Đặc trưng của dịchvụ phi tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu 0527 Giải pháp tăng thu từ phí dịch vụ phi tín dụng thể nhân của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 25 - 26)

B ên cạnh những đặc điểm chung của dịch vụ ngân hàng (Tính vô hình; Tính không thể tách biệt; Tính không ổn định; Tính không lưu giữ được) thì dịch vụ phi tín dụng còn có những đặc trưng riêng như:

Thứ nhất: Ngoài phải đầu tư nguồn vốn ban đầu để trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng và đầu tư nguồn nhân lực.Khi thực hiện giao dịch về dịch vụ phi tín dụng, các NHTM không phải sử dụng đến nguồn vốn hoặc có phải sử dụng thì cũng sử dụng không nhiều nguồn vốn của mình để thực hiện nghĩa vụ ngay khi giao kết hợp đồng. Và đây là một trong những lợi thế mà NH nên khai thác để phát triển các loại hình dịch vụ phi tín dụng.

Thứ hai: Các dịch vụ phi tín dụng của NH có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng thương mại bởi chi phí giao dịch mà NH bỏ ra thường rất thấp, mà chủ yếu tận dụng vào cơ sở hạ tầng công nghệ đã được đầu tư trước đó. Đây được coi là một lĩnh vực kinh doanh hiệu quả, thu hút các Ngân hàng thương mại hiện đại trên thế giới.

Thứ ba: dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại được xếp vào những lĩnh vực kinh doanh tương đối an toàn, rủi ro thấp. Vì thế mở rộng dịch vụ phi tín dụng sẽ giúp cho Ngân hàng thương mại hạn chế được những rủi ro như rủi ro lãi suất, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

Thứ tư: Các dịch vụ phi tín dụng của NH có tính hỗ trợ cao và liên kết chặt chẽ với nhau. Các DV luôn đòi hỏi đi kèm với nhau, sự tồn tại và phát triển của DV này gắn liền với các dịch vụ khác. D o đó, dịch vụ phi tín dụng của NH đòi hỏi sự phát triển đồng bộ.

Thứ năm: dịch vụ phi tín dụng vô cùng đa dạng, phong phú và không ngừng phát triển. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình dịch vụ phi tín dụng. Với mỗi loại hình D V, các NH đều đa dạng các loại hình cung cấp.

Thứ sáu: Có nhiều loại dịch vụ phi tín dụng ra đời và phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.Khách hàng không cần đến NH mà có thể ngồi tại nhà để thực hiện các giao dịch thông quacác kênh giao dịch hiện đại như: E- Banking, Home B an king...

Thứ bảy: Dich vụ phi tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu/thu nhập cho NHTM từ phí; chính từ điểm cốt lõi này mà hoạt động dịch vụ có những đặc điểm riêng có của nó: Là các hoạt động ngoại bảng (off-balance sheet); trong khi hoạt động tín dụng là nội bảng (on-balance sheet). Để phân biệt dịch vụ Ngân Hàng nào là Dịch vụ phi tín dụng và dịch vụ tín dụng có thể dựa vào các yếu tố như sau:

- Đối với dịch vụ phi tín dụng: Khi khách hàng thực hiện giao dịch với Ngân Hàng thì Ngân Hàng không phải sử dụng đến nguồn vốn (hoặc nếu có thì sử dụng không nhiều nguồn vốn) để thực hiện giao dịch. Còn đối với dịch vụ tín dụng thì khi khách hàng giao dịch với ngân hàng thì ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn để giao dịch.

- Đối với dịch vụ phi tín dụng: Khi khách hàng giao dịch với Ngân Hàng thì khách hàng phải chi trả một khoản phí khi Ngân Hàng thực hiện cung ứng các dịch vụ cho khách hàng. Thu nhập của Ngân Hàng lúc này được thực hiện dưới dạng thu phí chứ không phải thực hiện dưới dạng thu lãi và trả lãi(lãi suất) như dịch vụ tín dụng. Còn đối với dịch vụ tín dụng thì thu nhập của ngân hàng dưới dạng thu lãi.

(Phạm Minh Điển, 2010, Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội)

Một phần của tài liệu 0527 Giải pháp tăng thu từ phí dịch vụ phi tín dụng thể nhân của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 25 - 26)