NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh BR VT giai đoạn 2020 2030 (Trang 84 - 87)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

3.2.1 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

Trong thời gian vừa qua, nông nghiệp, nông thôn tồn quốc nói chung và tỉnh BR-VT nói riêng đạt được những thành tựu nhất định; trong đó, các chính sách hồn thiện nông nghiệp, nông thôn được xem là một trong những lý do chính dẫn đến những thành quả kể trên.

Mặt khác, qua điều tra thực tế cho thấy, hiện trạng mạng lưới các chính sách hiện có ở Việt nam nói chung và trên khu vực tồn tỉnh nói riêng đối với nơng, lâm, ngư nghiệp chưa hoàn thiện (thiếu, chồng chéo, chưa sát thực tế…); việc mở đầu thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp và nông thơn cịn nhiều bất cập: Có nhiều chính sách được triển khai nhưng không tới được với các đối tượng hưởng lợi; có những chính sách khi đến các cơ sở khơng có mơi trường thuận lợi để triển khai thực hiện và quan trọng là các nơng hộ thường khơng có năng lực (trình độ, thơng tin, tiền vốn, đầu ra…) để tiếp cận chính sách…

Từ những thực trạng trên, đề xuất 2 giải pháp cụ thể như sau:

3.2.1.1 Rà sốt, phân loại và thực hiện tốt chính sách hiện hành

UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, sở, ban ngành, UBND các huyện, xã tiến hành rà sốt và phân loại hệ thống chính sách hiện hành đối với phát triển nơng nghiệp và nơng thơn; trên cơ sở đó, triển khai thực hiện đúng các chính sách của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương phù hợp với thực tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh; những chính sách chưa rõ ràng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể; trong đó, tập trung vào các chính sách Trung ương đã ban hành như sau:

210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013) của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn

- Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg, ngày 01/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ni trồng thủy hải sản trên biển và hải đảo.

- Nghị định số 17/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 02/02/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

- Nghị quyết số 48/NQ-CP, ngày 23/09/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09/06/2015 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg, ngày 17/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy định.

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/07/2018 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong SX và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg, ngày 13/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

- Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP, ngày 19/08/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 151/2006/NĐ-CP đối với việc đầu tư mới và đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cơ sở áp dụng công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng đạt trình độ tiên tiến.

- Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP(thay thế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013) ngày 17/04/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/11/2017 về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020.

- Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.

3.2.1.2 Nghiên cứu, ban hành một số chính sách đặc thù

Các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ban hành một số chính sách đặc thù phục vụ phát triển ngành nông nghiệp phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu và điều chỉnh quy hoạch ngành nơng nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; một

số chính sách cụ thể đề nghị ban hành như sau.

- Các chính sách chung:

+ Cụ thể hóa các chính sách quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ; đề xuất một số chính sách cụ thể cho phù hợp với điều kiện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp.

+ Đề xuất những chính sách cụ thể để thực hiện các giải pháp được ghi trong đề án số 04/ĐA/TU ngày 28/07/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó, tập trung vào các chính sách về thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao; các chính sách để cơng nhận và khuyến khích doanh nghiệp nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao; chính sách về thơng tin, tun truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao; chính sách về đào tạo nguồn nhân lực cơng nghệ cao trong nông nghiệp và các chính sách quản lý, bảo vệ mơi trường.

+ Ngoài ra, UBND tỉnh cần ban hành cơ chế chính sách riêng đối với quy trình sản xuất và cơng nhận sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP bởi: việc ban hành quy định sản xuất nơng sản theo quy trình sản xuất nơng sản theo VietGAP đã thực hiện được hơn 6 năm; tuy nhiên, hiện vẫn còn 2 tồn tại lớn đó là:  Các thủ tục để

được công nhận sản xuất theo quy trình VietGAP cịn rườm rà, phức tạp và chi phí cao. Sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP nhưng khơng có thị trường tiêu thụ, nông dân vẫn phải bán theo giá sản phẩm thường. Do đó, chúng tơi xin kiến nghị 3 giải pháp liên quan đến chính sách như sau:  Xem xét điều chỉnh theo hướng giảm bớt một số điều khoản quá khắt khe trong quy trình sản xuất theo VietGAP.  Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí để đơn giản hóa thủ tục và giảm chi phí cơng nhận sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP, tăng cường kiểm tra, giám sát kèm theo các chế tài nghiêm khắc để tăng thời lượng cơng nhận sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP.

 Tăng cường quản lý các chợ nông thôn, từng bước hạn chế, tiến tới xóa bỏ việc

bn bán các loại thực phẩm không thể truy nguyên nguồn gốc xuất xứ và khơng theo quy trình GAP; đồng thời, tăng cường giáo dục ý thức người dân tự bảo vệ chính mình bằng cách sử dụng thực phẩm an tồn.

- Các chính sách liên quan đến các nút thắt của từng ngành hàng:

+ Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản hiện đại hóa cơng nghệ để chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ thủy sản và xây dựng thương hiệu một số loại thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Xây dựng và ban hành các quy định về phát triển nghề cá, đóng mới, sửa chữa tàu cá theo hướng phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản, kiểm sốt mắt lưới; khơng cho đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo; hỗ trợ chuyển đổi, cơ cấu lại nghề khai thác thủy sản trên biển.

+ Chính sách hỗ trợ các cơ sở chế biến hạt tiêu, cà phê trên địa bàn tỉnh hiện đại hóa cơng nghệ để chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm.

+ Chính sách khuyến khích sản xuất rau an tồn theo quy trình VietGAP; đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất rau an tồn. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thu mua, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ rau an tồn; chính sách hình thành chuỗi cung ứng ngành hàng rau an toàn từ vườn rau đến bàn ăn và chuỗi cung ứng rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Lâm Đồng).

+ Chính sách khuyến khích phát triển lúa chất lượng cao và lúa đặc sản; chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống lúa cấp nguyên chủng và cấp xác nhận; Chính sách hỗ trợ giống, chi phí tập huấn, vay tín dụng, ứng dụng cơ giới hóa đối với các tổ chức, các cá nhân tham gia sản xuất lúa chất lượng cao và lúa đặc sản.

+ Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cao su trên địa bàn thay đổi phương thức, kéo dãn thời gian thu hoạch (chờ giá cao su phục hồi) và chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản phẩm ngành hàng cao su theo hướng chế biến sâu và phục vụ nhu cầu trong nước.

+ Chính sách khuyến khích sản xuất cây ăn quả đặc sản (nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh…) theo quy trình VietGAP; chính sách hình thành chuỗi cung ứng ngành hàng cây ăn quả đặc sản; chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân nghiên cứu, bảo quản, chế biến trái cây đặc sản.

+ Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào chăn ni thông qua các tổ chức liên kết trong sản xuất. Thay vì nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất cá thể thì nên hỗ trợ thơng qua các doanh nghiệp, hợp tác xã; từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã giúp người sản xuất sẽ hiệu quả, khả thi và bền vững hơn. Chính sách khuyến khích hình thành các chuỗi liên kết an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn ni (heo, gà, bị).

+ Chính sách về dành quỹ đất quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, xác định thời gian cho thuê đất lâu dài để người chăn ni có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chăn ni.

+ Chính sách hỗ trợ, di dời các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm ngoài quy hoạch vào vùng chăn nuôi tập trung.

+ Chính sách về giao khốn và bảo vệ rừng, chính sách thu hút đầu tư (xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu vực quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, miễn giảm thuế cho các nhà đầu tư phát triển du lịch dưới tán rừng); chính sách thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; thành lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng Bà Rịa – Vũng Tàu; tăng ngân sách đầu tư của nhà nước cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nghiên cứu khoa học, khuyến lâm…

+ Chính sách khuyến khích đầu tư cơng nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản, nâng tỷ lệ chất lượng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu lên 50%.

+ Chính sách khuyến khích ni trồng thủy sản theo hướng VietGAP và chuỗi thực phẩm an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh BR VT giai đoạn 2020 2030 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)