VỀ VAI TRÒ VÀ MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA ĐỐI VỚI TỪNG KHÂU TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh BR VT giai đoạn 2020 2030 (Trang 62 - 63)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.4 HIỆN TRẠNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ CÁC TIẾN ĐỘ KỸ

2.4.3 VỀ VAI TRÒ VÀ MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA ĐỐI VỚI TỪNG KHÂU TRONG

TRONG SXNN

Đẩy nhanh cơ giới hóa nông nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất được xem là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông nghiệp. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, nông dân cũng rất quan tâm, vì vậy, việc cơ giới hóa trong nông nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Theo kết quả điều tra của cơ quan tư vấn đợt tháng 10/2016, mức độ cơ giới hóa ở các lĩnh vực SX nông nghiệp như sau:

-Ngành trồng trọt: Các khâu có mức độ cơ giới hóa cao là  Vận chuyển vật tư và sản phẩm nông nghiệp 90% - 95%.  Tưới nước 90% - 92%.  Làm đất: 85% - 90%.  Phun thuốc bảo vệ thực vật 65% - 70%.  Thu hoạch 45% – 50%. Ở một số khâu còn lại và các loại cây trồng khác, tỷ lệ cơ giới hóa hầu như không đáng kể. Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm chạp trong việc ứng dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp; trong đó, đáng kể là quy mô đồng ruộng nhỏ, sản xuất trong tình trạng manh mún, chưa hình thành được những cánh đồng lớn để thực hiện liên kết trong sản xuất; Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể kể đến là: Máy móc nội khá nghèo nàn, giá cả và chất lượng đều chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; trong khi, máy móc nhập khẩu sản xuất theo chuẩn của các nước có nền nông nghiệp phát triển, thường có độ “chênh” với quy trình sản xuất chủ yếu bằng thủ công của Việt Nam. Giá nông sản bấp bênh cũng là một trong những nguyên do nông dân kém mặn mà với việc mạnh dạn đầu tư cho sản xuất. Tuy nhà nước đưa ra một số chính sách hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng nông dân vẫn khó tiếp cận do các chương trình này thường đi kèm với quá nhiều quy định, ràng buộc phức tạp.

-Ngành chăn nuôi: hầu hết các trang trại chăn nuôi quy mô lớn được đầu tư công nghệ hiện đại, nuôi chuồng kín, thông gió cưỡng bức và thường xuyên cập nhật các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới vào sản xuất. Các khâu sản xuất được cơ giới hóa gồm: phối trộn thức ăn, hệ thống thiết bị về cấp nước, thức ăn, vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, các khâu trong quy trình chăn nuôi, hầu hết vẫn sử dụng phương pháp thủ công, không có công trình xử lý nên nguy cơ ô nhiễm môi trường khá lớn.

-Ngành thủy sản: đối với nuôi trồng thủy sản, các công đoạn được cơ giới hóa chủ yếu là sử dụng máy bơm để điều tiết nước trong ao, hồ và sử dụng động cơ để chạy máy sục khí. Đối với khai thác thủy sản, trên địa bàn tỉnh hiện có 6.294 tàu thuyền các loại có gắn động cơ với tổng công suất 1,1 triệu CV (theo Chi cục Thủy sản, đến tháng 03/2017, toàn tỉnh có 6.330 tàu gắn động cơ với tổng công suất 1.299.190CV); có 169 cơ sở chế biến thủy sản với tổng công suất chế biến 250 nghìn tấn/năm; tuy nhiên, việc cơ giới hóa trong lĩnh vực NTTS nói riêng và ngành thủy sản nói chung còn nhiều hạn chế; trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông), hệ thống cung cấp nước mặn, ngọt, quy hoạch vùng nuôi… còn nhiều bất cập.

-Ngành lâm nghiệp: các công đoạn được cơ giới hóa bao gồm: công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác kiểm lâm, khai thác và chế biến lâm sản. Ngoại trừ khai thác và chế biến lâm sản được áp dụng cơ giới hóa với tỷ lệ khá cao (80 - 85%), các

khâu còn lại, tỷ lệ cơ giới hóa còn ở mức rất thấp; cụ thể như các phương tiện phục vụ công tác kiểm lâm, phòng cháy, chữa cháy rừng... còn thiếu, không đồng bộ và lạc hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh BR VT giai đoạn 2020 2030 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)