CHO VAY TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG
2.4.1. Ket quả đạt được
Trên địa bàn huyện Thanh Hà, Agribank Thanh Hà được coi là ngân hàng có tuổi đời lớn nhất so với các NHTM khác trên cùng địa bàn, vì vậy chi nhánh có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, uy tín trên thị trường cũng như có mối
quan hệ truyền thống với các khách hàng. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh là khá tốt và góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của hệ thống Agribank.
- Việc thực hiện các cơ chế chính sách tín dụng đối với khách hàng, việc chỉ đạo hoạt động tín dụng nghiêm túc và ngày càng phù hợp với yêu cầu kinh doanh và công tác hạn chế rủi ro tín dụng.
Quy chế cho vay, quy định về bảo đảm tiền vay, xếp loại khách hàng,... được thực hiện nghiêm túc, đồng thời chi nhánh thường xuyên tập huấn cho tất cả cán bộ tín dụng các buổi thảo luận chuyên đề giúp trau dồi kiến thức, đồng thời chi nhánh còn tổ chức kiểm tra và thi nghiệp vụ, tuyên dương những cán bộ đạt kết quả cao để tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
-Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng nhưng luôn ở mức kiểm soát được.
tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của chi nhánh. Có đuợc điều này là do toàn thể đội ngũ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Agribank Thanh Hà đã nỗ lực triển khai các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong mọi khâu, từ truớc, trong đến sau khi cho vay.
- Quy trình nghiệp vụ, phân cấp trách nhiệm được quy định rõ ràng.
Chi nhánh đã quy định rõ vai trò, nhiệm vụ của truởng phòng Kế hoạch và kinh doanh, giám đốc phòng giao dịch, các phó phòng và từng cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó mức phán quyết đối với đối với Giám đốc, Phó giám đốc, giám đốc phòng giao dịch trực thuộc đuợc quy định chi tiết, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế.
Quy định tín dụng rõ ràng, cán bộ tín dụng hiểu rõ nhiệm vụ, vai trò của mình trong việc thẩm định khách hành, hoàn tất hồ sơ, quản lý hồ sơ, ...Sự phân định trách nhiệm cụ thể giúp cán bộ tín dụng kiểm soát tốt các món cho vay, từ đó giúp hạn chế đuợc rủi ro tín dụng.
-Phân loại nợ và quản lý nợ xấu thực hiện theo đúng hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, của Agribank.
Chi nhánh luôn thực hiện đầy đủ các cơ chế, chinh sách về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, hàng quý chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo quy định. Ban lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo sát sao đến các khoản nợ rủi ro có vấn đề và tìm mọi biện pháp để giảm thiểu rủi ro.
Chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc thành lập tổ xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Agribank, có chính sách thuởng cho tổ xử lý nợ khi đạt đuợc những kết quả tốt. Ngoài ra, các thành viên trong tổ đều là cán bộ có kinh nghiệm, trình độ nên trong thời gian qua việc thu hồi nợ xấu đã có những kết quả nhất định, góp phần tăng thêm thu nhập cho chi nhánh.
Ban lãnh đạo chi nhánh luôn nắm chắc đuợc tình hình trích lập và xử lý rủi ro của chi nhánh do công tác báo cáo đuợc duy trì thuờng xuyên, chính xác, kịp thời từ đó có các biện pháp chỉ đạo sát sao, kịp thời.