Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị min (Trang 47 - 49)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội thị xã

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thị xã Quảng Trị được hình thành và trở thành dinh lị của tỉnh Quảng Trị từ năm 1809 dưới triều đại Gia Long. Đến ngày 17/02/1906 Toàn quyền Đông Dương đã ban hành quyết định thành lập thị xã Quảng Trị - tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị. (Website:

Cổng thông tin điện tử thị xã Quảng Trị, thixaquangtri.gov.vn)

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến ngày Cách mạng Tháng Tám thành cơng, chính quyền tỉnh Quảng Trị được thành lập và lấy thị xã Quảng Trị làm tỉnh lỵ. Sau ngày đất nước thống nhất, thị xã Quảng Trị trở thành thị trấn huyện lỵ của huyện Triệu Hải thuộc tỉnh Bình Trị Thiên.

Theo xu thế phát triển của tình hình mới, ngày 16/9/1989 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam đã ra Quyết định số 134/QĐ- HĐBT thành lập lại thị xã Quảng Trị. Sau gần 20 năm được thành lập lại, để tạo điều kiện cho thị xã phát triển xứng đáng với tầm vóc của nó, ngày 19/3/2008, Chính phủ đã có nghị định số 31/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong để mở rộng địa giới hành chính thị xã Quảng Trị. Đến nay, thị xã Quảng Trị có 5 đơn vị hành chính trực thuộc với 4 phường và 1 xã.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Quảng Trị

- Vị trí địa lý: Nằm ven châu thổ sông Thạch Hãn, Thị xã Quảng Trị cách cố đơ

Huế khoảng 60km về phía bắc, phía tây và phía bắc giáp thị xã Triệu Phong, phía đơng giáp thị xã Hải Lăng và phía nam giáp thị xã Đakrơng và Hải Lăng. Thị xã Quảng Trị có diện tích tự nhiên là 7.402,78 ha, dân số 22.760 người; 5 đơn vị hành chính trực thuộc. Nằm trên trục đường giao thông chiến lược của quốc gia: quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam đi qua, có đường thủy nối với chiến khu Ba Lịng và cảng Đơng Hà, cảng Cửa Việt. Đồng thời là đầu mối xuất phát của nhiều tuyến đường tỉnh lộ, nên giao thông trên địa bàn thị xã Quảng Trị rất thuận lợi. Được xác định là trung tâm kinh tế - văn hóa phía Nam của tỉnh Quảng Trị, nằm giữa vùng trọng điểm lúa Triệu – Hải, vì vậy thị xã Quảng Trị là một vị trí quan trọng khơng chỉ về kinh tế mà cịn về chính trị, qn sự, văn hóa, xã hội.

- Địa hình: thị xã Quảng Trị chia thành 2 vùng rõ rệt.

- Phía nam là vùng đồi núi với những thảm rừng có hệ sinh thái phong phú.

Phía bắc là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn quả lâu năm. Hai con sông Thạch Hãn và Vĩnh Định chảy qua Thị xã hình thành các con đường thuỷ nối liền thị xã Quảng Trị về với Cửa Việt, Hội Yên, Đông Hà, thị xã Quảng Trị đi Thuận An (Thành phố Huế)…Đồng thời, 2 con sơng chảy vào lịng thị xã đã góp phần tạo nên cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẽ về mùa hè, bồi đắp phù sa cho ruộng đồng về mùa mưa.

- Khí hậu: thị xã Quảng Trị mang đậm nét điển hình của khí hậu vùng nhiệt đới

gió mùa. Sự khắc nghiệt của khí hậu kết hợp với sự phức tạp của địa hình thường xuyên gây ra bão, lụt, hạn hán, giá rét.

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tại thị xã Quảng Trị năm 2018 Tổng số (Ha) Cơ cấu Tổng số (Ha) Cơ cấu

(%)

Diện tích tự nhiên 7282,30 100,00

I. Đất nông nghiệp 5758,70 79,07

Đất sản xuất nông nghiệp 928,06 12,74

- Đất trồng cây hàng năm 554,38 7,61

+ Đất trồng lúa 306,90 4,21

+ Đất trồng cây hàng năm khác 217,48 2,99

- Đất trồng cây lâu năm 403,68 5,54

Đất lâm nghiệp có rừng 4760,31 65,38 - Rừng sản xuất 2874,06 39,47 - Rừng phòng hộ 1886,25 25,90 - Rừng đặc dụng 0,00 0,00 Đất nuôi trồng thuỷ sản 70,33 0,96 Đất làm muối - - Đất nông nghiệp khác - -

II. Đất phi nông nghiệp 1356,65 18,63

Đất ở 178,16 2,44

- Đất ở đô thị 153,39 2,10

- Đất ở nông thôn 24,77 0,34

Đất chuyên dung 409,27 5,62

- Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp 7,99 0,10

- Đất quốc phòng, an ninh 46,87 0,64

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 18,21 0,25

- Đất có mục đích cơng cộng 307,21 4,21

Đất tơn giáo, tín ngưỡng 10,25 0,14

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 92,99 1,27

Đất sông suối và mặt nước chuyên dung 665,81 9,14

Đất phi nông nghiệp khác 0,16 0,02

III. Đất chưa sử dụng 166,95 2,29

Đất bằng chưa sử dụng 108,5 1,49

Đất đồi núi chưa sử dụng 58,45 0,80

Núi đá khơng có rừng cây - -

(Nguồn: Phịng thống kê thị xã Quảng Trị)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị min (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)