Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 0532 Giải pháp vận dụng kế toán quản trị vào hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH Đầu tư và Phát triển Sở giao dịch 1 Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 69)

Trong bối cảnh mơi trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM, quán triệt chỉ đạo của BIDV, Chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn cố gắng, nỗ lực phấn đấu trong tất cả các mặt nghiệp vụ, trong giai đoạn 5 năm từ 2006-2010, hoạt động của Chi

60

giao, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiếp tục khẳng định là một trong những Chi nhánh có quy mơ và chất lượng hoạt động lớn nhất trong hệ thống.

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng, %

Tổng nguồn vốn huy động 14.395,00 19.281,00 31.264,00 20.413,70 20.844,80 15,87 Tổng dư nợ cho vay 5.918,00 6.360,00 6.213,00 8.196,30 8.862,20 11,30 Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) 408,14 222,00 155,70 178,48 31,90 Tỷ lệ nợ xấu/TDN 6,90 3,49 2,51 2,18 0,36 Nợ quá hạn 48,08 0,02 - - 2,157 Tỷ lệ NQH/TDN 0,81 0,00 - - 0,02 Thu DVR 61,89 79,59 107,20 100,87 145,62 25,44 Trích DPRR 45,94 30,00 71,30 42,00 Lũy kế trích DPRR 176,60 197,70 240,34 281,70 243,58 Thu nợ HTNB 11,00 30,15 10,50 10,00 Lợi nhuận trước thuế 222,00 270,15 434,70 304,00 574,31 35,36

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010)

Đánh giá một số chỉ tiêu kinh doanh chính của Chi nhánh trong giai đoạn 5 năm 2006-2010 như sau:

a. Công tác huy động vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, giai đoạn 2006 - 2010, Chi nhánh Sở giao dịch 1 ln tích cực triển khai cơng tác huy động vốn bằng các hình thức, chính sách phù hợp. Kết quả qua 5 năm cho thấy, Chi nhánh Sở giao dịch 1 không những ln hồn thành và hồn thành vượt mức kế hoạch được Hội sở chính giao mà cịn góp phần khơng nhỏ vào việc đảm bảo thanh khoản cho hệ thống trong những giai đoạn khó khăn.

> về quy mơ nguồn vốn

Biểu 1: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Sở giao dịch 1 giai đoạn 2006 - 2010

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010)

Do ảnh hưởng từ những biến động phức tạp của môi trường kinh doanh, nguồn vốn của Chi nhánh Sở giao dịch 1 tăng, giảm khá bất thường, cụ thể nguồn vốn năm 2007 so với năm 2006 tăng trưởng 33,94%, năm 2008 so với năm 2007 tăng trưởng 62,15%, năm 2009 so với 2008 giảm 34,7%, năm 2010

so với 2009 tăng trưởng 2,11%. Tuy nhiên, tính chung trong giai đoạn 2006 - 2010, nguồn vốn của Chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn đạt mức tăng trưởng bình qn là 15,87%. Nhìn chung, trong điều kiện mơi trường kinh doanh có nhiều diễn biến phức tạp, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM và việc liên tục chia tách, bàn giao các Chi nhánh mới thì đây có thể xem là mức tăng trưởng đáng khích lệ, phản ánh được nỗ lực của Chi nhánh Sở giao dịch 1 trong công tác huy động vốn.

> về cơ cấu nguồn vốn

• Theo kỳ hạn:

Biểu 2: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2006 - 2010

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010)

Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của Chi nhánh giai đoạn 2006 - 2010 biến động theo chiều hướng nguồn tiền gửi từ các kỳ hạn ngắn tăng dần. Năm

2006, tiền gửi ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động đạt 56% thì năm 2010, tỷ lệ này tăng lên đến 88%.

• Theo đối tượng khách hàng:

Biểu 3: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2006 - 2010

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tổ chức ■ Dân cư

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010)

Về đối tượng khách hàng: mật độ tập trung của các khách hàng tổ chức trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh giai đoạn 2006 - 2010 có chiều hướng tăng. Năm 2006, nguồn vốn huy động từ khách hàng tổ chức đạt 10.364 tỷ đồng, chiếm 72% tổng nguồn vốn. Năm 2010, nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng này là 19.625 tỷ đồng, chiếm trên 90% tổng nguồn vốn, tăng 1,89 lần so với năm 206.

Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh Sở giao dịch 1 giai đoạn 2006 - 2010 có sự biến chuyển rõ rệt, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn và nguồn vốn của khách hàng dân cư trên tổng nguồn vốn giảm dần qua các năm. Nếu như năm

2006, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn/ tổng nguồn vốn và tỷ trọng nguồn vốn của khách hàng dân cư trên tổng nguồn vốn lần lượt là 44% và 28% thì đến năm 2010, hai tỷ trọng trên còn 12% và 5,85%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do:

- Đối với khách hàng dân cư: do ảnh hưởng của biến động của thị trường kinh doanh, người dân có nhiều lựa chọn về các hình thức đầu tư

mang lại lợi

nhuận nhanh chóng. Ngồi ra, do trong thời điểm này, tình hình lãi suất liên

tục biến

động cũng làm cho các khách hàng dân cư không lựa chọn các kỳ hạn gửi dài.

- Đối với khách hàng tổ chức: nguồn vốn trung dài hạn trước đây của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở các khoản vay trung dài hạn từ Bảo hiểm xã hội, các khoản vay này hiện nay đã đến hạn và được chuyển trả lại cho Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, hiện nay Bảo hiểm xã hội chỉ chấp thuận cho các TCTD vay vốn với các kỳ hạn ngắn (dưới 5 tháng). Ngoài ra, nguồn vốn của Chi nhánh Sở giao dịch 1 tập trung chủ yếu vào các khách hàng tổ chức lớn (PVN, Viettel, VDB, BHXH...), có biến động liên tục về nhu cầu đầu tư, thanh toán nên các kỳ hạn gửi ngắn (chủ yếu là các kỳ hạn gửi dưới 6 tháng).

b. Cơng tác tín dụng

Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn của Chi nhánh Sở giao dịch 1 đạt 11,3%/năm, tăng trưởng tín dụng ln tn thủ định hướng, chỉ đạo của Hội sở chính và đảm bảo nằm trong giới hạn tín dụng được giao. So với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn chung của tồn hệ thống thì tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh chỉ bằng ½, nguyên nhân là do Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã thực hiện chia tách, bàn giao dư nợ cho hai Chi nhánh Hai Bà Trưng (năm 2008) và Hoàn Kiếm (năm 2010). Ngồi ra, do quy mơ dư

> về quy mơ tín dụng

Biểu 4: Quy mơ tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2006 - 2010

(Đơn vị: tỷ đồng) 9,000 8,000 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 2006 2007 2008 2009 2010

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010)

Tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh là 8.862,2 tỷ đồng, tăng trưởng 49,7% so với năm 2006.

> Về cơ cấu tín dụng

- Theo kỳ hạn: Giai đoạn 2006 - 2010, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung

dài hạn/Tổng dư nợ có xu hướng tăng và duy trì ở mức trên 60%, đồng thời cao hơn mức trung bình của hệ thống và mức bình quân trên địa bàn, nguyên nhân do khách hàng của Chi nhánh phần lớn là các Tập đồn, Tổng Cơng ty Nhà nước nên nhu cầu vốn lớn và thường là dài hạn. Tuy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn khơng có sự dịch chuyển tăng nhưng xét về số tuyệt đối, tín dụng ngắn hạn vẫn có sự tăng trưởng qua các năm (dư nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 34% so với 2006).

- Theo đối tượng khách hàng: Cùng với xu hướng cổ phần hóa của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã chú trọng đến khối

doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do vậy tỷ trọng dư nợ ngồi quốc

doanh/tổng dư

nợ có mức tăng đáng kể qua các năm, cụ thể năm 2006, tỷ trọng dư nợ NQD/TDN

là 20% thì đến năm 2010 tỷ trọng này là xấp xỉ 69%.

- Theo ngành nghề: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh tập trung vào một số ngành, lĩnh vực chính như sản xuất cơng nghiệp nặng, vật liệu xây dựng (28%),

dịch vụ (16%), thương mại (15%)...Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề hiện

nay của

Chi nhánh đảm bảo tuân thủ định hướng tín dụng theo ngành nghề của

BIDV. Chi

nhánh ln tn thủ nghiêm túc các quy định của Hội sở chính về việc kiểm sốt

cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và chứng khốn.

> về chất lượng tín dụng

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010)

- Nợ xấu giai đoạn 2006 - 2010 giảm dần và luôn nằm trong kế hoạch được Hội sở chính giao. Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu là 6,9% tổng dư nợ, tương đương 408 tỷ đồng thì đến năm 2010 tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ chỉ còn 0,36%,

tương đương 31,9 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn thấp hơn tỷ lệ nợ

xấu chung của hệ thống BIDV và của các NHTM trên địa bàn. Nợ quá hạn trong giai đoạn 2006 - 2010 phát sinh khơng đáng kể và được kiểm sốt thường xun

- Ngồi ra, công tác quản lý khách hàng, quản lý khoản vay luôn được Chi nhánh thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời phát hiện các khách hàng

có biểu hiện yếu kém về tình hình tài chính hoặc những khách hàng có nguy cơ

chịu nhiều rủi ro từ biến động thị trường để có biện pháp ứng xử phù hợp.

> về dự phịng rủi ro

Chi nhánh ln thực hiện trích đủ DPRR và tỷ lệ dự phịng/nợ xấu ln được duy trì >100%. Tính đến 31/12/2010, quỹ DPRR của Chi nhánh là 243,76 tỷ đồng.

> về xử lý nợ xấu và thu hồi nợ HTNB

Xử lý nợ xấu của Chi nhánh luôn đảm bảo tuân thủ các quy chế, hướng dẫn của BIDV; kết quả xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR giai đoạn 2006 - 2010 là trên 113 tỷ đồng; tổng số nợ ngoại bảng đã được bán, xử lý, thu hồi trong giai đoạn này là xấp xỉ 93 tỷ đồng. Chi nhánh đã sử dụng linh hoạt các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ như xử lý TSBĐ, bán nợ, miễn giảm

c. Hoạt động dịch vụ

Tích cực triển khai, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đến mọi đối tượng khách hàng theo đúng định hướng chung của toàn hệ thống, từng bước nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ rịng/tổng lợi nhuận. Tính chung trong giai đoạn 2006 - 2010, thu dịch vụ rịng của Chi nhánh tăng trưởng bình qn 25,44%/năm. Nguồn thu tập trung ở một số dịch vụ truyền thống như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán, ngân quỹ...

Biểu 6: Tỷ trọng thu DVR/LNTTgiai đoạn 2006-2010

(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010)

Giai đoạn 2006 - 2010, tỷ trọng thu dịch vụ ròng /lợi nhuận trước thuế thường xuyên chiếm tỷ lệ trên 25%.

> Những điểm nổi bật trong hoạt động dịch vụ

- Kinh doanh ngoại tệ: trong điều kiện thị trường ngoại tệ có nhiều biến

động liên tục và phức tạp, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã linh hoạt tận dụng các thời cơ của thị trường để tăng thu dịch vụ và đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của

khách hàng. Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ năm 2010 tăng trưởng 79,2% so với năm 2006.

- Hoạt động bảo lãnh: hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào các khách hàng xây lắp truyền thống và ln duy trì tỷ trọng trên 30% tổng thu dịch vụ của toàn Chi nhánh.

- Hoạt động thanh toán: giai đoạn 2006 - 2010 đánh dấu bước tăng trưởng khá tích cực trong hoạt động thanh tốn của Chi nhánh Sở giao dịch 1.

Năm 2010, tổng thu phí thanh tốn (trong nước và quốc tế) đạt 34,9 tỷ đồng,

tăng trưởng 80,1% so với mức phí thu được từ hoạt động này năm 2006. - Dịch vụ ngân quỹ: thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thu, chi tiền

mặt, ngoại tệ đảm bảo an tồn, chính xác; đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu nộp, rút tiền mặt của khách hàng và của các Chi nhánh trong hệ thống

BIDV; hạch toán kịp thời, chính xác các giao dịch tiền mặt phát sinh hàng ngày tại quỹ nghiệp vụ theo mơ hình giao dịch một cửa.

- Tích cực triển khai các sản phẩm dịch vụ khác như dịch vụ thẻ, bảo hiểm, Homebanking, BSMS, dịch vụ trả lương tự động và các dịch vụ hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao như VN Topup, thanh toán vé máy bay, dịch

vụ ví điện tử VN mart...

Biểu 7: Lợi nhuận trước thuế của CN Sở giao dịch 1 giai đoạn 2006 - 2010 (Đơn vị: tỷ đồng )

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010)

Năm 2010, lợi nhuận trước thuế đạt 574,31 tỷ đồng, tăng gấp 2,59 lần so với năm 2006. Lợi nhuận trước thuế bình quân/người năm 2010 đạt 1,817 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006.

d. Các công tác khác

- Công tác nhân sự và phát triển nguồn nhân lực

Là một đơn vị có đội ngũ cán bộ trẻ, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã đào tạo bồi dưỡng cung cấp hàng trăm cán bộ có năng lực bổ sung cho Hội sở chính. Tính đến thời điểm 31/12/2010, Chi nhánh Sở giao dịch 1 có 290 cán bộ với tuổi đời trung bình là 27,97 tuổi, trong đó số cán bộ có trình độ đại học và

trên đại học là 280 người chiếm 96,55% và được bố trí tại 20 phịng nghiệp vụ.

- Cơng tác phát triển mạng lưới, cơ cấu tổ chức

Công tác phát triển mạng lưới của Chi nhánh được thực hiện theo đúng chỉ đạo của BIDV, đảm bảo chất lượng, tiến độ cũng như tuân thủ đúng quy

2006 - 2010, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã tách thành công 2 Chi nhánh cấp 1 là Chi nhánh Hai Bà Trưng (10/2008) và Chi nhánh Hoàn Kiếm (7/2010). Ngoài ra, trong giai đoạn này, Chi nhánh đã thực hiện chuyển đổi thành cơng mơ

hình theo TA2, xây dựng, ban hành chức năng nhiệm vụ của các phịng nghiệp vụ; hồn thành việc đổi tên Sở giao dịch thành Chi nhánh Sở giao dịch 1

- Công tác kiểm tra nội bộ

Thực hiện chỉ đạo của Hội sở chính, trong những năm qua, Chi nhánh luôn chú trọng và tăng cường cơng tác tự kiểm tra, giám sát nhằm phịng ngừa và cảnh báo rủi ro cho tất cả các mảng nghiệp vụ. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh và giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động, năm 2008, theo mơ hình TA2, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã thành lập mới phòng Quản lý rủi ro 2, chuyên trách kiểm tra, giám sát, phòng ngừa và cảnh báo rủi ro trong các mảng nghiệp vụ.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT SỞ GIAO DỊCH 1

Trên thực tế, một số công việc của kế tốn quản trị hoạt động tín dụng đã và đang được thực hiện tại Chi nhánh NHDT&PT Sở Giao Dịch 1. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát thì khái niệm và vai trị, nội dung của kế tốn quản trị còn mới lạ đối với Chi nhánh. Kế tốn tại Chi nhánh có nhiệm vụ chủ yếu là ghi chép và phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán, kiểm soát các báo cáo phân hệ hàng ngày, thiếu mảng cơng việc của kế tốn quản trị là phân tích đầy đủ, cụ thể phục vụ cho từng mảng nghiệp vụ (trong đó có mảng nghiệp vụ tín dụng) lẫn các quyết sách hoạch định chiến lược của ngân hàng. Cụ thể, thực trạng cơng tác kế tốn quản trị hoạt động tín dụng của Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 thể hiện ở các nét chính sau:

Phịng Tài chính kế tốn của Chi nhánh được chia ra 02 bộ phận: bộ phận hậu kiểm có trách nhiệm hàng ngày kiểm sốt các báo cáo phân hệ và chứng từ giao dịch của các giao dịch viên; bộ phận kế toán nội bộ với nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày tại chi nhánh, thực hiện các công việc của kế tốn tổng hợp, lập các báo cáo tài chính phục vụ yêu cầu hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, năm của Ban Giám đốc Chi nhánh, Hội sở chính NHĐT&PT VN và của các cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, có thể thấy, bộ máy kế toán của Chi nhánh được xây dựng chỉ để tập trung vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của kế tốn tài chính là chủ yếu. Khái niệm kế tốn quản trị cịn mới mẻ nên chưa có NHTM Việt nam nào quan tâm đến việc tổ chức bộ máy kế toán để thu nhận, phân tích và cung cấp thơng tin phục vụ cho yêu cầu quản trị hoạt động kinh doanh tín dụng. Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 cũng vậy. Phòng TCKT chưa có

Một phần của tài liệu 0532 Giải pháp vận dụng kế toán quản trị vào hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH Đầu tư và Phát triển Sở giao dịch 1 Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 69)