Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu 0863 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 102)

6. Kết cấu luận văn

3.2.3. Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ

Kiểm tra nội bộ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động hạn chế rủi ro. Kiểm tra nội bộ không chỉ phát hiện ra những thiếu sót, sơ hở, bất hợp lý trong cơ chế điều hành và hoạt động, mà còn giúp lãnh đạo ngân hàng hoạch định tốt chiến lược kinh doanh, góp phần đưa hoạt động tín dụng đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Sự kiểm tra, kiếm soát đánh giá thường xuyên và định kỳ của kiểm soát nội bộ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của bộ phận kiểm tra nội bộ nhưng trong thời gian qua công tác kiểm tra nội bộ của BIDV Gia Lâm chưa phát huy được hiệu quả vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra với BIDV Gia Lâm là đẩy mạnh và hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng để hạn chế được rủi ro ở mức chấp nhận được cho ngân hàng, hạn chế được các khoản nợ xấu phát sinh.

Nợ xấu phát sinh do rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân xảy ra nhiều và gây rủi ro nhất là do vi phạm quy định, quy trình tín dụng. Vì vậy, tăng cường biện pháp quản lý nợ xấu thông qua việc thực hiện đúng và đầy đủ quy trình tín dụng, kiểm tra hoạt động tín dụng thường xuyên và trích lập dự phòng rủi ro

theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước là những giải pháp hữu hiệu để giảm nợ xấu xuống mức tối thiểu.

Đẩy mạnh và nâng cao công tác kiểm soát nội bộ là kiện toàn các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra.

Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập phải đảm bảo được các mục tiêu:

Bảo đảm cho ngân hàng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra.

Đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính và phi tài chính.

Bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế và hiệu quả.

Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra. Nội dung cụ thể như sau:

- Ngân hàng cần thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo nắm bắt, theo dõi đúng tình hình sử dụng vốn của khách hàng để có biện pháp cụ thể nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu. Giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động tín dụng, không thể vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà coi nhẹ hoặc bỏ qua một khâu nào.

+ Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định (01 tháng, 03 tháng) với những khoản cho vay lớn đồng thời kiểm tra bất thường đối với những khoản vay nhỏ.

+ Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách chi tiết đảm bảo rầng mỗi khoản tín dụng đều được kiểm tra chi tiết cụ thể về: kế hoạch trả nợ; chất lượng và điều kiện của tài khoản bảo đảm; tính hợp lệ và đầy đủ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo rằng ngân hàng có đủ quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm; đánh giá điều kiện tài chính và dự báo về khách hàng vay xem đã thay đổi,

trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng của khách hàng thay đổi như thế nào; đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách tín dụng của ngân hàng.

+ Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng.

+ Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình phát triển.

+ Cần tiến hành luân chuyển cán bộ một cách thường xuyên: Đối với các trưởng phó phòng tối đa là 5 năm, đối với các nhân viên trừ giao dịch viên tối đã là 3 năm, đối với giao dịch viên tối đa là 1 năm.

+ Mọi bước thực hiện, phương pháp kiểm tra, bằng chứng kiểm toán và kết quả kiểm tra phải đuợc luu trong hồ sơ kiểm soát như là bằng chứng xác minh và đánh giá công việc thực hiện của kiểm soát viên.

+ Ngân hàng phải phối kết hợp hiệu quả giữa thanh tra NHNN, kiểm toán độc lập, kiểm toán nộ bộ và kiểm sát nội bộ. Công tác này sẽ giúp quy trình tín dụng ngày một hoàn thiện, minh bạch và khi có rủi ro xảy ra có thể quy trách nhiệm cho các cá nhân cụ thể.

- Kiểm tra tín dụng là cách cần thiết để hình thành chính sách tín dụng của ngân hàng một cách lành mạnh.

Cần tiến hành trích lập dự phòng rủi ro đúng và đủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Không được che dấu nợ xấu, trích lập dự phòng thiếu sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ an toàn tín dụng của Ngân hàng.

Như đã phân tích ở trên, nợ xấu ảnh hưởng lớn đến hầu hết các ngân hàng, thậm chí số dư nợ xấu lớn chứa đựng nguy cơ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng, vì vậy với biện pháp thắt chặt tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng có thể theo dõi, kiểm soát và dự phòng được những rủi ro để có thể phòng ngừa và chủ động xử lý được các khoản nợ xấu.

Hiện nay, nợ xấu, nợ quá hạn của BIDV Gia Lâm đang ở mức cao so với mục tiêu đề ra của BIDV, mục tiêu trong năm tới của ngân hàng là phấn đấu tỷ lệ nợ xấu dưới mức 1.5% , nợ quá hạn dưới 3% mà vẫn đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, giải pháp nêu trên là hoàn toàn phù hợp khi ngân hàng nhận thức được mức độ nguy hiểm của nợ xấu và có chính sách giảm tỷ lệ này theo đúng định hướng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0863 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w