN tại BIDV - Chi nhánh Gia Lâm a, Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV — chi nhánh Gia Lâm Giai đoạn 2016 -2019

thuần từ hoạt động tín dụng

Từ bảng số liệu ta thấy, tổng dư nợ quá hạn của Chi nhánh nói chung và dư nợ quá hạn trong cho vay đối với KHDN của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Xét về tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dự nợ cho vay từ năm 2017 đến năm 2019 có xu hướng tăng qua các năm (từ 0,65% năm 2017 lên 1,16% năm 2019). Điều đó cho thấy nợ quá hạn qua các năm đang tăng nhanh hơn dư nợ cho vay qua các năm. Trong giai đoạn 2016-2019, Chi nhánh tỷ lệ nợ xấu trong cho vay đối với KHDN rất ít, thấy phần lớn nợ quá hạn cho vay đối với KHDN tập trung ở nợ nhóm 2 .

b, Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập là mục tiêu cuối cùng mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng đều định hướng tới. Thông qua thu nhập có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đối với NHTM cũng vậy, trên cơ sở cung ứng các dịch vụ cho vay, tiền gửi, chuyển tiền... cho khách hàng, các NHTM thu được thu nhập để trang trải các chi phí. Hiện tại thu nhập từ hoạt động tín dụng của các NHTM chiếm tỷ lệ lớn.

Bảng 2.10: Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng

lớn tổng thu nhập của BIDV Gia Lâm. Cụ thể trong năm 2016 chiếm 79% tổng thu nhập, năm 2017 chiếm 41% tổng thu nhập, năm 2018 chiếm 28% tổng thu nhập (năm 2018, Phòng KHDN thu hồi được nợ ngoại bảng 33 tỷ đồng), năm 2019 chiếm 61% tổng thu nhập. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không hạn chế được các rủi ro tín dụng khiến chất lượng tín dụng không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của BIDV Gia Lâm. Vì thế cần đa dạng lĩnh vực đầu tư và khách hàng cho vay, không tập trung đầu tư vào một lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhất định nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, giảm chi phí trích dự phòng rủi ro từ đó góp phần tăng lợi nhuận, cần tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và phát triển các dịch vụ đi kèm trong cho vay với khách hàng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Một số chuyên gia cho rằng các NHTM đạt được từ thu dịch vụ vào khoảng 50-60% và cho vay đầu tư chiếm khoảng 40% đến 50% là an toàn nhất, tuy nhiên đây là việc làm hết sức khó khăn đối với các NHTM đang kinh doanh hoạt động trong quốc gia đang phát triển và chưa hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trường như Việt Nam. Việc thu nhập từ tín dụng năm 2019 chỉ chiếm 60% thu nhập từ các hoạt động của khối KHDN là 1 tỷ lệ khá hợp lý khi các Ngân hàng thương mại đang ngày các giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu từ các hoạt động phi tín dụng khác.

c, Chất lượng dịch vụ cho vay đối với DNNVV

Tinh thần thái độ phục phụ của cán bộ, lãnh đạo phụ trách tín dụng luôn được Chi nhánh chú trọng và thực hiện theo đúng quy định của Hội sở chính cụ thể là công văn số 2255/QĐ- BIDV về phong cách không gian giao dịch. Hằng năm, Ban

Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp có 2 đợt rà soát việc chấp hành quy định về không gian giao dịch tại chi nhánh thông qua việc bố trí khách hàng bí mật để sử dụng các dịch vụ của chi nhánh trong đó có dịch vụ cho vay doanh nghiệp từ đó có báo cáo phân tích, đánh giá các lỗi sai phạm. Khách hàng bí mật thường đóng vai là kế toán, chủ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nên kết quả khảo sát khá chính xác đối với dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp.

* Bộ phận quản lý khách hàng doanh nghiệp

Năm 2016, tính từ thời điểm thành lập Chi nhánh Gia Lâm, khối tín dụng KHDN chỉ có 7 cán bộ. Trong đó, có 02 cán bộ mới, chưa có kinh nghiệm quản lý KHDN; 02 cán bộ chỉ có kinh nghiệm 01 năm quản lý KHDN và 03 cán bộ cứng có kinh nghiệm trên 7 năm làm quản lý KHDN. Điều này đã đặt ra vấn đề khi áp lực phải phát triển nhanh dư nợ cho vay KHDN trong khi đa số các cán bộ quản lý đề chưa có nhiêu kinh nghiệm. Dan đến trường hợp cán bộ tín dụng đánh giá không đúng hoặc không đủ về doanh nghiệp vay vốn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Trong những năm gần đây, nhân sự cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp tương đối ổn định, đội ngũ cán bộ trẻ đã dần hoàn thiện kỹ năng, kinh nghiệm. Hiện nay, Chi nhánh có 10 cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp, trong đó có 8 cán bộ có tuổi đời từ 25-30 tuổi. Đây là một bất lợi lớn song cũng là một lợi thế do các bạn trẻ luôn có tinh thần ham học hỏi, tâm huyết với công việc và hết lòng phục vụ khách hàng.

* Bộ phận quản lý rủi ro

Trong quy trình phê duyệt, trước khi cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp thì bộ phận Quản lý rủi ro là bộ phận thẩm định lại hồ sơ vay vốn của khách hàng do bộ phận quan hệ khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, số lượng cán bộ quản lý rủi ro chỉ là 3 - 4 cán bộ (bao gồm cả lãnh đạo phòng). Do đó, khối lượng công việc của các cán bộ khá lớn khi phải thẩm định hồ sơ cho vay, thẩm định tài sản bảo đảm, tham gia xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm. Vì vậy, dễ dẫn đến trường hợp, thẩm định hồ sơ vay vốn không kỹ do áp lực về thời

21-30___________ 39 35,4 ~

gian, dẫn đến việc đánh giá sai khách hàng vay vốn, quyết định cấp tín dụng chưa phù hợp nhu cầu thực tế của khách hàng.

2.4. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng doanhnghiệp tại BIDV Gia Lâm. nghiệp tại BIDV Gia Lâm.

2.4.1. Mô hình nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả tập trung vào các yếu tố thuộc về nội bộ ngân hàng, dưới góc độ của nhà quản trị ngân hàng để đánh giá chất lượng tín dụng.

Từ mô hình nghiên cứu, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết H1, chính sách tín dụng KHDN được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, chính sách tín dụng và CLTD có quan hệ cùng chiều;

- Giả thuyết H2, quy chế, quy trình tín dụng KHDN rõ ràng, chi tiết và được sự tuân thủ của cán bộ tín dụng có tác động tích cực đến CLTD;

- Giả thuyết H3, nhân sự quản lý của ngân hàng có kiến thức và kinh nghiệm tốt ảnh hưởng tích cực đến CLTD. Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ chặt chẽ, khoa học, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên tác động tích cực đến CLTD;

- Giả thuyết H4, trang thiết bị công nghệ hiện đại, phần mềm đánh giá tín dụng ngân hàng an toàn và tin cậy tác động tích cực đến CLTD. Nguồn thông tin của ngân hàng đa dạng, có độ chính xác cao tác động tích cực đến CLTD;

- Giả thuyết H5, công tác tổ chức phù hợp về mặt số lượng, chất lượng, tính chuyên môn hóa càng cao có tác động tích cực đến CLTD;

- Giả thuyết H6, cán bộ tín dụng được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt. Hay nói cách khác, thành phần cán bộ tín dụng và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều;

Phương trình mô hình hồi quy tổng thể như sau:

Y = βo + β1 X1+ β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + β6 X6 + e

Trong đó,

Y là biến phụ thuộc: CLTD KHDN tại BIDV Gia Lâm;

X là các biến độc lập gồm:

X1 (biến Chính sách tín dụng KHDN);

X2 (biến Quy trình tín dụng KHDN);

X3 (biến Năng lực quảntrị, kiểm soát nội bộ);

X4 (biến Công nghệ ngân hàng, thông tin tín dụng);

X5 (biến Công tác tổ chức);

X6 (biến Cán bộ tín dụng);

e là Sai số thống kê.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn tất cả các cán bộ, lãnh đạo của các phòng ban của BIDV Gia Lâm. Tổng số phiếu phát ra là 110 phiếu, số phiếu thu về là 110 phiếu. Sau khi sàng lọc, số phiếu đáp ứng yêu cầu phân tích là 110 phiếu (bảng 2). Áp dụng phương pháp định lượng, dữ liệu thu thập được xử lý thông qua phương pháp thống kê, mô phỏng, phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 22.0

2.4.3. Ket quả và đánh giá

2.4.3.1. Kết quả

2. Giới tính______ Nam____________ 47 42,7 ~

Một phần của tài liệu 0863 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w