VAY TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG
Để đạt hiệu quả cao trong công tác quản trị rủi ro trong cho vay thì việc mở rộng quy mô tín dụng, nâng cao năng lực quản trị, phòng ngừa rủi ro tín dụng phải đi liền với nhau. Nếu quá chú trọng đến mở rộng tín dụng mà coi nhẹ đến khâu nâng cao chất luợng tín dụng, quản lý và phòng ngừa rủi ro sẽ dẫn đến nợ quá hạn cao, nợ xấu nhiều, ngân hàng ngày càng thua lỗ, đến một thời điểm nào đó, nếu không có biện pháp giải quyết hiệu quả thì Ngân hàng sẽ đứng truớc nguy cơ phá sản. Nguợc lại, nếu quá siết chặt trong khâu quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng mà xem nhẹ khâu mở rộng quy mô tín dụng, làm cho ngân hàng mất dần khách hàng,
giảm thị phần và cũng đến một lúc nào đó làm cho thu nhập của ngân hàng bị thu hẹp dần sẽ đứng truớc nguy cơ phá sản. Vì vậy, mục tiêu cao nhất của Ngân hàng là mở rộng tín dụng nằm trong tầm kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng của Ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, và định huớng kinh doanh trong thời gian tới của Ngân hàng, một số biện pháp đuợc đua ra nhu sau:
3.2.1. Xây dựng chính s ách kh á ch hàng phù hợp
Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của chi nhánh, từng địa bàn, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Dựa trên cơ sở định huớng này, Agribank Thanh Hà cần xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Phù hợp với tính chất đặc thù trên từng địa bàn đầu tu của Chi nhánh, phát huy
đuợc những thế mạnh của địa phuơng và có giải pháp hạn chế trong đầu tu tín dụng đối
với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.
- Đáp ứng đuợc các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần cho Agribank Thanh Hà, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng truởng tín dụng và đầu tu an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận đuợc, đồng thời phải phát huy đuợc năng lực và lợi thế so sánh của Agribank so với các ngân hàng thuơng mại khác trên địa bàn.
Cụ thể nhu sau:
- về chính sách khách hàng:
Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ. Trên cơ sở phuơng pháp luợng hóa đã đuợc áp dụng trong chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng.
- về định hướng khách hàng:
+ Chú trọng đầu tu tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất làng nghề truyền thống, nuôi trồng đặc sản của vùng. Tùy từng thời điểm khuyến khích tăng truởng
tín dụng với các khu vực riêng.
+ Cho vay trên cơ sở tận dụng những điều kiện thuận lợi (chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, sự phát triển các gói sản phẩm tín dụng đồng bộ như cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay mua ô tô... trên cơ sở có sự lựa chọn . Đây là phân khúc mà các NHTM đang định hướng phát triển do đó chi nhánh cần mau chóng sử dụng ưu thế về quy mô, uy tín của mình để tăng trưởng tín dụng trong phân khúc này. Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần đảm bảo khả năng kiểm soát và quản trị hiệu quả các khoản vay này, cần xây dựng giải pháp tổng thể về gói sản phẩm đồng bộ (trả lương qua tài khoản, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác...), đảm bảo tính chủ động và giảm thiểu thời gian quản trị, thu hồi nợ của ngân hàng.