Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X đã đề ra Nghị quyết số 26- NQ/TW, đề cập một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về phát triển Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có xây dựng NTM. Nghị quyết khẳng định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH. Vì vậy, các vấn đề về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH. Đó không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội [1]. Nối tiếp Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2011-2016 cũng đã nêu: “Tiếp tục triển
khai chương trình xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm từng vùng th o các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam” [2]. Thực hiện đường lối của Đảng, thời gian qua phong trào xây dựng NTM ở các địa phương đã thu hút sự tham gia tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân, bước đầu làm thay đổi đáng kể diện mạo khu vực nông thôn tại nhiều địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của người dân có bước tiến bộ rõ rệt.
Xây dựng NTM là một chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước. Vì vậy để chủ trương này trở thành hiện thực, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, nghị định, nghị quyết nhằm triển khai chủ trương này. Trong đó, đặc biệt là Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM bao gồm 19 tiêu chí cụ thể. Chương trình này được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện th o từng giai đoạn của quá trình xây dựng NTM. Bên cạnh đó còn có những hướng dẫn cụ thể khi áp dụng thực hiện các tiêu chí ở từng vùng, miền khác nhau.
Chương trình xây dựng NTM của nước ta là một chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, diễn ra trên phạm vi cả nước (gần 10.000 xã) trong một thời gian dài (2010- 2020). Là một chương trình trọng điểm, nguồn lực xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, người dân, cộng đồng,..) đầu tư vào đây rất lớn, có rất nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, chính sách hỗ trợ gián tiếp, có sự lồng ghép nguồn lực của nhiều chương trình, dự án. Chương trình xây dựng NTM mới được triển khai thực hiện ở nước ta từ năm 2010, nhiều cơ chế chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, vì vậy việc ban hành, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, giải pháp liên quan đến Chương trình xây dựng NTM sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình. Thực tế thời gian vừa qua, các chính sách xây dựng NTM được chỉnh sửa bổ sung liên tục để phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên thực tiễn triển khai đòi hỏi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
Với những lí do trên, việc đánh giá tác động chính sách xây dựng NTM là cần thiết nhằm đánh giá hiệu quả của chính sách, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tế, hỗ trợ quá trình xây dựng NTM được thuận lợi và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả QLNN về xây dựng NTM.