Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Thanh Hà, tỉnh

Một phần của tài liệu 0888 nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh hà tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 88)

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHINHÁNH HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG NHÁNH HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyệnThanh Hà, tỉnh Hải Dương. Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

3.1.1.1 Định hướng chung

Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2016 và nhận định tình hình kinh tế, xã hội trong thời gian tới, Agribank Thanh Hà đã đưa ra định hướng mục tiêu năm 2017 như sau:

- Giữ vững và tiếp tục phát triển quy mô hoạt động của Chi nhánh, thị phần trên địa bàn hoạt động cũng như trên toàn hệ thống.

- Tăng trưởng bền vững để tạo đà cho sự tăng trưởng bền vững trong các năm tiếp theo, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.

Các mục tiêu cụ thể đã được Agribank Thanh Hà đưa ra như sau:

- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tiến tới nâng cao tỷ trọng hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận, tăng cường tiếp thị, triển khai nhiều dịch vụ mới nhằm tăng thu ngoài tín dụng, thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, an toàn thanh khoản.

- Cơ cấu lại tỷ lệ nguồn vốn - tín dụng, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý và chuyển dịch theo hướng phù hợp với chuẩn quốc tế.

- Đổi mới, phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo lực lượng lao động chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động.

- Hoạt động quản trị điều hành của Chi nhánh ngày càng bài bản, khoa học, kiểm soát được hoạt động, đảm bảo thông tin an toàn, hiệu quả, thông tin báo cáo đảm bảo chất lượng, số liệu trên báo cáo là thực tế tạo cơ sở các chỉ đạo được thông suốt kịp thời.

- Tỷ lệ tăng trưởng năm 2017 của Agribank Thanh Hà đánh giá trên tất cả các chỉ tiêu đều không thấp hơn so mức bình quân chung của Agribank tỉnh Hải Dương và so với các chi nhánh Ngân hàng khác ở trên địa bàn.

Trên cơ sở đó, Ban Giám đốc Agribank Thanh Hà đề xuất phương án kế hoạch kinh doanh năm 2017 như sau:

Bảng 3.1: Ke hoạch kinh doanh của Agribank Thanh Hà năm 2017

1.712 256 Dư nợ cấp tín dụng__________ __________

901 1.035 _________134 14,87%

Lợi nhuận trước thuế________ ___________ 30 __________ 32 ________ 2_ 6,67% Tỷ lệ nợ xấu_______________ 0,68% < 0,68% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 9,23% _________> 9%

3.1.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng

Dựa trên các điều kiện về địa bàn đầu tư cũng như định hướng phát triển của Agribank Thanh Hà trong công tác tín dụng là “an toàn và hiệu quả”, định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh trong thời gian tới như sau:

- Kiểm soát và điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với chỉ đạo, định hướng của Agribank và của NHNN;

- Tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn hệ thống;

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nâng cao khả năng phát hiện sớm rủi ro;

Cụ thể hóa các mục tiêu trên như sau:

- Tích cực tìm kiếm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng trong và ngoài địa bàn, các khách hàng có tài chính lành mạnh và phương án vay vốn kinh doanh khả thi, có tài sản đảm bảo.

- Giữ vững thị phần hoạt động tín dụng và nền tảng khách hàng truyền thống vững chắc theo hướng thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất, kinh doanh; cá nhân trong khu vực làng nghề, nuôi trồng đặc sản của vùng; chọn lọc nhóm khách hàng kinh doanh hiệu quả và tập trung cho vay khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của Agribank; mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng mà luật pháp Việt nam cho phép; bám sát các chương trình phát triển kinh tế của Chính Phủ, của Tỉnh Hải Dương để tập trung đầu tư, mở rộng cho vay tiêu dùng, xây dựng cơ sở hạ tầng và một số lĩnh vực khác.

- Khuyến khích, động viên những khách hàng hiện tại đang vay vốn của Chi nhánh đưa tài sản đảm bảo vào thế chấp tại ngân hàng, tăng dần số dư nợ có tài sản đảm bảo.

- Tích cực bám sát, theo dõi chặt chẽ các đơn vị có nợ tồn đọng, đồng thời tích cực hoạt động thu hồi những khoản nợ đọng, nợ xấu không thu hồi được đã được xử lý và thực hiện sử dụng, trích lập quỹ dự phòng RRTD đầy đủ.

- Giữ gìn và phát huy mối quan hệ mật thiết với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành có liên quan để tranh thủ sự ủng hộ, giúp cho việc tìm hiểu thông tin khách hàng và quản lý khách hàng sát sao hơn, việc xử lý nợ được thuận lợi hơn.

- Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo trong chi nhánh nhằm phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu 0888 nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh hà tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w