THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠ

Một phần của tài liệu 0888 nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh hà tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 75)

AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG

2.3.1. Tình hình hoạt động cho vay tại Agribank chi nhánh huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Với điều kiện hoạt động đặc thù trên địa bàn thuần nông, hoạt động tín dụng của Agribank Thanh Hà gặp rất nhiều khó khăn trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tu tín dụng, hoạt động tín dụng chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay

CHỈ TIÊU

Gi á trị % Gi á trị % Gi á trị % 15/14 16/15 BQ II. TỔNG Dư NỢ_________________ 594.826 766.995 901.660 28,94 17,56 23,25

1. Phân theo thành phần kinh tế 594.826 100% 766.995 100% 901.660 100% 28,94 17,56 23,25

1.1 Cho vay DNNN_________________ - - -

1.2 CV DN ngoài quốc doanh_________ 103.271 17,36% 120.726 ~

15,74% 158.413 ~

17,56% 16,90 31,21 24

1.3 Cho vay cá nhân 491.555 82,64% 646.269 84,26% 743.247 82,44% 31,47 15 23,23

1.4 Cho vay tổ chức khác - - -

2. Phân theo thời hạn cho vay 594.826 100% 766.995 100% 901.660 100% 28,94 17,56 23,25

1.1 Dư nợ ngắn hạn 360.670 60,63% 457.674 59,67% 533.058 59,12% 26,90 16,47 21,68

1.2 Dư nợ trung - dài hạn 234.156 39,37% 309.321 40,33% 368.602 40,88% 32,10 19,16 25,63

3. Phân theo nhóm 594.826 100% 766.995 100% 901.660 100% 28,94 17,56 23,25 3.1 Nợ nhóm I 547.854 92,10% 738.659 96,30% 863.103 95,72% 34,82 16,84 25,83 3.2 Nợ nhóm II 44.759 7,53% 27.045 3,53% 32.453 3,60% -39,57 20 -9,78 3.3 Nợ xấu (III - V)_________________ 2.213 0,37% 1.291 0,17% 6.104 0,68% -41,66 372,81 165,57 - Nợ nhóm V 633 333 5.007 -47,39 1.403 677,80 - Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0,37% 0,17% 0,68% 0 4. Phân theo ngành nghề 594.826 100% 766.995 100% 901.660 100% 28,94 17,56 23,25

- DN phục vụ nông nghiệp, nông thôn 535.345 90% 674.856 87,98% 784.452 87% 26,06 16,24 21,15

- DN ngành nghề khác 59.481 10% 92.139 12,02% 117.208 13% 54,90 27,20 41,05

4. Phân theo bảo đảm tiền vay 594.826 100% 766.995 100% 901.660 100% 28,94 17,56 23,25

- Cho vay không có bảo đảm bằng TS 305.362 51,34% 368.157 48% 441.813 49% 20,56 20 20,28

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản 289.464 48,66% 398.838

~ 52%

459.847

~ 51% 37,78 15,29 26,53

33

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay của Agribank Thanh Hà

Qua bảng số liệu Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay của Agribank Thanh Hà, tổng dư nợ cho vay đều tăng qua các năm, đến 31/12/2015 tổng dư nợ đạt 766.995 triệu đồng, tăng so với thời điểm 31/12/2014 là 172.169 triệu đồng, tỷ lệ tăng 28,94%; thời điểm 31/12/2016 tổng dư nợ đạt 901.660 triệu đồng, tăng so với thời điểm 31/12/2015 là 134.665 triệu đồng, tỷ lệ tăng 17,58%, tốc độ tăng bình quân đạt 23,25%.

Nếu phân dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế thì cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu (trung bình trên 82%) do Thanh Hà là huyện thuần nông, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động rất ít và đều là các doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy việc tăng trưởng dư nợ gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là các món vay cá nhân nhỏ lẻ.

Nếu phân dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay, nhìn chung hình thức vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều có tốc độ tăng trưởng không ổn định và có xu hướng giảm. Mặc dù dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn (khoảng 60%) nhưng dư nợ trung, dài hạn lại có xu hướng tăng nhiều hơn so với dư nợ ngắn hạn. Đó thực sự là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho Agribank Thanh Hà vì các khoản vay có thời hạn càng dài thì rủi ro càng lớn. Bên cạnh đó, theo bảng 2.1 tình hình huy động vốn giai đoạn 2014 - 2016 ta thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ chủ yếu (khoảng trên 86%) trong khi đó dư nợ cho vay trung dài hạn bình quân chiếm tỷ lệ khoảng 40%, điều này sẽ gây ra nguy cơ mất cân đối trong việc sử dụng vốn, gây rủi ro cho Ngân hàng.

Dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ: ta thấy dư nợ nhóm 1 vẫn chiểm tỷ lệ chủ yếu, tỷ lệ nợ xấu thấp tuy nhiên không ổn định và có xu hướng gia tăng vào năm 2016, nợ xấu năm 2016 là 6.104 triệu đồng, tăng 4.813 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ tăng là 372,81% trong đó nợ nhóm 5 năm 2016 là 5.007 triệu đồng, tăng 4.674 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ tăng 1.403%, đó thực sự là những con số đáng báo động, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó ta thấy nợ nhóm 2 cũng gia tăng rất lớn trong năm 2016, nợ nhóm 2 năm 2016 là 32.453 triệu đồng, tăng 5.408 triệu đồng so với năm 20145, tỷ lệ tăng 20%. Đây thực sự là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất lớn mà Ngân hàng không thể xem nhẹ.

nông nghiệp nông thôn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu so với các ngành nghề khác (trung bình trên 87%). Sở dĩ nhu vậy vì đây là thế mạnh của Agribank Thanh Hà trên địa bàn nông thôn và cũng là theo chỉ đạo của NHNN và cơ chế chính sách của Agribank. Tuy nhiên việc tập trung cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng gặp rất nhiều rủi ro vì hoạt động trồng trọt phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết, hoạt động chăn nuôi luôn gặp rủi ro dịch bệnh, mặt khác vấn đề lo đầu ra cho bà con nông dân vẫn chua đuợc các cấp, các ngành thực sự quan tâm mà đều phụ thuộc vào thuơng lái, cụ thể là thuơng lái Trung Quốc. Tình hình thời tiết, dịch bệnh các năm qua luôn diễn biến hết sức phức tạp ảnh huởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc quá phụ thuộc vào thuơng lái Trung Quốc dẫn đến không chủ động đuợc đầu ra cho bà con, đuợc mùa lại rớt giá, có thể thấy giá nông sản, giá lợn thịt, cá thịt thời gian vừa qua rớt giá thảm hại, tình hình tài chính của nguời vay vô cùng khó khăn dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.

Nếu phân du nợ cho vay theo hình thức bảo đảm tiền vay ta có thể thấy du nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản luôn chiếm khoảng một nửa tổng du nợ của Ngân hàng và vẫn tăng hàng năm (tỷ lệ tăng bình quân 20,28%). Mặc dù cơ cấu du nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã có xu huớng tăng lên nhung không đáng kể. Mặt khác tài sản đảm bảo cho khoản vay nếu là bất động sản thì phần lớn là đất ở tại nông thôn, giá trị thấp, tính thanh khoản thấp, bên cạnh đó việc xử lý tài sản đảm bảo ở nông thôn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ chế chính sách pháp lý lẫn vấn đề đạo lý, tình làng nghĩa xóm...còn nếu tài sản đảm bảo là động sản thì chủ yếu là phuơng tiện giao thông cơ giới và phuơng tiện thủy nội địa, tỷ lệ khấu hao hàng năm rất lớn, rủi ro trong hoạt động rất cao. Nhu vậy có thể thấy hoạt động cho vay tại Agribank Thanh Hà luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro

Theo Bảng 2.1 và 2.4 ta thấy du nợ cho vay của Agribank Thanh Hà luôn thấp hơn rất nhiều so với nguồn vốn tự huy động đuợc tại chi nhánh dẫn đến việc lãng phí nguồn vốn, là điều thực sự rất đáng tiếc đối với Agribank Thanh Hà.

2.3.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong cho vay tại Agribank chi nhá nh huyện Thanh Hà, Hải Dương

2.3.2.1. Nội dung quản trị RRTD tại Agribank Thanh Hà a. Cơ sở pháp lý

Agribank Thanh Hà quản trị rủi ro theo các quy định của Nhà nước, Chính Phủ, Ngân hàng Nhà Nước về lĩnh vực này như: Thông tư số: 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 39/2016/TT - NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng... và các quy định, văn bản khác có liên quan.

Ngoài ra do là một chi nhánh của Agribank, các chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Thanh Hà thực hiện theo các quy định của Agribank.

b. Tổ chức hoạt động tín dụng

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của Agribank Thanh Hà

- Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, trực tiếp chỉ đạo giải quyết những vấn đề vướng mắc và không thuộc phạm vi thẩm quyền của cấp dưới.

- Phó Giám đốc phụ trách tín dụng được Giám đốc ủy quyền quản lý mảng kinh doanh của ngân hàng và được phép xử lý công việc trong phạm vi được uỷ quyền: xem xét nội dung thẩm định do phòng Kế hoạch kinh doanh trình lên để

quyết định cho vay hay không, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay; ra các quyết định xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng, chỉ đạo và đưa ra hướng giải quyết vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với những nghiệp vụ phức tạp và không thuộc uỷ quyền phải trình Giám đốc xem xét để Giám đốc trực tiếp quyết định thực hiện hoặc Giám đốc chỉ đạo hướng thực hiện.

- Phòng Kế hoạch kinh doanh: nhiệm vụ chính là nghiên cứu xây dựng chiến lược tín dụng khách hàng và đề xuất ưu đãi đối với từng khách hàng; Tổng hợp phân tích hoạt động tín dụng từng quý cũng như hàng năm; Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, nợ xấu, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết; Làm đầu mối ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng; Xây dựng chiến lược kinh doanh, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án theo phân cấp uỷ quyền

Trách nhiệm của Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh (phó trưởng phòng phụ trách) là duy trì quan hệ với các khách hàng; phát triển kinh doanh với các đối tượng khách hàng; đánh giá và đề xuất với Giám đốc, Phó giám đốc quyết định đồng ý cho vay hay không đồng ý cho vay; chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc tuân thủ chính sách và thủ tục tín dụng, chất lượng dạnh mục đầu tư; Tổ chức, sắp xếp và quản lý đội ngũ cán bộ nhân viên trong phòng đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng làm việc nghiêm túc, đúng nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm cao và có tư cách nghề nghiệp tốt, đạt hiệu quả cao trong công việc.

Cán bộ tín dụng với nhiệm vụ làm tất cả các khâu từ khâu tiếp xúc tìm kiếm khách hàng đến khâu tất toán khoản vay cụ thể: thường xuyên tiếp thị tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay; phân tích đánh giá, phân loại khách hàng và kiến nghị phê duyệt đối với các hồ sơ xin vay lên lãnh đạo phòng; Chịu trách nhiệm đề xuất, xây dựng, duy trì quan hệ khách hàng và chăm sóc khách hàng thường xuyên; Nhận và đánh giá hồ sơ xin vay, quản lý tín dụng sau khi giải ngân, và thực hiện theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng; Phát hiện và báo cáo lãnh đạo phòng những dấu hiệu bất thường có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng và có những đề xuất kịp thời để phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

c. Quy định chính sách cho vay

Agribank đã ban hành chính sách tín dụng một cách thống nhất, phù hợp với từng thời kỳ hoạt động của ngân hàng. Đây chính là những quy định, hướng dẫn cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và các cấp có liên quan để có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Việc áp dụng chính sách tín dụng sẽ giúp rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay. Do đó cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định chính sách cho vay.

Agribank ban hành Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về Quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Agribank. Đó là quy định về mức phán quyết tại chi nhánh và mức phán quyết tại Hội sở dựa trên xếp hạng, dư nợ, chất lượng tín dụng,.. của từng chi nhánh. Hạn mức phán quyết được quy định rõ cho từng đối tượng khách hàng (khách hàng doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân,...), từng đối tượng khách hàng (khách hàng mới, khách hàng đã có quan hệ) và từng loại hình cho vay (vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm)

Định kỳ sáu tháng/lần, Agribank ban hành các chỉ đạo hoạt động tín dụng đến các chi nhánh phù hợp với từng thời kỳ hoạt động kinh doanh, tình hình kinh tế thị trường,...những quan điểm chỉ đạo này luôn được Agribank Thanh Hà thực hiện một cách nghiêm túc, quyết liệt. Đó là các nguyên tắc phát triển tín dụng, các chương trình tín dụng ưu tiên, đối tượng khách hàng, kỳ hạn cho vay, lãi suất, phí dịch vụ, các giới hạn tín dụng như: giới hạn quy mô và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, giới hạn dư nợ/tổng tài sản có rủi ro, tỷ trọng dư nợ/tổng dư nợ theo loại khách hàng, theo thời hạn cho vay, theo đồng tiền cho vay, theo mục đích vay vốn, tỷ lệ nợ cần chú ý/nợ xấu trên tổng dư nợ.

d. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng đang được thực hiện tại Agribank Thanh Hà được áp dụng thực hiện theo đúng quyết định số 226, quyết định số 838, quyết định số 839, quyết định số 311. Tổng quan gồm các bước chính như sau:

- Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ đuợc tiếp nhận và huớng dẫn về thủ tục, điều kiện, quy định cho vay và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Việc này đuợc thực hiện bởi nhân viên tín dụng (Cán bộ thẩm định)

-Thẩm định, xét duyệt vay vốn, phân loại, đánh giá khách hàng và xếp hạng tín dụng trước khi cho vay.

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, cán bộ thẩm định lập tờ trình thẩm định về tu cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý (chứng minh nhân dân/căn cuớc công dân, sổ hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định bổ nhiệm nguời đại diện pháp nhân ...), kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng kể cả với các ngân hàng khác thông qua Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam của Ngân hàng nhà nuớc (CIC), nguồn thông tin từ phòng phòng ngừa rủi ro của ngân hàng Agribank và các nguồn thông tin đáng tin cậy khác để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời để kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng doanh nghiệp, Agribank Thanh Hà chủ yếu dựa vào thông tin kế toán đuợc phản ánh tổng hợp trên 4 loại báo cáo chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo luu chuyển tiền tệ, thuyết minh tài chính) từ đó thẩm định các nội dung chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu; về tình hình công nợ nhu nợ phải trả, nợ phải thu; về hàng tồn kho; về khả năng thanh toán; về doanh thu; về kết quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cán bộ thẩm định sẽ xuống tận cơ sở hoạt động, công truờng, trụ sở của khách hàng để xem xét cơ sở vật chất, trang thiết bị, khoản đầu tu ... có khớp đúng với thông tin mà khách hàng cung cấp, thăm dò ý kiến của công nhân doanh nghiệp hoặc đối tác của khách hàng xem doanh nghiệp có thực sự lãi hay không, có trả luơng đúng kỳ, đầy đủ hay không. cán bộ thẩm định cần thẩm định

Một phần của tài liệu 0888 nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh hà tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w