mình. Và khi đó, tiến độ đưa vào vận dụng, xây dựng mô hình kế toán quản trị ở các NHTM nước ta sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.
3.2.2. Tổ chức xây dựng mô hình kế toán Quản trị hoạt động củangân hàng ngân hàng
Kế toán tài chính phải đảm bảo tính pháp lý và phải phản ánh một cách tuyệt đối chính xác theo các nguyên tắc kế toán đã được Nhà nước ban hành.
Ngược lại, kế toán quản trị chỉ cần đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh cụ thể của từng NHTM. Vì vậy, việc tổ chức hệ thống tài khoản, phương pháp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin chỉ cần đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị. Mô hình kế toán quản trị được phép mang tính chủ quan.
Về nguyên tắc, xây dựng mô hình kế toán quản trị ít nhất phải cấu thành nên bộ phận riêng biệt, chuyên trách thực hiện các công việc thu thập, phân tích, cung cấp các thông tin thích hợp cho hoạt động quản trị ngân hàng. Trong mô hình, kế toán quản trị tín dụng có quyền tham gia vào quá trình định giá và truyền đạt phần bù rủi ro đến nhà quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc đánh giá ban đầu cũng như việc theo dõi mức độ rủi ro của khoản cho vay không hề đơn giản. Muốn có nhận định chính xác, nhân viên đánh giá rủi ro không chỉ ngồi phân tích các chỉ tiêu tài chính hay đơn thuần theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng trên tài khoản; mà còn cần phải tiếp cận trực tiếp với khách hàng, cũng như tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ... Việc kế toán quản trị đồng thời tham gia vào quá trình thẩm định, theo dõi tín dụng đội chi phí hoạt động lên rất nhiều và không cần thiết. Để đảm bảo chuyên môn hoá lao động và tối thiểu hoá chi phí, công việc của kế toán quản trị thường giới hạn trong việc truyền tải, phản
ánh cho nhà quản trị ngân hàng đầy đủ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng theo hệ
số đánh giá của nhân viên chuyên trách.
Thêm vào đó, việc xây dựng mô hình kế toán quản trị phải đảm bảo bộ máy kế toán hoạt động và vận hành khoa học, phù hợp với đặc điểm của từng NHTM, từng chi nhánh, đồng thời phải bao quát được mọi nội dung của kế toán tài chính và kế toán quản trị, giải quyết tết mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính, kết hợp sử dụng thông tin của kế toán tài chính cho công tác thống kê, thu thập thông tin của kế toán quản trị, cũng như kết hợp sử dụng thông của các bộ phận khác có liên quan trong ngân hàng.
Nhà nước không có quyền hạn quy định buộc ngân hàng phải xây dựng hệ thống kế toán quản trị theo chuẩn mực. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá hệ thống kế toán, đưa vào vận dụng kế toán quản trị, việc xây dựng mô hình kế toán quản trị cần có sự tham gia của các cơ quan từ cao xuống thấp, từ Trung ương đến địa phương. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có các hướng dẫn (không có tính bắt buộc) những nét cơ bản trong việc xây dựng, vận hành mô hình kế toán quản trị chuẩn mực đối với các NHTM. Trên cơ sở đó, NHĐT&PT Việt Nam lại tiếp tục bổ sung những hướng dẫn về mô hình kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm kinh doanh của hệ thống mình. Cuối cùng, đến lượt chi nhánh Sở Giao Dịch 1 dựa trên hướng dẫn của NHĐT&PT Việt Nam sẽ xây dựng mô hình phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của mình trên địa bàn Hà Nội.
3.2.3. Cơ cấu lai hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán có chức năng phản ánh quá trình hoạt động, tài sản nợ, tài sản có và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mô hình của hệ thống tài khoản kế toán của các NHTM hiện nay được quy định trong quyết định 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 v/v ban hành Hệ thống Tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng; theo đó hệ thống tài khoản bố cục theo những
tiêu chuẩn chung như : phân chia làm 9 loại, vế trái là những tài khoản thuộc tài sản có, vế phải là những tài khoản thuộc tài sản nợ và vốn của ngân hàng.
Mô hình xây dựng hệ thống tài khoản kế toán của NHNN trong quyết định 479/2004/QĐ-NHNN có nhược điểm lớn là bảng cân đối kế toán cồng kềnh, phức tạp mỗi khi có nhu cầu phải bổ sung thêm tài khoản để hạch toán. Do có quá nhiều nội dung thống kê hệ thống tài khoản không thể mở rộng để đáp ứng được nhu cầu thống kê báo cáo theo yêu cầu quản trị - một điều kiện tiên quyết để thực hiện được công tác kế toán quản trị. Thêm vào đó, các nội dung thống kê chồng chéo lên nhau vừa quản lý loại thời hạn cho vay, tính chất
của khoản vay, mã tiền tệ của khoản vay, thành phần kinh tế chủ thể vay vốn... Thực tế, hệ thống tài khoản kế toán NHTM trên thế giới được xây dựng nguyên tắc không khác biệt nhiều lắm so với hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp phi tài chính, bởi thực chất NHTM xét cho cùng cũng chỉ là một doanh nghiệp. Đồng thời, trong mô hình kế toán của ngân hàng đã từ lâu có sự tách rời tương đối công tác hạch toán kế toán với công tác thống kê số liệu theo yêu cầu của NHTW. Tức là, hệ thống tài khoản kế toán được tổ chức gọn nhẹ, chỉ phản ánh tổng quát nhất tình hình nguồn vốn, tài sản của ngân hàng; chỉ cần một tài khoản hạch toán một nghiệp vụ nhất định, còn các thông tin thống kê được cung cấp theo mã nghiệp vụ hay mã giao dịch thực hiện tự động bằng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Trong phần 2.2.2, chúng ta đã tìm hiểu về hệ thống tài khoản của chi nhánh Sở Giao Dịch 1. Thực tế, hệ thống tài khoản của chi nhánh Sở Giao Dịch 1 được xây dựng dựa trên nguyên tắc chuẩn của World Bank và có sự khác biệt nhất định đối với hệ thống tài khoản theo quy định 479/2004/QĐ- NHNN. Tuy nhiên, hệ thống tài khoản mà chi nhánh đang sử dụng vẫn chưa chi tiết hóa được các khoản mục chi phí theo hoạt động trực tiếp làm phát sinh
chi phí. Dan đến, rất khó cho kế toán quản trị phân bổ chi phí cho từng hoạt động, từng đối tượng gánh chịu.
Tóm lại, hệ thống tài khoản ngân hàng cần được nghiên cứu và cơ cấu lại, hiện đại hoá phù hợp với xu hướng của các NHTM thế giới, đồng thời thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước. Đây là một công việc rất quan trọng tạo tiền đề cho tiến trình đưa kế toán quản trị vào vận dụng trong thực tiễn các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó có chi nhánh NHĐT&PT Sở Giao Dịch 1.