KIẾN NGHỊ VỚI NHNN

Một phần của tài liệu 0527 Giải pháp tăng thu từ phí dịch vụ phi tín dụng thể nhân của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 117 - 121)

- Hoàn thiện khung pháp lý về thanh toán, khuyến khích các ngân hàng mở rộng hệ thống dịch vụ phi tín dụng trong dân cư. Thực hiện tốt Đề án tổng thể phát triển

dịch vụ phi tín dụng giai đoạn 2006-2010 và định hướng tới năm 2020 theo Quyết định

số 291/2006/QĐ-TTg với mục tiêu giảm lượng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán

ở VN xuống dưới 15% đến năm 2020.

- NHNN cần chỉ đạo nhanh chóng hoàn thành thành lập trung tâm chuyển mạch

tài chính quốc gia thống nhất trong cả nước, cho phép kết nối mạng sử dụng máy ATM chung cho các NHTM trên toàn quốc, từ đó thống nhất mức thu phí DV thẻ giữa các NH, qua đó tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa DV thẻ tại

VN và cũng góp phần đẩy nhanh việc giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. - NHNN cần mở rộng phạm vi thanh toán và thời gian thanh toán của hệ thống thanh toán điện tử liên hàng. NHNN cần đứng ra làm đầu mối, cùng với các NHTM thực hiện tốt dự án hiện đại hóa NH và hệ thống thanh toán giai đoạn II.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Qua chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp tăng thu dịch vụ phi tín dụng thể nhân tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh SGD. Trong đó, trước tiên luận văn có đề cập đến định hướng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam : xu thế phát triển hoạt động dịch vụ ngành Ngân hàng; Tầm nhìn 2020 và các mục tiêu chiến lược chung của VCB; Mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ phi tín dụng đến 2020 của VCB. Từ đó có căn cứ để tác giả đề xuất các giải pháp như: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng thể nhân; Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng; Nâng cao chất lượng nhân viên cung ứng dịch vụ phi tín dụng; Tăng cường hoạt động marketing, quảng cáo, tiếp thị quảng bá thương hiệu; Phát triển mạng lưới kênh phân phối ; Hạn chế rủi ro trong phát triển dịch vụ phi tín dụng.

KẾT LUẬN

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính càng khốc liệt hơn bao giờ hết dưới áp lực của yêu cầu khách hàng ngày càng cao và sự thay đổi công nghệ với tốc độ nhanh chóng có thể xóa bỏ các dịch vụ cũ, tạo ra dịch vụ mới. Tại địa bàn Hà Nội, mật độ các điểm giao dịch của các NHTM dầy đặc, các ngân hàng thương mại ngoài việc cạnh tranh với nhau còn phải cạnh tranh với các công ty chuyển tiền, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường chứng khoán. Tất cả các ngân hàng thương mại đều hướng đến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Các khách hàng cảm thấy giao dịch tại ngân hàng nào cũng được thoải mái khi tương tác với giao dịch viên thì điểm thu hút nổi trội nhất là ngân hàng đưa ra được những sản phẩm mới, đa dạng, kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Trong thời gian ngắn, các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ đưa ra những sản phẩm tương ứng, nhưng ngân hàng nào tiên phong đi đầu sẽ chiếm lĩnh được miếng bánh lớn của thị trường. Hoạt động tín dụng của ngân hàng mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro nhất, hàng năm các ngân hàng đều phát sinh nợ xấu là điều không tránh khỏi. Lợi nhuận thu từ các dịch vụ tài chính còn lại như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ NHD T, ... mức độ rủi ro rất thấp và là nguồn thu ổn đỉnh, ít bị ảnh hưởng bởi các chính sách, là tấm đệm để giảm sốc rủi ro khi lợi nhuận tín dụng sụt giảm. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, xu thế của các ngân hàng trên thế giới là điều chỉnh cơ cấu lợi nhuận từ các mảng hoạt động kinh doanh, thu từ các khoản thu dịch vụ tài chính ngoài cho vay của các ngân hàng trên thế giới đạt từ 30-40% tổng lợi nhuần ròng trong năm.

Tầm nhìn chiến lược đến năm2020, mục tiêu VCB trở thành ngân hang số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hang lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất toàn cầu được quản trị theo các thông lệ tốt nhất, tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ lên mức 27-30%.

Với mong muốn tìm giải pháp tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ phi tín dụng thể nhân tại NHNT nói chung, Vietcombank chi nhánh Sở Giao Dịch nói riêng, luận

văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề một cách khoa học, với minh chứng thực tiễn hoạt động DVPTD thể nhân tại NHTMCP Ngoại Thuong Việt Nam chi nhánh Sở Giao Dịch. Luận văn đã thực hiện đuợc những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá co sở lý luận về DVPTD của một NHTM, từ các khái niệm,

phân loại DVPTD duới các hình thức nghiên cứu khác nhau, vai trò phát triển DVPTD.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thu DVPTD thể nhân tại NHTMCP Ngoại Thuong Việt Nam chi nhánh Sở Giao Dịch, từ đó, rút ra những kết quả đạt đuợc và tồn tại cùng với nguyên nhân gây ra tồn tại trong hoạt động DVPTD thể nhân tại NHTMCP Ngoại Thuong Việt Nam chi nhánh Sở Giao Dịch.

Thứ ba, từ các co sở lý luận và thực tiễn, trên co sở định huớng phát triển DVPTD thể nhân tại NHTMCP Ngoại Thuong Việt Nam chi nhánh Sở Giao Dịch, luận văn đua ra giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển DVPTD thể nhân tại NHTMCP Ngoại Thuong Việt Nam chi nhánh Sở Giao Dịch đồng thời kiến nghị với NHTMCP Ngoại Thuong, NH Nhà nuớc, các ngành, cấp chính quyền để thực hiện các giải pháp này.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp của của các nhà khoa học và độc giả quan tâm đến vấn đề này để nội dung nghiên cứu đuợc hoàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Mỹ Chương, 2015. Giải pháp gia tăng nguồn thu phí từ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phan Thị Cúc, 2008. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

3. B ùi Thị Thùy Dương và Đàm Văn Huệ, 2013. Phát triển ngân hàng điện tử tại các Ngân hàng thương mại. Tạp chí KT&PT. Số 188, tr.48-53.

4. Phạm Minh Điển, 2010. Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

5. Trần Xuân Hiệu, 2007. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Công thương Việt Nam.Tạp chí Ngân hàng, số 24, tr.45- 51.

6. Phùng Thị Lan Hương, 2013. Phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Quốc ân, Hà Nội.

7. Ngô Thị Liên Hương, 2010. Đa dạng hóa dịch vụ tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Quốc ân, Hà Nội.

8. Phạm Thị Thu Hương, 2012. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

9. Phan Thị Linh, Phát triển phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, Luận án Tiến sĩ 2016.

10. Hoàng Tuấn Linh (2010), Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các Ngân hàng Thương mại Nhà Nước Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại 5 Học Kinh tế Quốc ân, Hà Nội.

ll.Phạm Thị B ích Lương, 2009. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà Nước Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Quốc D ân, Hà Nội.

12. Ngân hàng thương mại CP Công thương Việt Nam, 2011, 2012, 2013, 2015, 2016, 2017) B áo cáo kết quả kinh doanh, B áo cáo thường niên, B áo cáo xét soát bán niên.

13. Đào Lê Kiều Oanh & Phạm Anh Thủy, 2012. Vai trò phát triển phi tín dụng

tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. B áo Phát triển và Hội nhập số 6, tr. 41-45. Danh mục tài liệu bằng tiếng Anh: 14. Bhadury and Subrato., 2009. Non Interest Income - Growing Importance. SIES Journal of Management, 6.1: 37-46.

14. Nguyễn Thị Phương Lan và Phan Thị Linh, 2013. Để phát triển dịch vụ phi

tín dụng tại các NHTM. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17, trang 21-23.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Ngân hàng Nha nước và Luật các Tổ chức tín dụng, 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Pháp lý.

16. Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy, 2012.Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 6, trang 41-45.

17. Nguyễn Thị Qui, 2008. Giáo trình Dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

18. B ùi Thị Thùy Dương, Đàm Văn Huệ (2013). Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các Ngân hàng thương mại, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 188, tháng 02/2013.

19. Các website tham khảo:

Website Ngân hàng Nhà nước VN : http://www.sbv. gov.vn

Website Thời báo kinh tế Việt Nam : http://www.vneconomy. com.vn Website WTO : http://www.wto.org

Một phần của tài liệu 0527 Giải pháp tăng thu từ phí dịch vụ phi tín dụng thể nhân của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 117 - 121)