Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng doanh

Một phần của tài liệu 0863 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 89)

6. Kết cấu luận văn

2.4. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng doanh

2.4.1. Mô hình nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả tập trung vào các yếu tố thuộc về nội bộ ngân hàng, dưới góc độ của nhà quản trị ngân hàng để đánh giá chất lượng tín dụng.

Từ mô hình nghiên cứu, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết H1, chính sách tín dụng KHDN được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, chính sách tín dụng và CLTD có quan hệ cùng chiều;

- Giả thuyết H2, quy chế, quy trình tín dụng KHDN rõ ràng, chi tiết và được sự tuân thủ của cán bộ tín dụng có tác động tích cực đến CLTD;

- Giả thuyết H3, nhân sự quản lý của ngân hàng có kiến thức và kinh nghiệm tốt ảnh hưởng tích cực đến CLTD. Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ chặt chẽ, khoa học, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên tác động tích cực đến CLTD;

- Giả thuyết H4, trang thiết bị công nghệ hiện đại, phần mềm đánh giá tín dụng ngân hàng an toàn và tin cậy tác động tích cực đến CLTD. Nguồn thông tin của ngân hàng đa dạng, có độ chính xác cao tác động tích cực đến CLTD;

- Giả thuyết H5, công tác tổ chức phù hợp về mặt số lượng, chất lượng, tính chuyên môn hóa càng cao có tác động tích cực đến CLTD;

- Giả thuyết H6, cán bộ tín dụng được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt. Hay nói cách khác, thành phần cán bộ tín dụng và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều;

Phương trình mô hình hồi quy tổng thể như sau:

Y = βo + β1 X1+ β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + β6 X6 + e

Trong đó,

Y là biến phụ thuộc: CLTD KHDN tại BIDV Gia Lâm;

X là các biến độc lập gồm:

X1 (biến Chính sách tín dụng KHDN);

X2 (biến Quy trình tín dụng KHDN);

X3 (biến Năng lực quảntrị, kiểm soát nội bộ);

X4 (biến Công nghệ ngân hàng, thông tin tín dụng);

X5 (biến Công tác tổ chức);

X6 (biến Cán bộ tín dụng);

e là Sai số thống kê.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn tất cả các cán bộ, lãnh đạo của các phòng ban của BIDV Gia Lâm. Tổng số phiếu phát ra là 110 phiếu, số phiếu thu về là 110 phiếu. Sau khi sàng lọc, số phiếu đáp ứng yêu cầu phân tích là 110 phiếu (bảng 2). Áp dụng phương pháp định lượng, dữ liệu thu thập được xử lý thông qua phương pháp thống kê, mô phỏng, phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 22.0

2.4.3. Ket quả và đánh giá

2.4.3.1. Kết quả

2. Giới tính______ Nam____________ 47 42,7 ~ Nữ_____________ ________________63__________________________57,3__________ Tổng cộng_______ ______________110______________ ___________100__________ 3. Kinh nghiệm 0 -5 năm________ 39 35,4 ~ 6-10 năm________ ________________18_________________________16,4__________ Trên 10 năm_____ ______________53______________ __________48,2__________ Tổng cộng_______ ______________110______________ ___________100__________

1. Chính sách tín dụng, Alpha = 0,662_____________________________________ CSTD1 _____________ 7,345 _________ 2,962 _________ 0,437 _________ 0,613 CSTD2 _____________ _________ _________ _________ CSTD3 _____________ _________ _________ _________ 2. Quy trình tín dụng, Alpha = 0,612_______________________________________ QTTD1 _____________ _________ _________ _________ QTTD2 _____________ _________ _________ _________ QTTD3 _____________ 7,700 _________2,432 _________0,346 _________0,647

3. Năng lực quản trị, Alpha = 0,818_______________________________________

NLQT1 _____________ _________ _________ _________

NLQT2 7.955 _________

2,264 _________0,457 _________0,502

NLQT3 _____________ _________ _________ _________

4. Công hệ ngân hàng, Alpha = 0,603____________________________________

CNNH1 _____________ 6,655 _________ 2,503 _________ 0,408 _________ 0,511 CNNH2 _____________ _________ _________ _________ CNNH3 _____________ 7,882 _________2,857 _________0,312 _________0,649 5. Công tác tổ chức, Alpha = 0,728________________________________________ CTTC1 _____________ _________ _________ _________ CTTC2 _____________ 7,373 _________ 3,777 _________ 0,558 _________ 0,630 CTTC3 _____________ _________ _________ _________ 6. Cán bộ tín dụng, Alpha = 0,754_________________________________________ CBTD1 _____________ 6,855 _________3,758 _________0,710 _________0,519 CBTD2 _____________ _________ _________ _________ CBTD3 _____________ 6,327 _________ 4,974 _________ 0,483 _________ 0,776

Bảng 2.11: Đặc điểm cán bộ tham gia khảo sát 2.4.3.2. Phân tích thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng đế đánh giá độ tin cậy thang đo, loại biến không phù hợp. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của 1 biến với trung bình các biến khác trong cùng 1 tháng đo. Các biến có hệ số tương qua biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo phải có độ tin cậy Alpha từ 0,6 trở lên.

chuẩn (Constant) 0,89 9~ 0,43 7 0,42 2 CSTD 0,24 0,09 0,233 0,01 1,347 QTTD 0,04 0,10 __________ 0,67 1,49 NLQT 0,20 6 3 0,10 __________0,203 8 0,04 1 1,54 CNNH 0,02 0,10 __________ 0,85 1,44 CTTC 0,07 3 9 0,08 __________0,084 9 0,40 2 1,55 CBTD 0,20 0,07 __________ 0,00 1,16

R bình phương chưa ĩóa: 0,31_______________________________________ R bình phương đã chuẩn hóa: 0,27_________________________________________ P(Anova): 0,000_______________________________________________________ Durbin-Watson: 2.391___________________________________________________

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha cho các yếu tố sau khi đã loại đi các biến có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3 cho thấy, các biến còn lại điều có độ tin cậy lớn hơn 0,6 và các biến thành phần có liên quan đến biến tổng đều lớn hơn 0,3.

2.4.3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính

Trên cơ sở các kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo, mô hình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy Enter bằng SPSS 22 và cho kết quả như sau:

CLTD = 0,245 CBTD + 0,233 CSTD + 0,203 NLQT + 0,084 CTTC + 0,042 QTTD + 0,019 CNNH.

- Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, trọng số Beta chuẩn hóa của yếu tố Cán bộ tín dụng KHDN là hệ số Beta lớn nhất (0,245). Điều này có ý là trong các điều kiện khác không thay đổi, Cán bộ tín dụng được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay ở BIDV Gia Lâm càng tốt. Khi yếu tố Cán bộ tín dụng tăng lên hoặc giảm xuống 1 đơn vị thì Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Gia Lâm cũng tăng lên hoặc giảm xuống 0,245 đơn vị. Kết quả này là phù hợp với thực trạng tại Chi nhánh, khi thời điểm năm 2017 - 2018, Chi nhánh đã phải thực hiện luân chuyển 03 vị trí (cán bộ tín dụng, trưởng phòng và Phó giám đốc chi nhánh) khi để nợ nhóm 2 tăng cao đột biến trong ngắn hạn. Điều đó cho thấy, đạo đức cán bộ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Yếu tố chính sách tín dụng KHDN có trọng số Beta chuẩn hóa lớn thứ 2 với β = 0,233, cho thấy Chính sách tín dụng KHDN có tác động mạnh đến chất lượng tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Gia Lâm. Chính sách tín dụng KHND được đánh giá càng cao, hợp lý, hiệu quả thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Khi yếu tố Chính sách tín dụng lên hoặc giảm xuống 1 đơn vị thì Chất lượng tín dụng khác hàng doanh nghiệp tại BIDV Gia Lâm cũng tăng lên hoặc giảm xuống 0,233 đơn vị.

- Trong khi đó, yếu tố Công nghệ ngân hàng là yếu tố kém ảnh hưởng nhất đến Chất lượng tín dụng (Beta = 0,019). Điều này phản ánh đúng thực trạng tại Chi nhánh. Hiện tại, Chi nhánh Gia Lâm chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Cán bộ phòng kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ kiêm nhiệm công nghệ thông tin, dẫn đến việc cập nhật, phổ cập các chương trình mới từ Hội sở chính hoặc xử lý các vấn đề khi có sự cố xảy ra vẫn còn có độ trễ, dẫn đến công việc của các phòng khác bị ảnh hưởng.

2.5. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng KHND của BIDV Gia Lâm 2.5.1. Ket quả đạt được.

Thứ nhất: Trong chỉ đạo công tác tín dụng luôn đảm bảo nhất quán, tuân thủ nguyên tắc đúng chế độ, nhanh, hiệu quả và an toàn vốn, đảm bảo tăng trưởng dư nợ đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng KHDN. Định kỳ hàng tuần, cán bộ tín dụng thường xuyên cùng nhau trao đổi về nghiệp vụ, thị trường, kinh nghiệm thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

- Thực hiện chiến lược và chính sách khách hàng: hàng quý đã tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp để xếp loại doanh nghiệp, hạn chế cấp tín dụng đối với những khách hàng có nợ nhóm B, có chính sách ưu đãi đối với những đơn vị truyền thống, có số dư tiền gửi lớn, có chính sách ưu đãi khách hàng hợp lý.

Thứ hai: Chi nhánh đã tiếp thị, thu hút các khách hàng tốt của các Ngân hàng khác về giao dịch để tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Bám sát các khách hàng đã có quan hệ tín dụng để tiếp cận các dự án mới có hiệu quả kinh tế, có khả năng trả nợ.

Xây dựng lực lượng khách hàng chiến lược, có chính sách, cơ chế thích hợp đối với các khách hàng có năng lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng. Cùng với việc mở rộng cho vay, chi nhánh đã xây dựng chính sách khách hàng, quan tâm đến công tác tín dụng, công tác kiểm tra kiểm soát và thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ ba: Công tác kiểm soát chất lượng tín dụng ngày càng được coi trọng, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức thấp hơn nhiều mức cho phép. Ngân hàng không ngừng đa dạng hóa các khoản vay, không phân biệt các thành phần kinh tế nhờ đó giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh cũng như uy tín trên thị trường. nợ quá hạn và nợ xấu được kiểm soát cả về quy mô và tỷ lệ, hạn chế rủi ro tín dụng. Từ năm 2016 đến năm 2019 quy mô nợ quá hạn và nợ xấu mặc dù có tăng lên nhưng vẫn ở dưới mức 5% đối với nợ quá hạn và 3% đối với nợ xấu.

Thứ tư: Với sự quyết tâm của cán bộ công nhân viên chi nhánh trong năm 2019 chi nhánh đã được BIDV TW quyết định xấp hạng chi nhánh 2, để có được kết quả trên là sự cố gắng lỗ lực của cán bộ CVN trong chi nhánh hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh, ổn định được năng lực tài chính và ổn định được thu nhập của cán bộ, nhân viên. Thành tích đó đã minh chứng cho chiến lược kinh doanh sáng suốt từ lãnh đạo và sự cố gắng không ngừng của công nhân viên trong chi nhánh.

2.5.2. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những thành quả trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như trên, Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế sau:

Một là: Chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh chưa được thống nhất và đồng bộ trong chi nhánh. Mặc dù đã có quy trình tính dụng nhưng chất lượng thẩm định của một số bộ phận trong Chi nhánh vẫn chưa cao và chưa đồng đều, chất lượng thông tin, năng lực chuyên môn của một số CBQLKH chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh có độ tuổi còn trẻ, bên cạnh ưu điểm là năng động, nhiệt tình nhưng có nhược điểm là ít kinh nghiệm, khả

năng tiếp thị và lôi kéo những khách hàng tốt chưa cao đồng thời cán bộ được luân chuyển liên tục giữa các phòng ban nên mất thời gian để cán bộ làm quen với công việc. Khối lượng công việc của cán bộ tín dụng quá lớn, có 10 cán bộ khách hàng doanh nghiệp quản lý dư nợ 1.672 tỷ đồng. Vì vậy để quản lý được số đơn vị, số dư nợ trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm tra, kiểm soát, hồ sơ giấy tờ, vì vậy sẽ dẫn đến hoàn thiện hồ sơ chưa được tập trung làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Hai là: Dư nợ của Chi nhánh còn đang tập trung vào một số khách hàng doanh nghiệp lớn đặc biệt là năm 2019 dư nợ doanh nghiệp lớn chiếm 34% tổng dư nợ. Mặc dù chiến lược đa dạng hóa đối tượng cho vay đã được mở rộng và đạt đuợc kết quả cao tuy nhiên Chi nhánh chủ yếu tập trung đầu tư lớn vào ngành xây dựng và công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh thương mại, tập trung dư nợ lớn vào một số khách hàng điều này có thể xẩy ra rủi ro sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Ba là: Hồ sơ vay vốn chưa được phù hợp với khách hàng do hồ sơ thủ tục còn rườm rà điều kiện còn bó buộc. Việc đòi hỏi tài liệu chứng minh nguồn thanh toán mất nhiều công đoạn, như chứng minh nguồn thanh toán và đánh giá năng lực của đối tác (nguồn phải thu) của khách hàng vay phụ thuộc nhiều vào chủ quan người thẩm định hay tái thẩm định. Đôi khi thủ tục mang nặng tính hình thức, không tập trung nhiều vào bản chất của khoản vay theo phương diện thực tiễn kinh doanh của khách hàng, thực tiễn năng lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh, tư cách của người đứng đầu.

Thời gian thẩm định cho vay: Đôi lúc còn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu về thời gian xét duyệt cho vay mà khách hàng kỳ vọng, do phải thực hiện thông qua nhiều bộ phận thẩm định và tái thẩm định với nội dung công việc còn chồng chéo, chưa giầu kinh nghiệm thực tế và đôi khi còn mang nặng tính chủ quan của người thẩm định/ tái thẩm định làm ảnh hưởng phần nào đến cơ hội kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng.

Bốn là: Nợ quá hạn cao chủ yếu do nguyên nhân việc thẩm định và kiểm soát vốn vay chưa đáp ứng được theo qui định về tần suất kiểm tra; về nội dung kiểm tra;... đôi khi việc kiểm tra còn mang nặng tính hình thức chỉ đáp ứng đủ theo quy định, do tăng trưởng tín dụng nóng. Nợ quá hạn chủ yếu tập trung đại đa số ở các khách hàng trong nhóm là thương mại và ngành nghề kinh doanh vận tải thủy. Do khối lượng công việc của cán bộ quản lý khách hàng quá tải, công tác xử lý nợ quá hạn còn chưa tốt, chưa tập trung và chưa có bộ phận chuyên trách về xử lý nợ quá hạn mà cán bộ quản lý khách hàng còn đang kiêm nhiệm. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiểu rủi ro có khả năng tăng nợ xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại.

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan:

a, Hệ thống giám sát sự tuân thủ còn nhiều hạn chế:

Hầu như hệ thống giám sát chưa chủ động phát hiện các sai sót trong tuân thủ nghiệp vụ mà chỉ giải quyết sau khi đã phát sinh những vụ việc hay tổn thất xảy ra cho Ngân hàng. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ chỉ thực hiện chức năng kiểm tra hồ sơ của cán bộ quản lý khách hàng khi các quá trình cung cấp tín dụng đối với Phòng khách hàng đã được hoàn tất. Vì vậy, việc kiểm tra kiểm soát sẽ giúp Phòng khách hàng hoàn thiện hồ sơ giấy, tuy nhiên đối với một số lỗi trên hệ thống quản lý khoản vay trên máy lại không thực hiện được.

b. Việc xử lý, khai thác thông tin tại Chi nhánh còn nhiều hạn chế:

Ngân hàng không có đủ thông tin về khách hàng vay vốn hơn nữa nguồn thông tin mà ngân hàng nhận được có lúc chưa kịp thời và chất lượng chưa cao. Nguồn thông tin mà Ngân hàng có được chủ yếu là do khách hàng vay vốn cung cấp và những thông tin do ngân hàng tự tìm hiểu ở bên ngoài thông qua các báo cáo tài chính đôi lúc chưa chính xác, phản ánh sai lệch tình hình tài chính của khách hàng. Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, báo cáo tài chính không được kiểm toán thì khả năng thiếu chính xác sẽ rất cao. Do đó, Ngân hàng khó có thể đánh giá

đúng hiệu quả phương án kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến việc tiềm ẩn rủi ro là điều khó tránh khỏi.

Trong quá trình tiếp cận khách hàng vay vốn, để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mặc dù mỗi cán bộ luôn nhận thức được là phải tiếp cận và bám sát khách hàng cũng như theo dõi những diễn biến trên thị trường. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới và trong nước luôn có những thay đổi bất ngờ, kéo theo tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì vậy, trong phân tích hiệu quả của phương án chưa đánh giá được những rủi ro khoản vay khi thị

Một phần của tài liệu 0863 nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 89)