V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.2 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
3.2.3 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
3.2.3.1. Giải pháp để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Xây dựng và hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (là 1 trong 12 khu theo Quyết định 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ; bao gồm 2 phân khu: phân khu 1, vị trí tại khu lâm phần rừng sản xuất thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; diện tích 150 – 200ha; ứng dụng công nghệ cao đối với trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Phân khu 2 tại hạ lưu sông Ray thuộc 2 huyện Xuyên Mộc và Đất Đỏ; diện tích 50 – 60ha; ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí tại Quyết định 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể:
+ Vùng NNƯDCNC sản xuất rau (900ha) tại TX. Phú Mỹ (750ha), huyện Đất Đỏ (150ha). Công nghệ ứng dụng: sản xuất rau theo quy trình GAP (VietGAP và GAP khác); ứng dụng công nghệ sinh học, quản lý dịch hại tổng hợp; canh tác trong nhà lưới, nhà màng, trồng trên đất, giá thể, thủy canh; hệ thống tưới, bón phân tự động và bán tự động; công nghệ sơ chế, bảo quản rau.
+ Vùng NNƯDCNC sản xuất cây ăn quả đặc sản 2.300ha (Nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta) tại các huyện Xuyên Mộc (1.000ha), Đất Đỏ (800ha) và TX. Phú Mỹ (500ha). Công nghệ ứng dụng: sản xuất theo quy trình GAP (VietGAP và GAP khác); Cây giống từ cây đầu dòng, vườn đầu dòng đã được công nhận; hệ thống tưới, bón phân tự động và bán tự động; ứng dụng công nghệ sinh học, quản lý dịch hại tổng hợp; hệ thống thiết bị xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
+ Vùng NNƯDCNC sản xuất hồ tiêu 4.900ha tại các huyện Châu Đức (3.000ha) và Xuyên Mộc (1.900ha). Công nghệ ứng dụng: sản xuất theo quy trình GAP (VietGAP và GAP khác); Cây giống sạch bệnh; hệ thống tưới, bón phân tự động và bán tự động; ứng dụng công nghệ sinh học, quản lý dịch hại tổng hợp; hệ thống thiết bị xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
+ Vùng NNƯDCNC sản xuất hoa, cây cảnh 130ha tại thành phố Bà Rịa,TX. Phú Mỹ (80ha), huyện Đất Đỏ (50ha). Công nghệ ứng dụng: chọn giống hoa, kiểng có giá trị kinh tế cao, nhân giống bằng phương pháp cấy mô; hệ thống tưới, bón phân tự động và bán tự động; ứng dụng công nghệ sinh học, quản lý dịch hại tổng hợp; hệ thống thiết bị xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
+ Vùng chăn nuôi ƯDCNC tại TX. Phú Mỹ, các huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ. Công nghệ ứng dụng: Sử dụng hệ thống chuồng kín, điều hòa nhiệt độ, độ ẩm; hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ sinh học; sản xuất theo quy trình chăn nuôi VietGAP.
+ Vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ƯDCNC (239ha) tại thị trấn Phước Hải huyện Đất Đỏ. Công nghệ ứng dụng: Sản xuất theo quy trình VietGAP, nuôi vi sinh khép kín, giống sạch bệnh, chống chịu môi trường biến động.
+ Vùng nuôi tôm ƯDCNC (50 - 70ha) tại xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc. Công nghệ ứng dụng: Sản xuất theo quy trình VietGAP, nuôi vi sinh khép kín, giống sạch bệnh, chống chịu môi trường biến động.
- Tạo quỹ đất để kêu gọi, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Quy hoạch các vùng để kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 5.192,95ha (đất công chưa cho thuê, đất đã cho các doanh nghiệp thuê để trồng cao su, trồng rừng sản xuất) tại 4 huyện, cụ thể như sau:
+ Huyện Châu Đức 1.020,4 ha đất trồng cao su của công ty cao su Bà Rịa gồm 4 vị trí: xã Xuân Sơn 314,75ha thị trấn Ngãi Giao 5,65ha (đã thu hồi) xã Quảng Thành 400ha xã Cù Bị 300ha.
+ Huyện Xuyên Mộc 3.869,95ha gồm 3 vị trí khu vực đất rừng trồng của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu 1.952,95ha; đất trồng cao su của Công ty cao su Hòa Lâm 1.870ha; khu đất dự án xây dựng hạ tầng khu nuôi tôm bán công nghiệp tại xã Phước Thuận 47ha.
+ Huyện Đất Đỏ 282,6ha gồm 2 vị trí khu vực xã Phước Hội 26,8ha (trong đó có 13,8ha thuộc ấp Mỹ Hội và 13ha thuộc HTX Phước Hội) khu quy hoạch giống nuôi trồng thủy sản Phước Hải 255,8ha.
+ TX. Phú Mỹ 20ha tại khu hạ tầng tái định cư đồng bào dân tộc.
- Thực hiện tốt các giải pháp đề xuất trong đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành tại văn bản số 04/ĐA/TU ngày 28/7/2017 gồm các giải pháp về thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giải pháp công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giải pháp về thông tin, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC; giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp và giải pháp về quản lý, bảo vệ môi trường.
3.2.3.2 Giải pháp đổi mới công tác giống cây trồng, vật nuôi
Về việc cây giống phải được tiến hành mọi lúc, tiếp diễn, có hệ thống và quản lý nghiêm ngặt theo đúng tính chất Pháp lệnh giống cây trồng, trọng tâm phương châm xã hội hóa công tác giống; chuẩn mực giống tốt trước hết phải có hiệu quả và chất lượng cao, tránh được các tác động điều kiện ngoại cảnh ở địa phương, kháng sâu bệnh, đạt chuẩn mực hàng nông sản xuất khẩu (nông sản sạch). Ngành nông nghiệp cần tiếp nối thực hiện các mục tiêu về ứng dụng, phổ biến và đổi mới những tiến bộ về
giống cây trồng vật nuôi; trong đó, cần đề cao cho giống cây trồng, vật nuôi chủ lực, những hình mẫu mới chuyển đổi (rau, cây ăn quả, cá, bò thịt, bò sữa, cỏ, hoa, cây cảnh, chim, thú, cá cảnh,…). Sớm đưa ra tiêu chuẩn chất lượng giống các loại cây trồng, vật nuôi theo cơ cấu hàng hóa giống cây trồng vật nuôi phải đưa ra tiêu chuẩn chất lượng công bố kèm theo Quyết định số 61/2002/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; nhận định là cơ sở quan trọng để nông dân quyết định giống cây trồng vật nuôi cùng với điều kiện của mình và cũng là bản lề để các cơ quan chức năng quản lý thị trường, hiệu quả giống cây trồng, vật nuôi. Trung tâm khuyến nông cùng với trạm khuyến nông và chính quyền các trong khu vực, khuyến khích doanh nghiệp, chủ trang trại, nông hộ tham gia sản xuất giống cây trồng, vật nuôi để hoàn thành tốt phương châm xã hội hóa công tác giống. Về cung ứng giống: Theo các năm, giao lực lượng khuyến nông viên tổng hợp nhu cầu giống cây trồng đối với từng địa điểm để đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền lên kế hoạch cung ứng; cùng lúc đó chỉ dẫn, khuyến cáo và vận động nông dân sử dụng giống tốt, theo đúng quy hoạch; muốn vậy, ngành nông nghiệp cần cụ thể hóa củng cố thêm lực lượng khuyến nông.
3.2.3.3 Giải pháp về tuyên truyền, vận động để thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trong SXNN như: sử dụng màng phủ nilon, xây dựng nhà lưới, nhà kính, áp dụng phương pháp canh tác mới tiết kiệm nước tưới, hạn chế tình trạng rửa trôi xói mòn đất canh tác và cạnh tranh của cỏ dại, tận dụng ánh sáng,… trong sản xuất rau sạch, rau an toàn. Phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) sẽ giảm chi phí 0,2 - 0,3 triệu đồng/ha, năng suất tăng hơn so với kỹ thuật canh tác cũ. Sử dụng màng chắn miệng cạo cho cây cao su. Phổ biến rộng rãi những tiến bộ kỹ thuật trong mô hình VAC đặc biệt là kỹ thuật xây dựng và sử dụng hầm Biogas. Nhân rộng kiểu chuồng nuôi bò, nuôi heo công nghiệp và bán công nghiệp vào các hộ, trang trại chăn nuôi. Tổ chức tham quan, học tập, rút kinh nghiệm, cải tiến các mô hình du lịch sinh thái ở Tiền Giang, Vĩnh Long, TP. Hồ Chí Minh,… rồi phổ biến rộng rãi kỹ thuật xây dựng mô hình vườn du lịch sinh thái. Ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa ở hầu hết các khâu trong SXNN như: máy làm đất chuyên dùng, máy rạch hàng, máy bón phân, máy cắt cỏ, máy bơm chuyên dùng tưới rau, hoa, cỏ, xe chuyên dùng chở vật tư, sản phẩm,… Ứng dụng rộng rãi công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ hao hụt, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm,…
3.2.3.4 Giải pháp về tăng cường và đổi mới các hoạt động khuyến nông
Trung tâm Khuyến nông tỉnh cần được đầu tư trang thiết bị chuyên ngành và đào tạo nghiệp vụ cán bộ khuyến nông giỏi cho trạm khuyến nông liên huyện, các huyện, tạo điều kiện để cán bộ khuyến nông, cán bộ BVTV, thú y hoạt động có hiệu quả, có điều kiện hành nghề đồng thời tăng thu nhập. Tăng cường và đào tạo kiến thức chuyên môn cho mạng lưới khuyến nông viên cơ sở (huyện, xã) có năng lực, giàu nhiệt tình, làm việc có trách nhiệm, làm sao để người hoạt động khuyến nông phải “vừa nói vừa làm tốt được”. Kêu gọi và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, chủ trang trại hoạt động tư vấn chuyển giao kỹ thuật làm dịch vụ cho nông hộ, nhất là trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Mở rộng liên kết với các cơ quan khoa học tiến hành
các lớp tập huấn, hội thảo về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
3.2.4 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ HÀNG NÔNG SẢN TRONG BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN VÀ GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH 3.2.4.1 Giải pháp về bảo quản, chế biến nông sản
Căn cứ các định hướng đã nêu ở phần trên; kế thừa báo cáo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh; các giải pháp để phát triển công nghiệp chế biến nông sản bao gồm:
- Đối với ngành thủy sản:
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu các sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng, giảm tỷ lệ các sản phẩm sơ chế, đa dạng hóa các mặt hàng chế biến và tạo thêm các sản phẩm mới có giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường tiêu thụ.
+ Khuyến khích đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm chế biến xuất khẩu, tận dụng các loại phụ phẩm để chế biến các loại sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng. Mở rộng việc áp dụng quy trình, hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo ISO, HACCP, GMP, SSOP,… tại các cơ sở chế biến thủy sản. Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ các nhà máy chế biến thủy sản khi di dời vào các khu chế biến tập trung.
+ Duy trì và phát triển các nhà máy sản xuất nước đá đảm bảo vệ sinh để cung ứng cho tàu thuyền trong và ngoài tỉnh bảo quản thủy sản.
+ Thu hút đầu tư loại hình chế biến xuất khẩu cho giá trị cao như: tôm luộc chín đông nhanh, chế biến các mặt hàng tinh chế, các mặt hàng thủy sản ăn liền, chả mực, chả tôm hấp chín ăn liền, đồ hộp thủy sản.
- Đối với ngành nông, lâm nghiệp:
+ Xây dựng một số nhà sơ chế, bảo quản rau thực phẩm: nhà sơ chế biến, bảo quản xây dựng , thiết bị làm lạnh chuyên dùng, làm lạnh tối đa xuống 18oC. Các giá để rau bằng khung sắt thiết kế 3 tầng, để mỗi mét vuông bảo quản được 200 kg rau.
+ Các doanh nghiệp chế biến cao su chuyển hướng sang chế biến sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước để thay thế hàng nhập khẩu. Chuyển sang chế biến sâu đối với các loại sản phẩm xuất khẩu. Mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
+ Ổn định và đầu tư chuyên sâu cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư theo hướng chế biến sâu các loại sản phẩm là thế mạnh của tỉnh như cà phê, hồ tiêu, thuốc lá, rau quả các loại; đa dạng hóa các loại sản phẩm sau chế biến.
+ Rà soát lại các cơ sở chế biến gỗ trên toàn tỉnh: xác định quy mô, công suất và các mặt hàng chủ lực...để đánh giá năng lực của ngành chế biến lâm sản, quy hoạch các cơ sở chế biến trên toàn tỉnh theo các nhóm sản phẩm hàng hóa chủ yếu: ván nhân
tạo, bột giấy, đồ mộc gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ,… Đầu tư công nghệ tiên tiến, chuyển từ chế biến cơ lý sang chế biến cơ lý hóa tổng hợp, theo hướng đa dạng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường.
+ Các chính sách hỗ trợ tín dụng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị, dây chuyền chế biến muối để các cơ sở chế biến muối mở rộng sản xuất, thay đổi các công nghệ chế biến, thay đổi mẫu mã, bao bì để nâng công suất chế biến muối, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
3.2.4.2 Giải pháp về giảm tổn thất sau thu hoạch
Theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/09/2009 của Chính phủ về cơ chế chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch như sau:
+ Đối với các loại cây trồng: sử dụng các giống có năng suất, chất lượng và ít bị rơi rụng trong quá trình thu hoạch; tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hóa, kết hợp với việc ứng dụng các kỹ thuật bảo quản tiên tiến.
+ Đối với thủy sản: xây dựng các ao nuôi trồng thủy sản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hạn chế các rủi ro do tác động của môi trường (thời tiết, dịch bệnh); trang bị các thiết bị tiên tiến do các cơ sở sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản thương mại.
+ Thực hiện miễn các loại thuế, lệ phí đối với các dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch, như: dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; bảo vệ thực vật; thu hoạch; sấy bảo quản nông sản.
3.2.5 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ
Tăng vốn đầu tư theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn, bao gồm:
- Vốn ngân sách tập trung đầu tư vào các dự án về cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, các công trình thủy lợi đầu mối và các dịch vụ công cần sự giám sát chặt chẽ của nhà nước.
- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp để thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư và coi đây là nguồn vốn chủ lực để phát triển nông nghiệp trong tương lai; trên cơ sở đó, từng bước giảm tỷ trọng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách.
- Tạo điều kiện thuận lợi để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân: cùng với vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các hộ nông dân cũng góp phần rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới...
- Để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp; đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cần có quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư; trong giải pháp này, tôi kiến nghị chuyển đổi một phần quỹ đất của các nông, lâm trường do các công