Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)

- Sự chủ động, linh hoạt: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến các xã thực hiện th o đúng các quy định; ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, không chồng chéo; triển khai các chính sách về NTM nhanh, kịp thời và đồng bộ. Sự chủ động, linh hoạt thể hiện ở một số nội dung như sau:

+ Chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; đổi mới và xây dựng các hình thức sản xuất phù hợp để nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn;

+ Chủ động, linh hoạt trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tại các xã; xác định được thế mạnh kinh tế để đào tạo ngành nghề phù hợp.

+ Linh hoạt trong việc xây dựng mô hình sản xuất được tập trung; tổ chức triển khai nhân rộng tạo được số lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao và đồng nhất th o yêu cầu của thị trường để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

- Quản lý tốt việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM: Thể hiện ở việc xây dựng lộ trình thực hiện bộ tiêu chí và tổ chức thực hiện bộ tiêu chí:

+ Việc xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu chí NTM th o bộ tiêu chí quốc gia phù hợp với các nguồn lực hiện có của các xã

+ Việc tổ chức thực hiện bộ tiêu chí được triển khai đồng đều th o từng tiêu chí + Công tác tổ chức thực hiện các tiêu chí bám sát vào lộ trình xây dựng NTM

+ Quá trình th o dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các xã tổ chức thực hiện các tiêu chí thực hiện tốt

- Công tác tuyên truyền: Là một tiêu chí quan trọng để đánh giá công tác tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Đối tượng tuyên truyền là cán bộ ở các cấp chính quyền và nhân dân. Tuyên truyền nâng cao nhân thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm được đường lối, chủ trương chung của đảng và nhà nước và vận động cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân hăng hái triển khai thực hiện và huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân và hệ thống chính trị vào cuộc chung sức xây dựng nông thôn mới. Hiệu quả công tác tuyên truyền thể hiện ở các nội dung:

+ Sự hiểu biết của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động về xây dựng NTM.

+ Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, đơn giản, dễ hiểu: Tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới đến với nhân dân bằng nhiều hình thức truyên truyền như thông qua các hội nghị, các buổi họp, hội nghị của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh, qua các hoạt động văn hoá văn nghệ, hội diễn, cuộc thi tìm hiểu xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền trực quan thông qua pa nô, áp phích, qua các đợt học tập kinh nghiệm các mô hình đối với các thôn làm tốt, để vận động Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới .

+ Nội dung tuyên truyền đầy đủ, đi vào chiều sâu: Nội dung thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới thực hiện th o các quy định, văn bản hướng dẫn về nông thôn mới trong đó chú trọng đến các nội dung cốt lõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)