V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Qua phân tích đánh giá thực trạng phát triển ngành nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh, có thể rút ra một số đánh giá chung về các yếu tố bên trong, bên ngoài với các nội dung như điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) theo phương pháp phân tích ma trận SWOT như sau:
2.5.1 ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS)
1. Vị trí địa - kinh tế: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một điều kiện thuận lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nơng nghiệp nói riêng; nằm trong vùng KTTĐPN với các điểm mạnh đáng kể về thị trường (lớn và đa dạng), tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ và hệ thống cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc có 305km bờ biển với ngư trường rộng lớn cũng là một điểm mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành thủy sản nói riêng.
2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh có khá nhiều điểm mạnh; điển hình là: khí hậu, thời tiết thuận lợi (số giờ nắng, tổng tích ơn, nhiệt độ bình qn... cho phép nơng nghiệp có thể canh tác nhiều vụ trong năm với năng suất, chất lượng khá); địa hình bằng phẳng; đất có nguồn gốc bazan, quỹ đất nông nghiệp phân bố tập
trung ở nơi có nhiều hồ thủy lợi lớn; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đã và đang từng bước được hoàn thiện, thực sự là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
3. Mặc dù chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn có tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch hợp lý; kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh.
4. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện khá nhiều mơ hình sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp đạt hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường; đã bước đầu xác định hệ thống cây trồng, vật ni chủ lực để có hướng tập trung đầu tư, thâm canh hợp lý; trên cơ sở đó nhiều sản phẩm đã có thương hiệu khá như: “hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu ”, “muối Bà Rịa”, “nhãn xuồng cơm vàng”, “mãng cầu ta”... và nhiều mơ hình được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP.Nếu được tổng kết, nhân ra diện rộng sẽ là một điểm mạnh đáng kể và
5. Thực hiện mơ hình giống vật ni, cây và giống cây trồng lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, đến nay, tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong tạo ra sản phẩm đã được tăng lên đáng kể (trên 80%); đây là bản lề để tăng hiểu quả, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
6. Thực hiện Đề án 04 của Tỉnh ủy nhiều doanh nghiệp đã và đang xúc tiến đầu tư trong nơng nghiệp; cạnh đó, kinh tế trang trại đang phát triển khá mạnh, lại được sự quan tâm tốt của tỉnh Ủy và UBND tỉnh là những điểm mạnh không nhỏ.
7. Ở mỗi ngành hàng đều có những điểm mạnh cần phát huy
2.5.2 ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)
1. Vị trí địa lý - kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng KTTĐPN, nơi có tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa khá nhanh; điều kiện này làm cho các nguồn lực phát triển nơng nghiệp có xu thế giảm; đặc biệt là đất và lao động nông nghiệp. Công nghiệp và đô thị phát triển làm nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng nhanh; tỷ giá cánh kéo giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nơng thơn đang có xu thế mở rộng...
2. Các điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như: hạn Bà Chằn và mùa khơ nắng nóng kéo dài; đất có tầng canh tác mỏng; nguồn nước phân bố không đều, nước ngầm đang bị khai thác quá mức,... đã thực sự là những điểm yếu lớn trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Vốn đầu tư cho nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng đầu tư toàn xã hội; các nguồn đầu tư chủ yếu là nông dân và ngân sách nhà nước. Việc kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn liên doanh, liên kết khác... đang gặp nhiều khó khăn bởi tính rủi ro trong nơng nghiệp lớn, chưa có sự hợp tác hiệu quả giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nơng nghiệp, vai trị và hiệu quả quản lý của nhà nước chưa cao, chưa có đủ các chính sách thực sự khuyến khích đầu tư trong nơng nghiệp.
4. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn cịn thiếu và khơng đồng bộ; đặc biệt là thủy lợi, giao thông nội đồng, điện và hệ thống cơ sở chế biến nông sản.
5. Kinh tế hộ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, kinh tế hợp tác vẫn còn là hình thức; vấn đề hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ hầu như chưa được thực hiện.
6. Dịch vụ nơng nghiệp vẫn cịn rất nhỏ bé cả về quy mô và tỷ trọng, không đáp ứng được yêu cầu của các lĩnh vực sản xuất.
7. Trong ngành trồng trọt, các loại cây trồng có giá trị thấp và rất thấp đang chiếm tỷ trọng lớn (có trên 65% diện tích đang trồng cây có giá trị thấp và rất thấp; 25% diện tích đang trồng cây có giá trị trung bình và chỉ khoảng 10% diện tích đang trồng cây có giá trị cao).
8. Sản xuất nơng nghiệp ở BR - VT đang thiên về sử dụng một cách lãng phí các nguồn tài nguyên hữu hạn. Nguồn tài nguyên vô hạn là tri thức, khoa học cơng nghệ, chính sách, thương hiệu... đã bước đầu được khai thác; tuy nhiên, mức độ khai thác chưa lớn nên hiệu quả không cao. Cơ cấu nguồn nhân lực sử dụng trong nông nghiệp cịn nhiều bất cập.
9. Nhìn chung trong các lĩnh vực đều đã ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, ngoại trừ ngành hàng hồ tiêu, rau thực phẩm, hoa cây cảnh và một số loại cây ăn quả đặc sản được áp dụng một số công nghệ mới, các ngành khác mới chỉ dừng lại như những mơ hình điểm, việc nhân ra diện rộng cịn gặp nhiều khó khăn.
10. Kinh tế hợp tác kém phát triển; cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp.
11. Ở mỗi ngành hàng đều có những điểm yếu cần nhanh chóng khắc phục
2.5.3. CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)
1. Các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước về nông nghiệp như: chương trình mục tiêu xây dựng nơng thơn mới, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; kinh tế hợp tác; phát triển ngành nghề nơng thơn; chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chính sách dạy nghề cho lao động nơng thơn; chính sách về khuyến nơng; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn… và đặc biệt là Nghị định 98/2018NĐ-CP và Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong NN, khuyến khích đầu tư...
2. Nơng nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng đang có cơ hội lớn khi ngày càng nhiều những tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp (công nghệ 4.0) được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: giống mới, công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, điện khí hóa, quy trình sản xuất tiên tiến…
3. Sự phát triển của công nghiệp, đô thị và dịch vụ du lịchtrên địa bàn tỉnh đã thực sự là cơ hội cho nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ƯDCNC phát triển.
4. Các quy định của Chính phủ và ngành nông nghiệp về quản lý sản xuất thực phẩm an toàn; quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)… có thể xem vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành nông nghiệp.
là cơ hội, vừa là thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp.
2.5.4 NGUY CƠ (THREATS)
1. Nông, lâm sản nhất là nông sản thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều đòi hỏi phải vượt qua các rào cản kỹ thuật với các quy chuẩn ngày càng khắt khe. Trong khi phần lớn nông lâm sản sản xuất ở Bà Rịa – Vũng Tàu (tính đến sản phẩm sơ chế) chưa được sản xuất theo quy chuẩn, chưa có thương hiệu.
2. Cơ chế, chính sách của Đảng, Chính phủ, Bộ ngành và của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh được ban hành nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, trở ngại, khuyến khích, hỗ trợ nhà nơng (hộ, trang trại, tổ hợp tác), nhà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm sản nhưng, một mặt, người thụ hưởng chính sách rất ít có cơ hội tiếp cận bởi năng lực của cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức đảm nhận cơng việc trên cịn nhiều bất cập; mặt khác, bản thân các chính sách được ban hành vẫn cịn thiếu và khơng đồng bộ.
3. Giá cả thị trường luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho người sản xuất: giá vật tư nơng, ngư nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn ni, thức ăn nuôi thủy sản…) ngày càng tăng, giá thuê nhân công làm nông nghiệp cũng tăng đáng kể dẫn đến tăng giá thành; trong khi đó, giá sản phẩm nông nghiệp giảm hoặc tăng không kịp so với tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào. Hậu quả này làm giảm lợi nhuận và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
4. Như đã trình bày ở trên, các quy định của Chính phủ và ngành nơng nghiệp về quản lý sản xuất thực phẩm an toàn; quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP)… có thể xem vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành nông nghiệp.
5. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ; cũng vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành nông nghiệp.
6. Các khu công nghiệp, đô thị (theo quy hoạch) sẽ dần được lấp đầy, các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động, nguy cơ ơ nhiễm môi trường (đặc biệt là môi trường đất và môi trường nước) trở thành hiện thực và ngày càng nghiêm trọng; ngồi ra cịn hiện tượng đầu cơ đất diễn ra khá phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và công nghệ thực phẩm còn rất rộng, thu nhập của người nông dân thấp nên kể cả nông dân và các nhà đầu tư đều không muốn đầu tư mở rộng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp... thực trạng này là nguy cơ lớn đối với ngành nông nghiệp.
7. Hiện nay, kể cả các yếu tố đầu vào và thị trường sản phẩm đầu ra của nơng nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng đang phụ thuộc khá nhiều vào một thị trường; đặc điểm của thị trường này là chất lượng các yếu tố đầu vào kém (thậm chí cịn có cả hàng nhái, hàng giả); u cầu về sản phẩm đầu ra rất dễ tính; nhu cầu sản phẩm biến động hết sức bất thường… Đang là mối nguy lớn đe dọa ngành nông nghiệp Việt Nam.
8. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu và nước biển dâng ln tiềm ẩn những khó khăn khơn lường đối với nơng, lâm, ngư nghiệp.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
1. Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa tiên tiến, có giá trị kinh tế cao, thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh tập trung quy mơ lớn.
2. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động và chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, các yếu tố: Thị trường tiêu thụ nơng sản; Đường lối và các chính sách phát triển nông nghiệp ; Nguồn vốn đầu tư; Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp luôn là những yếu tố tác động mạnh và thường xuyên đến hoạt động SXNN.
3. Trong thời kì 2010 - 2016, CCKT nơng nghiệp có sự chuyển dịch tiến bộ theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. Sự chuyển dịch không chỉ diễn ra giữa các ngành trong khu vực nông – lâm – thủy sản mà còn diễn ra trong nội bộ từng ngành kinh tế. Nhìn chung, sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp đã mang lại hiệu quả nhất định về kinh tế, xã hội và mơi trường, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cả cơ cấu lãnh thổ còn chậm chuyển biến, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp bền vững cũng như mục tiêu đề ra, chưa phát huy hết thế mạnh, tiềm năng của các thành phần kinh tế, hiệu quả kinh tế của các vùng sản xuất hàng hóa cịn chưa cao.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU