Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị min (Trang 97 - 101)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Quảng

3.2.3. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước thị xã

Năm 2017 là năm đầu triển khai Luật ngân sách 2017 và cũng là năm đầu của thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017 - 2020. Vì vậy, thực hiện tốt công tác chấp hành dự toán thu NSNN sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của cả giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Công tác chấp hành dự toán thu NSNN cấp huyện cần được hoàn thiện như sau:

Quản lý các khoản thu từ Thuế

Tăng cường công tác quản lý thu, chú trọng những lĩnh vực còn thất thu lớn, chủ yếu là thất thu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Tăng cường quản lý thu ở các xã, phường thực hiện đấu thầu cho thuê

mặt bằng, kè buôn bán, thực hiện cơ chế thích hợp đối với các khoản thu khác. Thực hiện các biện pháp, bồi dưỡng các nguồn thu, tăng cường kiểm tra doanh thu, giá cả hàng hóa bán ra; chi phí hợp lệ tính thuế, các khoản lương, vận chuyển, tăng cường kiểm tra chống thất thu đối với hộ kinh doanh, kiểm tra chặt chẽ các khoản thuế đầu vào trên các bảng kê của các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đặc biệt là các đơn vị có số thuế giá trị gia tăng lớn, phải hoàn thuế.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường đổi mới và áp dụng các biện pháp, kỹ năng để giám sát quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế nhằm giảm tối đa nợ đọng thuế. Rà soát, kiểm tra, phân loại nợ đọng thuế; tập trung lực lượng triển khai các biện pháp thu hồi nợ thuế, thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ thuế hàng năm. Giải quyết chính xác kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo về thuế.

Cơ quan Thuế thị xã tập trung hướng dẫn, đưa luật thuế mới vào đời sống nhân dân như: Luật Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế... thông qua việc tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế, từ đó thu đúng, thu đủ không để kết dư, tồn đọng thuế. Từng bước phối hợp với Cục Thuế tỉnh cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong công tác thu thuế, thực hiện theo cơ chế “một cửa” với mục tiêu giảm bớt thủ tục giấy tờ, công khai minh bạch về thủ tục, về quy trình thu, áp dụng nhiều biện pháp nhằm khai thác nguồn thu hợp lý, chống thất thu trong mọi lĩnh vực.

Trong những năm qua, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chất lượng của hoạt động tuyên truyền, hổ trợ người nộp thuế còn hạn chế, chưa tạo được chuyển biến nhiều trong nhận thức , ý thức chấp hành thuế của người nộp thuế. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Để ngăn ngừa các hành vi vi phạm trên, tạo điều kiện để công tác quản lý thuế có hiệu quả, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế. Cơ quan thuế phải đổi mới hình thức, lựa chọn nội dung và các phương pháp tuyên truyền thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội, dân trí của địa phương. Tuyên truyền và hỗ trợ nhằm giải thích, hướng dẫn các vướng mắc về chính sách, các thủ tục kê khai, tính thuế cho các doanh

nghiệp và người dân; nếu công tác này được thực hiện tốt thì các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn sẽ có điều kiện để tìm hiểu và dễ dàng thực hiện, chấp hành Luật thuế tốt và đúng quy định. Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về thuế; phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền phù hợp như: Trực quan khẩu hiệu, pano áp phích, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách pháp luật thuế, tọa đàm, đối thoại trực tiếp với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế để giải quyết các vướng mắc về chính sách thuế; hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế.Cụ thể là:

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thuế trong các trường Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn huyện nhằm giúp học sinh –những doanh nhân trong tương lai hiểu và có nhận thức đúng về chính sách thuế.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông ở chuyên trang, chuyên mục: Doanh nghiệp hỏi – Cơ quan thuế trả lời, chính sách thuế và cuộc sống để giải đáp vướng mắc, kịp thời cập nhật chính sách thuế cho người nộp thuế.

- Cung cấp kịp thời và đầy đủ các văn bản hướng dẫn về chính sách thuế, các biểu mẫu tờ khai, chương trình hổ trợ kê khai, quyết toán các sắc thuế tạo điều kiện tối đa để người nộp thuế hiểu đúng, khai đủ, nộp kịp thời các khoản thuế vào NSNN.

- Đối với những doanh nghiệp dây dưa, nợ đọng thuế kéo dài, vi phạm pháp luật về thuế phải thông báo trên báo chí và các phương tiện truyền thông.

- Đối với các doanh nghiệp, người nộp thuế có thành tích nộp thuế tổ chức tuyên dương, quảng bá, vinh danh họ rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó tạo nên chuyển biến tích cực trong nhận thức của người nộp thuế, tăng thêm sự đồng thuận của dư luận xã hội đối với công tác quản lý thuế và hoạt động thu ngân sách .

Cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nên khu vực kinh tế hộ cá thể sản xuất kinh doanh Công - Thương nghiệp và Dịch vụ trên địa bàn thị xã phát triển mạnh, tuy nhiên thất thu thuế từ khu vực này cũng không nhỏ. Do vậy đây là đối tượng nộp thuế cần được quan tâm đúng mức và cần có những đổi mới trong công tác quản lý thu thuế đối với đối tượng này. Cải cách công tác quản lý thuế đối với hộ kinh

doanh cá thể phải nhằm mục tiêu quản lý được tất cả các hộ thực tế có kinh doanh, quản lý sát đúng doanh thu kinh doanh, đôn đốc hộ kinh doanh tự giác nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế phải nộp vào ngân sách, hạn chế thất thu.

Việc quản lý thu ngân sách nhà nước không chỉ dừng lại ở việc khai thác nguồn thu hiện có mà phải bằng chính sách nhằm nuôi dưỡng các nguồn thu đã bị thu hẹp và mở rộng nguồn thu để không ngừng tăng nguồn thu trên địa bàn. Muốn vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, hộ cá thể cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của Nhà nước, chính quyền địa phương. Cần tạo môi trường phát triển kinh tế NQD, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế nhiều thành phần và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của mọi công dân là tiền đề cơ bản để định hướng phát triển kinh tế tư nhân.

Tuy nhiên, để xác định phương hướng, mục tiêu, bước đi và các giải pháp cụ thể phải gắn liền với những điều kiện thực tế ở mỗi địa phương, địa bàn. Để tạo môi trường phát triển kinh tế NQD trên địa bàn góp phần tăng nguồn thu trước mắt và lâu dài cho ngân sách thị xã, cần tạo điều kiện để hộ cá thể đầu tư vào SXKD nhiều hơn. Cho phép tất cả mọi người có vốn đều có quyền đầu tư phát triển kinh tế ở địa bàn thị xã, không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú. Môi trường KT-XH trên địa bàn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của khu vực này do tác động chi phối môi trường tâm lý, môi trường luật pháp và môi trường kinh tế. Để tạo môi trường CT-XH trên địa bàn cần có chính sách nhất quán cởi mở, xây dựng chiến lược trước mắt cũng như lâu dài mà nhất là nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn thị xã. Xem xét giảm thuế hợp lý đối với các hoạt động kinh tế, cần có sự khuyến khích phát triển như giảm thuế đối với sản xuất CN-TTCN, các ngành sản xuất các mặt hàng truyền thống, chế biến nông lâm sản. Kêu gọi đầu tư có hiệu quả nhất, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư trên địa bàn. Xử lý nhanh, đúng quy định của nhà nước về xóa, miễn, gia hạn và giãn nợ các khoản thuế khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

Quản lý các khoản thu ngoài Thuế

Cần phải công khai hóa các khoản thu ngoài thuế một cách minh bạch để mọi người dân mọi tổ chức biết để thực hiện tốt khắc phục tình trạng hiện nay các khoản

thu này không được công bố công khai dẫn đến tình trạng vận dụng tuỳ tiện sai nguyên tắc chế độ và thiếu tính công bằng. Phải tiến hành rà soát lại các loại phí và lệ phí trên địa bàn để từ đó có biện pháp bổ sung sửa đổi bãi bỏ những khoản thu phí và lệ phí đặt ra bất hợp lý.

Đối với tiền sử dụng đất, tiền cho thuê mặt đất, mặt nước: Phòng Tài chính - Kế hoạch phải tích cực tham mưu UBND thị xã chỉ đạo phòng tài nguyên Môi trường và các ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, hợp thức hóa quyền sử dụng đất, tích cực cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân trong việc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tích cực áp dụng các biện pháp cần thiết để thu đủ số tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, mà các tổ chức, cá nhân còn nợ đến thời hạn phải nộp NSNN. Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước để có phương án xử lý tài sản nhà nước phù hợp, hiệu quả; thực hiện tốt công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu dân cư để phát triển quỹ đất đáp ứng yêu cầu về đất ở, đất thương mại, dịch vụ của xã hội, góp phần tăng thu ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị min (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)