Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0888 nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh hà tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104)

Thứ nhất, NHNN cần tăng cường quản lý, điều hành bằng việc rà soát lại tất cả các văn bản liên quan tới lĩnh vực hoạt động của các NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng; hoàn thiện hệ thống văn bản về quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay trên cơ sở bảo đảm sự an toàn cho các NHTM

Thứ hai, NHNN cần nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

NHNN cần tạo lập hệ thống các thông tin tín dụng có sự hữu ích cao hơn theo hướng

bổ sung, tăng thêm tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu thông tin, không chỉ là dữ liệu về các khách hàng mà còn là sự đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng phân tích và thẩm định khách hàng.

Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Trung tâm thông tin về tín dụng cần tổng hợp và đua ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ các NHTM để các Ngân hàng sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần phải có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh đuợc đặt ra trong môi truờng hội nhập.

NHNN cần thiết lập các mối liên hệ đối với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua thông tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Ngân hàng, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ và đối tác ở nuớc ngoài của các doanh nghiệp trong nuớc, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tu nuớc ngoài.

Thứ ba, Tăng cuờng công tác thanh tra, giám sát:

NHNN cần xây dựng một hệ thống các văn bản, quy định quản lí cụ thể đối với các nội dung, các biện pháp giám sát và thanh tra các NHTM, kiểm tra công tác tín dụng của các NHTM dựa trên cơ sở đó là phải phù hợp với pháp luật trong hoạt động tín dụng của các NHTM, phải đảm bảo một môi truờng cạnh tranh lành mạnh cho các NHTM. Cụ thể:

- Nâng cao chất luợng thanh tra, giám sát bằng cách nắm bắt các nghiệp vụ kịp thời, áp dụng công nghệ hiện đại để có thể giám sát liên tục các NHTM theo hai hình thức đó là hình thức thanh tra tại chỗ và hình thức giám sát từ xa.

+ Hình thức thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm không tuân thủ các quy định pháp luật do nguyên nhân khách quan để áp dụng các chế tài cụ thể.

+ Hình thức giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời các sai phạm để các NHTM có các biện pháp ngăn ngừa RRTD.

nghiệm của các nước phát triển giúp các NHTM tăng trưởng an toàn và có khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng nước ngoài.

Thứ tư, Quy định hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất Hiện nay, mỗi Ngân hàng đều đã xây dựng một hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp loại khách hàng riêng cho mình. Điều này sẽ làm cho các thông tin của Trung tâm phòng ngừa RRTD ngân hàng cung cấp sẽ không nhất quán. Các tiêu chí khác nhau sẽ dẫn đến kết quả xếp loại của từng ngân hàng khác nhau.

Các hạng khách hàng được Trung tâm cung cấp không phù hợp với hạng của ngân hàng hỏi tin. Trong rất nhiều trường hợp khách hàng được xếp hạng tín dụng thấp ở ngân hàng này lại có điểm xếp hạng tín dụng cao ở ngân hàng khác. Vì vậy, để khai thác thông tin có hiệu quả, đánh giá khách hàng chính xác, NHNN cần xây dựng một hệ thống tính điểm và xếp hạng trong toàn ngành sao cho việc tham khảo thông tin của các ngân hàng trở nên thuận lợi hơn.

Thứ năm, Hoàn thiện mô hình thanh tra các ngân hàng trong nước

Mô hình thanh tra của NHNN cần phải có một sự độc lập về công tác điều hành và hoạt động nghiệp vụ. Công tác thanh tra cũng cần thực hiện thường xuyên hơn và nâng cao trình độ các cán bộ thanh tra để có khả năng phát hiện kịp thời những sai sót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng...

Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ RRTD của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.

+ Cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và đóng vai trò là người chủ trì liên kết các NHTM trong việc thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: về phí chuyển tiền, về kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là đường truyền thông tin.

+ NHNN tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Đồng thời cần nghiên cứu đưa ra các cảnh bảo sớm về các rủi ro tiềm ẩn mà các NHTM đang và sẽ đối mặt như: rủi ro tập trung danh mục, rủi ro về môi trường kinh tế, rủi ro chính trị ....đây là những cảnh báo sớm rất hữu ích cho các NHTM trong điều kiện thông tin thu thập còn nhiều hạn chế.

thông tin tín dụng (CIC) của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có biện pháp tuyên truyền để các NHTM nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.

+ Với vai trò là cơ quan đầu mối quản lý vĩ mô của nhà nuớc trong lĩnh vực tín dụng NHNN cần có những phân tích và dự báo về diễn biến thị truờng tín dụng trong từng thời kỳ căn cứ trên cơ sở các biến số kinh tế, tiền tệ vĩ mô thông qua các mô hình định tính và định luợng phù hợp. Thông qua đó cung cấp các đánh giá và dự báo vĩ mô về diễn biến tiền tệ, tín dụng với chất luợng cao để các NHTM có cơ sở tham khảo một cách tin cậy khi hoạch định chiến luợc phòng ngừa và hạn chế RRTD của mình.

+ Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung uơng xuống cơ sở và có sự độc lập tuơng đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của uỷ ban Basel, tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong thanh tra.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam

3.3.3.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, là định huớng cơ bản trong xác định những mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định huớng rõ ràng, phòng ngừa đuợc những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị truờng một cách đầy đủ và kỹ càng.

Hiện nay, Agribank đang áp dụng quy trình tín dụng mà cán bộ tín dụng đảm nhiệm khá nhiều khâu của quá trình cho vay từ tiếp xúc khách hàng, đua ra báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo duyệt cho vay, cán bộ tín dụng cũng phụ trách tiếp nhận hồ sơ tài sản bảo đảm và đăng ký, quản lý hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sau cho vay, thu hồi nợ. Trong khi đó các NHTM cổ phần trong nuớc đang áp dụng quy trình cấp tín dụng mới bao gồm các bộ phận chuyên môn khác nhau: bộ phận quan hệ khách hàng (tập trung: hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng) đuợc chia làm 2 mảng: cá nhân và doanh nghiệp; bộ phận thẩm định (thực hiện thẩm định tín

dụng độc lập và nêu ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng) và bộ phận hỗ trợ tín dụng (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay,...)

Rõ ràng, quy trình tín dụng mà các NHTM cổ phần đang áp dụng có nhiều ưu việt hơn do phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm pháp lý của các bộ phận. Sự rạch ròi trong trách nhiệm sẽ bảo đảm tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời. Đồng thời mỗi bộ phận xây dựng các mục tiêu riêng trong chức năng, nhiệm vụ của mình như: tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng, nhóm khách hàng cần thiết lập, mức độ tăng trưởng tín dụng,.. .đề ra các giải pháp thực hiện hóa các mục tiêu đó. Để thực hiện được các giải pháp đó phải phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận, phù hợp với mục tiêu của mỗi ngân hàng cũng như chính sách tín dụng mà ngân hàng đó đề ra. Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hiện nay còn nhiều hạn chế.

Từ những phân tích trên, ta thấy quy trình tín dụng của Agribank hiên nay vẫn tồn tại mô hình tín dụng cũ làm cho việc kiểm soát rủi ro chưa được phát huy. Do đó, Agribank cần nghiên cứu, ứng dụng quy trình mới vào hoạt động nhằm bảo đảm lựa chọn được những món vay an toàn, hiệu quả.

3.3.3.2. Hoàn thiện các tiêu chí chấm điểm, xếp loại khách hàng

- Các tiêu chí để chấm điểm, xếp loại khách hàng cần thực tế và cụ thể hơn nữa. Hiện nay, các khách hàng đến vay được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu về tài chính như: lợi nhuận sau thuế, khả năng thanh toán, tỷ suất tự tài trợ, ROA, ROE,..của doanh nghiệp. Với các tiêu chí như trên thì hầu hết khách hàng đến quan hệ đều xếp loại A do các chỉ tiêu này được lấy ra từ báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Hiện nay, Agribank đã tiến hành đánh giá qua các chỉ tiêu phi tài chính, tuy nhiên các chỉ tiêu này còn sơ sài và nhiều tiêu chí đưa ra chưa thực sự sát với

thực tế dẫn đến cán bộ tín dụng nhiều khi lựa chọn các chỉ tiêu này chua chính xác. Agribank nên hoàn thiện thêm hệ thống xếp hạng nội bộ của mình.

3.3.3.3. Cải tiến khâu tuyển dụng:

Tình trạng tuyển dụng của Agribank từ xua cho đến nay vẫn còn rất nặng về truyền thống cha mẹ về cho con vào, tình cảm trong hệ thống Agribank gây ảnh huởng rất nhiều đến chất luợng nguồn cán bộ. Do đó, Agribank cần tuyển dụng công khai, công bố các tiêu chuẩn tuyển dụng, tổ chức thi tuyển nghiêm túc thể hiện tinh thần coi trọng hiền tài hơn nữa.

Agribank cần tổ chức, sắp xếp nhân sự theo đúng năng lực và trình độ góp phần nâng cao hiệu quả lao động, giúp ngân hàng phát triển bền vững trong thời kỳ cạnh tranh hiện nay. Hàng năm, Agribank vẫn tổ chức rất nhiều lớp học tổng quát và nghiệp vụ cho cán bộ tuy nhiên hiệu quả đạt đuợc chua cao. Nguyên nhân do cấu trúc bài giảng còn miên mang không đúng trọng tâm vấn đề và vẫn nặng tính lý thuyết chứ chua xây dựng đuợc phong cách dạy và học hiện đại: trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để giải quyết vấn đề giữa các học viên và bài giảng.

3.3.3.4. Phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện ích

Agribank nên tập trung nhiều hơn nữa vào việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện ích do hiện nay các ngân hàng khác đang có rất nhiều chính sách uu đãi, khuyến khích để thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ vì vậy tính cạnh tranh là rất cao. Ngoài ra, theo xu thế chung để xây dựng là một ngân hàng hiện đại việc tăng thu từ dịch vụ và giảm thu từ tín dụng là điều tất yếu.

3.3.3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ xử lý nợ

- Hiện nay, các chi nhánh của Agribank đã thành lập tổ xử lý nợ, tuy đã đạt đuợc những kết quả buớc đầu xong thực tế hiệu quả đạt đuợc chua cao, do đó cần hoàn thiện theo huớng sau:

+ Thành lập tổ xử lý nợ tách khỏi bộ phận cho vay: theo mô hình cũ, bộ phận tổ xử lý nợ chung với bộ phận cho vay, các thành viên trong tổ xử lý nợ vẫn là cán bộ tín dụng kiêm nhiệm, vì vậy khi các thành viên làm việc với khách hàng nợ xấu sẽ không khách quan. Việc tách khỏi bộ phận cho vay sẽ tăng tính chuyên môn hóa, giúp tổ xử lý nợ làm việc khách quan hơn.

+ Có chế độ khen thưởng cho cán bộ xử lý nợ nhằm khuyến khích động viên cán bộ tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ xấu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên đây là một số những giải pháp, kiến nghị mà tác giả đưa ra giúp tăng cường công tác quản trị rủi ro trong cho vay nhằm mục đích là phần nào có thể hạn chế được rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay tại Agribank Thanh Hà, giúp hoạt động cho vay tại chi nhánh hiệu quả hơn, phát triển bền vững hơn. Mỗi giải pháp, kiến nghị đưa ra đều có một tác dụng riêng. Bởi vậy, để các giải pháp này có thể phát huy hiệu quả trong thực tế công việc cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp trên, giữa Chính phủ/Ngân hàng Nhà nước - Ban lãnh đạo Agribank - Các cán bộ tín dụng Agribank - Với các khách hàng của Ngân hàng.

KẾT LUẬN•

Hiện nay, đối với các NHTM, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề được tất cả các NHTM trong nước cũng như thế giới quan tâm.

Là một chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cùng với sự phát triển của toàn hệ thống, Agribank Thanh Hà những năm gần đây đã phát triển với quy mô và tốc độ khá lớn. Do đó, để bảo đảm an toàn vốn vay, việc nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay là một yêu cầu tất yếu.

Với mong muốn góp phần hạn chế rủi ro trong cho vay tại chi nhánh, xây dựng chi nhánh ngày càng phát triển, luận văn với đề tài “Nâng cao công tá c quản

trị rủi ro trong cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương” đã đề cập đến một số

vấn đề cơ bản sau:

1. Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro trong cho vay tại các NHTM.

2. Qua đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong cho vay tại Agribank Thanh Hà đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

3. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay tại Chi nhánh.

Hy vọng luận văn sẽ là tư liệu hữu ích để Agribank Thanh Hà xây dựng cơ chế phù hợp để quản trị rủi ro trong cho vay, góp phần vào sự phát triển chung của toàn chi nhánh, của Agribank và hệ thống ngân hàng trong cả nước.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Phương Lan và tập thể cán bộ nhân viên của Agribank Thanh Hà đã tạo điều kiện, hướng dẫn tận tình cho tác giả hoàn thành luận văn này.

Trong phạm vi của một bản luận văn sẽ không thể đề cập hết và không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các

Một phần của tài liệu 0888 nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh hà tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w