ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh BR VT giai đoạn 2020 2030 (Trang 71 - 73)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở

3.1.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.1.1.1 Đường lối và các chính sách phát triển nơng nghiệp của đảng và nhà nước

Quan điểm Đại hội XII của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Đại hội XII đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”(1). Dẫn đến, tạo mơi trường thuận lợi để hàng hóa nơng nghiệp Việt Nam có đủ sức hút trên thị trường khu vực và quốc tế.

Đồng thời “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nơng nghiệp. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nơng nghiệp; từng bước hình thành các tổ hợp nơng nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”(2).

Đảng chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 – 2020 là: “tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nơng dân”(3).Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi q trình sản xuất nơng nghiệp những năm gần đây tuy đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng kém bền vững và còn nhiều thách thức.

Đảng ta xác định cần “Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 khoảng 40 - 50 % số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Rà sốt, hồn hiện cơ chế, chính sách và tiêu chí xây dựng nơng thôn mới phù hợp với đặc thù từng vùng. Quy hoạch lại các điểm dân cư phân tán tại địa bàn miền núi, đồng bào dân tộc. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, tín dụng ưu đãi và huy động các nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tại địa bàn nông thôn. Đồng thời đẩy mạnh đào tạo nghề với các hình thức đa dạng,

phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Tập trung giải quyết tình trạng du canh, du cư, di cư tự do”(4).

3.1.1.2 Quan điểm chung

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là bộ phận quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển nơng nghiệp phải gắn với Chương trình MTQG về xây dựng NTM; góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội và an ninh quốc phịng, bảo vệ mơi trường sinh thái; khai thác có hiệu quả các nguồn lực để nâng cao thu nhập và đời sống người dân.

Phát triển nông, lâm nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu trước hết là làm hậu cần vững chắc và hỗ trợ cho các ngành công nghiệp, kinh tế biển, dịch vụ du lịch… cùng phát triển.Động lực thúc đẩy phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định là ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào sản xuất gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí đồng thời tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng mở rộng hợp tác liên kết thông qua chuỗi giá trị cùng với cơ chế chính sách phù hợp.

Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp phải phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển ngành chung của cả nước và phù hợp với nội dung của đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Sản xuất nông nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

3.1.1.3 Quan điểm phát triển từng lĩnh vực

- Lĩnh vực nông nghiệp: xây dựng nền nông nghiệp phát triển với mục tiêu coi trọng chất lượng và hiệu quả, gắn sản lượng nông sản với công nghiệp chế biến và kết nối chặt chẽ với thị trường; xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, các vùng chăn nuôi tập trung với các cây trồng, vật nuôi là hàng hóa chủ lực của tỉnh; trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Đặc biệt coi trọng xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái đô thị nhằm tạo đột phá trong phát triển trồng trọt, chăn ni hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: định hướng phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới là: đảm bảo ổn định diện tích rừng để cùng với diện tích cây lâu năm, đất cây xanh tại các khu du lịch, công viên… đảm bảo độ che phủ chung khoảng 40% - 45%. Đẩy mạnh trồng cây gây rừng, phủ xanh một số ngọn núi để tạo cảnh quan cho du lịch, như: núi Lớn, núi Nhỏ, núi Dinh - Thị Vải, núi Minh Đạm. Ổn định rừng phòng hộ ven biển đặc biệt là rừng ngập mặn. Trồng cây phân tán dọc theo đường giao thông, kênh mương, và đất vườn của các hộ gia đình. Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng tại khu BTTN Bình Châu, tại VQG Cơn Đảo, rừng trên núi đá. Sử dụng đất lâm nghiệp đúng mục đích và tối ưu tài nguyên động thực vật cũng như cảnh quan vốn có của rừng, phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đi đôi với việc nâng cao năng

suất chất lượng rừng theo đúng luật “Bảo vệ môi trường”, luật “Bảo vệ và phát triển rừng”, gìn giữ nguồn gen động thực vật quý hiếm kết hợp với du lịch sinh thái. Đảm bảo sản xuất, kinh doanh rừng đúng mục đích và đạt hiệu quả để người làm lâm nghiệp có thu nhập ổn định và có thể làm giàu từ tài nguyên rừng.

- Lĩnh vực thủy sản: phát triển thủy sản tỉnh vừa là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, vừa phát huy hết những lợi thế sẵn có, đồng thời sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích đất, mặt nước và các nguồn lực của tỉnh để phát triển ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phát triển thủy sản của tỉnh phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, gắn SX nguyên liệu với chế biến tiêu thụ; tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ cho xuất khẩu; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Phát triển thủy sản của tỉnh phải gắn với việc tổ chức lại phương thức sản xuất, chú trọng các hình thức liên kết, hợp tác giữa SX nguyên liệu với chế biến tiêu thụ; đảm bảo hài hịa lợi ích của các tác nhân trong chuỗi giá trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh BR VT giai đoạn 2020 2030 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)