6. Kết cấu luận văn
3.2.6. Phòng ngừa phát sinh nợ xấu và phương án xử lý nợ quá hạn nợ xấu
Ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn là biện pháp nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại có thể xảy ra trong hoạt động cho vay. Để nâng cao chất lượng tín
dụng, điều quan trọng trước hết là ngân hàng phải sớm nhận biết phát hiện những khoản nợ có vấn đề, tiến hành phân loại nợ, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời bằng cách các bộ luôn sát nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh cảu doanh nghiệp, định kỳ hàng quý thực hiện rà soát, đánh giá tình hình khoản vay.
Việc xử lý nợ quá hạn cần có những biện pháp cụ thể như:
+ Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng khách hàng, từ đó đưa ra các biện pháp tháo gỡ. Đối với những nguyên nhân khách quan bất khả kháng, không thể lường trước được thì ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp như gia hạn nợ, giảm nợ, thu nợ dần, ... đồng thời giúp khách hàng vượt qua khó khăn và có biện pháp trả nợ. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ luồng tiền của doanh nghiệp, để thu hồi kịp thời. Nếu khách hàng cố tình không trả nợ thì ngân hàng áp dụng các biện pháp mạnh, phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý thu hồi nợ.
+ Chi Nhánh cần kiên quyết, đốc thúc CBQLKH trong việc đi thu hồi nợ, áp dụng các biện pháp để giải quyết khoản nợ tồn đọng theo đúng quy trình nghiệp vụ và quy định của pháp luật, có biện pháp thu hồi nợ từ tài sản đảm bảo mà khách hàng đem cầm cố, thế chấp thu hồi vốn vay và bù đắp những khoản chi phí khác.
Ngân hàng cần xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn để đánh giá, xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro, chủ động phân loại nợ xấu nếu có đủ căn cứ xác định khoản nợ khó đòi không chờ đến khi quá hạn mới chuyển nhóm. Trên cơ sở phân loại nợ, ngân hàng cần chủ động trích lập dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.
- Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh gia tăng; thực hiện xử lý nợ xấu thông qua sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm đối tác mua lại tài sản bảo đảm hoặc mua bán sang nhượng công ty để có nguồn tiền thu hồi nợ xấu,.
- Thực hiện đánh giá, xác định các khoản nợ xấu đủ điều kiện để bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC)
- Tập trung nguồn lực, chỉ đạo sát sao, yêu cầu xây dựng phương án thu hồi nợ đến từng khách hàng ngay từ đầu năm, nhằm tập trung quyết liệt thu hồi nợ ngoại bảng.
- Nghiên cứu, đánh giá để đẩy mạnh các biện pháp xử lý nợ theo hình thức bán nợ, gán nợ, cơ chế linh hoạt trong xử lý miễn giảm lãi để khuyến khích khách hàng nỗ lực xử lý tài sản bảo đảm hoặc huy động nguồn khác để trả nợ ngân hàng
Đối với cán bộ để nợ quá hạn, nợ tồn đọng phát sinh nhiều, thời gian kéo dài nhưng là do nguyên nhân khách quan, thì lãnh đạo Chi Nhánh có thể giao chỉ tiêu cụ thể và tiếp tục đi thu hồi nợ. Đối với những khoản nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan của CBQLKH thì tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc có những biện pháp xử lý thích hợp như chịu trách nhiệm đi đòi nợ, bồi thường bằng vật chất, đào tạo lại, sắp xếp lại lao động, nếu không đáp ứng được yêu cầu công việc thì chuyển sang làm công việc khác.
- Nợ xấu phát sinh phải được xác định là trách nhiệm của cả bộ máy hoạt động tín dụng các cấp liên quan, do đó cần phải xây dựng cơ chế xử lý nợ rõ ràng, phân chia trách nhiệm đến từng cá nhân liên quan mà trách nhiệm trước hết thuộc về người lãnh đạo đứng đầu trong hoạt động tín dụng thì mới đảm bảo được người lãnh đạo có trách nhiệm cao và khách quan nhất trong việc xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu phải được công khai, minh bạch có sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới để tạo ra được sức mạnh đoàn kết và đồng bộ trong quá trình xử lý nợ mới mang lại hiệu quả cao.