Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0888 nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh hà tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 103)

Yeu tố con người luôn là một yếu tố quan trọng và có vai trò quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với các NHTM thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định chủ yếu đến chất lượng tín dụng, dịch vụ và uy tín của ngân hàng.

Một mô hình rủi ro tín dụng có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đó các giải pháp về nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Một số nội dung trong giải pháp này là:

> Đối với đội ngũ lãnh đạo:

Agribank Thanh Hà cần phải xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối với các lãnh đạo như có năng lực điều hành tổ chức, nắm được quy trình tín dụng, ra quyết định chính xác về cho vay hay không cho vay, nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến các lĩnh vực cho vay. Cán bộ lãnh đạo phải đề ra được cách thức điều hành tối ưu nhất sao cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quyết định của Agribank, các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng được nhanh chóng quán triệt tới các phòng, ban, khách hàng đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh cần liên hệ với các viện, trường, các tổ chức trong và ngoài nước... để mời chuyên gia về giảng dạy, bồi dưỡng những kiến thức về quản lý nghiệp vụ và quan trọng nhất là mỗi cán bộ lãnh đạo của Ngân hàng phải không ngừng tự rèn luyện, trau dồi nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn cũng như đạo đức của mình.

> Đối với mỗi cán bộ tín dụng:

- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng, bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán

bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra, giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

- Tăng cường công tác đào tạo, đào đạo lại, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt và đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này. Việc đào tạo cần đi vào chiều sâu khi các kiến thức chuyên môn chưa đủ đối với một cán bộ tín dụng, việc am hiểu kiến thức tổng hợp về kinh tế, chính trị, xã hội,.. là rất cần thiết.

- Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Các quy định về khen thưởng và kỷ luật phải được sự thống nhất và phải được thực hiện nghiêm túc triệt để, có như vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan.

- Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản trị khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.

- Việc kiểm tra, đánh giá lại trình độ cán bộ tín dụng gắn liền với tiền lương, thưởng. Ngân hàng cũng nên khoán triệt để đến từng cán bộ để nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong việc mở rộng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro và căn cứ vào kết quả đạt được để trả lương, thưởng.

Tóm lại: Tất cả các giải pháp trên đưa ra nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay từ chiều rộng sang chiều sâu. Nhìn chung, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Agribank Thanh Hà nói riêng đang ở chặng đường đầu của sự phát triển, cần có nhiều đổi mới để đạt được những chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu và ứng dụng có chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là con đường ngắn nhất để

thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế và kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng trong giới hạn cho phép.

Một phần của tài liệu 0888 nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh hà tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w