* Huyện uỷ: Lãnh đạo toàn diện việc thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chỉ đạo xây dựng chương trình hành động giai đoạn 2020 – 2030 để làm cơ sở cho các ngành, địa phương tổ chức triển khai.
* Ban cán sự đảng HĐND, UBND huyện: Căn cứ tình hình thực tế, trên cơ sở các cơ chế, chính sách của trung ương và của tỉnh đã ban hành, chỉ đạo tổ chức rà soát bổ sung, điều chỉnh th o hướng đầu tư đồng bộ vào nông nghiệp, nông thôn phù hợp với tình hình mới hiện nay. Chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng NTM th o mục tiêu đề ra.
* Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp: Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc từ huyện đến cơ sở, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân nắm rõ chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Gắn các hoạt động của tổ chức hội với các phong trào thi đua xây dựng NTM. Kịp thời đề xuất những cách làm hay, mô hình điểm để kịp thời biểu dương và nhân rộng.
* Chi ủy, chi bộ các phòng, ban ngành, đơn vị: Căn cứ chức năng nhiệm vụ của từng ngành, đơn vị chỉ đạo tổ chức triển khai các mục tiêu nhiệm vụ của Nghị quyết đề ra. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc tại cơ sở để tháo gỡ khó khăn cho các địa
phương; đồng thời đề xuất với Huyện uỷ, UBND huyện những giải pháp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành được giao.
* Đảng bộ các xã: Trực tiếp lãnh đạo các nhiệm vụ chính trị của địa phương; phối hợp tốt với các sở, ban, ngành của huyện để tổ chức tốt các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn.
Kết luận Chương 3
Huyện Phú Lương nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên xã hội tương đối khó khăn, trình độ phát triển dân trí thấp. Vấn đề xây dựng NTM được các cấp chính quyền quan tâm sâu sát, công tác chỉ đạo thực hiện các giải pháp xây dựng NTM quyết liệt. Tuy nhiên hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM còn chưa cao. Do đó kết quả xây dựng NTM trong thời gian qua còn chậm. Chương 3 của luận văn đã trình bày các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Các giải pháp được đưa ra là: - Hoàn thiện công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng NTM một cách đồng bộ, hiệu quả bao gồm rà soát, điều chỉnh quy hoạch hợp lý; hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng NTM.
- Củng cố tổ chức bộ máy, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện điều hành, quản lý nhà nước về xây dựng NTM; kiện toàn về cơ cấu tổ chức; đổi mới hoạt động của các phòng, ban, bộ phận thực hiện quản lý Nhà nước về xây dựng NTM; tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về xây dựng NTM
- Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM như đổi mới phương thức huy động các nguồn lực xây dựng NTM trên địa bàn; tăng cường đầu tư, xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng NTM; xây dựng các chương trình phát triển đặc thù cho từng lĩnh vực phát triển kinh tế hoàn thiện các tiêu chí NTM.
- Tăng cường công tác tuyên truyền và phối hợp tuyên truyền trong thực hiện xây dựng NTM; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá việc thực hiện xây dựng NTM.
Thêm vào đó, Chương 3 là cơ để kiến nghị các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành ở Trung ương, tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Lương nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về xây dựng NTM nói chung và trên địa bàn huyện Phú Lương nói riêng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Công tác quản lý Nhà nước về xây dựng NTM giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Chương trình xây dựng NTM hiện nay tại nước ta diễn ra ttrong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, tình hình suy thoái kinh tế trên diện rộng, nợ công cao, quá trình toàn cầu hoá diển ra mạnh mẽ, nguồn lực ngày càng khan hiếm, biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc. Một số bộ phận không nhỏ cán bộ thực thi nhiệm vụ tại các cơ quan, chính quyền các cấp có biểu hiện quan liêu, suy thoái đạo đức…Chính những yếu tố, những khó khăn trên đòi hỏi chúng ta phải tăng cường vai trò của QLNN về xây dựng NTM để điều hành, điều chỉnh, lựa chọn các giải pháp tốt, mang tính khả thi nhằm xây dựng NTM thành công, bền vững.
Xác định được vai trò quan trọng của QLNN về xây dựng NTM nên trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách đúng đắn, được cụ thể hoá bằng các Nghị quyết, Quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện xây dựng NTM.
Quá trình thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đời sống kinh tế xã hội khu vực nông thôn dần được nâng lên, nhân dân có cuộc sống ấm no, tươi đẹp. Có được những kết quả trên chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp uỷ, Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện, luôn chú trọng công tác QLNN về xây dựng NTM. Điều đó được thể hiện qua các cách làm như: Đẩy mạnh công tác truyên truyền; kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy kịp thời với sự thay đổi; Chỉ đạo quyết liệt công tác quy hoạch; đổi mới huy động nguồn lực; Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các tiêu chí và các hoạt động đối với xây dựng NTM. Tuy vậy, công tác QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện vẫn còn một số hạn chế: Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo một số xã chưa quyết liệt, chưa sâu sát, chưa thực sự tâm huyết; Một số địa phương cán bộ cấp xã chưa nắm hết chủ trương, chính sách trong tuyên truyền xây dựng NTM; Quy hoạch còn nặng về hạ tầng, chưa chú ý tới các tiêu chí mềm; Còn lúng túng trong vận dụng cơ chế chính sách huy động vốn; Chất
lượng kiểm tra giám sát còn hạn chế, vẫn còn nhiều sai sót yếu kém trong triển khai thực hiện.
Từ những tồn tại hạn chế được rút ra trong quá trình thực hiện QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, có thể rút ra một số các giải pháp cần tập trung thực hiện để hoàn thiện hoạt động QLNN về xây dựng NTM trong những giai đoạn tiếp th o như sau: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM; Củng cố tổ chức bộ máy, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và thực hiện điều hành, quản lý nhà nước về xây dựng NTM; Rà soát, bổ sung và quản lý quy hoạch; Đổi mới phương thức huy động các nguồn lực xây dựng NTM; Đầu tư, xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng NTM; tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá việc thực hiện xây dựng NTM.
Với các giải pháp trên cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp uỷ, Đảng, Chính quyền và quyết tâm của nhân dân, huyện Phú Lương sẽ tận dụng mọi cơ hội, phát huy nội lực trong nhân dân để thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG về xây dựng NTM.
2. Kiến nghị
2.1 Đối với Trung ương
Nâng mức phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM (nguồn vốn sự nghiệp) để hỗ trợ đầu tư cho các mô hình sản xuất nhằm tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập cho người dân.
Hoàn thiện cơ chế pháp lý cho hoạt động QLNN về xây dựng NTM, có chính sách đào tạo, đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác QLNN về xây dựng NTM, ban hành các quy định tạo khung pháp lý cho công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động QLNN về xây dựng NTM.
Để bảo đảm tính khả thi của tiêu chí Ban chỉ đạo NTM Trung ương cần giao cho các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện khái niệm, nội dung, phạm vi, cách tính các chỉ tiêu định lượng liên quan th o những phương pháp khoa học đồng thời sát với thực tế. Ngoài ra, đối với từng tiêu chí cần phải cụ thể hóa thành các chỉ tiêu chi tiết và chuẩn hóa để áp dụng thống nhất chung, có như vậy mới thuận lợi cho công tác rà soát, kiểm tra và đánh giá kết quả của chương trình xây dựng NTM. Ban
hành các chuẩn mực, tiêu chuẩn riêng về xã đạt chuẩn xây dựng NTM đối với các xã miền núi, các xã đặc biệt khó khăn, không máy móc, rập khuôn áp dụng tiêu chuẩn xã đạt NTM th o 19 tiêu chí chung trên địa bàn cả nước.
2.2 Đối với Ủy ban nhân dân và các Sở, ban, ngành tỉnh Thái Nguyên
Cần có các chính sách hỗ trợ nguồn lực cho huyện: Trên cơ sở đặc điểm tình hình điều kiện của từng địa phương trên địa bàn, tỉnh Thái Nguyên cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng huyện trên địa bàn tỉnh. Huyện nào điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhiều hơn thì tập trung hỗ trợ các nguồn lực về vốn, mô hình phát triển sản xuất cho huyện đó. Đặc biệt là ưu tiên phân bổ các nguồn lực vốn, thu hút doanh nghiệp đầu tư cho các huyện miền núi còn khó khăn như huyện Phú Lương. Có các chính sách khuyến khích cho huyện trong thực hiện xây dựng NTM.
Thực hiện tăng cường luân chuyển cán bộ có năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về xây dựng NTM về giúp đỡ huyện trong quá trình tiến hành xây dựng NTM. Thường xuyên quan tâm sâu sát, giúp đỡ huyện trong công tác đào tạo cán bộ có năng lực thực tiễn, năng lực quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng nói chung và lĩnh vực xây dựng NTM nói riêng.
Về xây dựng các chính sách và ban hành các văn bản pháp luật quản lý về xây dựng NTM: Kịp thời ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện một số Quyết định, Nghị định… của chính phủ để đưa vào thực hiện ở địa phương. Xây dựng nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020 để triển khai chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo
Công tác quản lý Nhà nước về xây dựng NTM bao hàm nhiều nội dung tương đối phức tạp (công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, kiểm tra giám sát Chương trình xây dựng NTM) nên luận văn chưa đi sâu phân tích một cách chi tiết, cụ thể các nội dung quản lý. Mỗi nội dung trong công tác quản lý Nhà nước về xây dựng NTM tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cần được nghiên
cứu th o các đề tài chuyên sâu nhằm giúp huyện Phú Lương nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh... Số liệu của luận văn bao gồm hai nguồn chính là số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát đối với một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM và một số người dân. Tuy nhiên, việc điều tra khảo sát mới chỉ được tiến hành ở một số lượng hạn chế và không ngẫu nhiên nên kết quả có thể có sự sai lệch nếu điều tra ở phạm vi rông hơn và điều tra ngẫu nhiên. Các nội dung điều tra khảo sát mới chỉ tập trung vào các vấn đề chung như nhận thức về xây dựng NTM mà chưa đi vào các vấn đề cụ thể vì một số lí do khách quan. Các nghiên cứu tiếp th o cần thực hiện điều tra khảo sát ở phạm vi rộng hơn nhằm đánh giá một cách chính xác hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5 tháng 8 năm 2 8 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
[2] Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản việt nam.
[3] Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Phú Lương, Báo cáo tổng kết xây dựng NTM năm 2013 - 2017
[4] Báo Nhân dân điện tử (2016), “Đại Từ trên đường về đích NTM“, http://www.nhandan.com.vn/kinhte/thoi_su/item/31271102-dai-tu-tren-duong-ve- dich-nong-thon-moi.html
[5] Báo Thái Nguyên điện tử (2013), “Xây dựng NTM ở Phổ Yên, nhiều giải pháp mang lại hiệu quả“, http://baothainguyen.com.vn/tin-tuc/kinh-te/xay-dung-nong- thon-moi-o-pho-yen-nhieu-giai-phap-dem-lai-hieu-qua-207932-108.html
[6] Báo Thái Nguyên điện tử (2016), “Xây dựng NTM, những kinh nghiệm hay ở Đại Từ“, http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/xay-dung-nong-thon-moi-nhung- kinh-nghiem-hay-o-dai-tu-237982-108.html
[7] Báo Thái Nguyên điện tử (2016), “Diện mạo NTM ở Đại Từ“,
http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/dien-mao-nong-thon-moi-o-dai-tu- 229337-108.html.
[8] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/08/2009 về Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
[9] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2 13/TT- BNNPTNT ngày 04 /10/ 2013, Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
[10]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (2011), Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4
năm 2 11 hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 8 /QĐ-TTg, Hà Nội.
[11] Bùi Kim Hồng (2010), “Suy nghĩ về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong di chúc của Bác Hồ”
http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/articledetail.aspx?articleid=131&sitepag eid=423#sthash.z0qn9XF9.dpbs
[12] Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về tiêu chí xây dựng NTM.
[13] Chính phủ (2010), Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
[14] Chính phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.
[15] Chính phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020
[16] Chính phủ (2017), Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/05/2017 về Phê duyệt Đề án xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020
[17] Chính phủ (2017), Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 về Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016
[18] Chính phủ (2016), Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối NTM các cấp.
[19] Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ–TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 – 2020.
[20] Đài PT&TH Thái Nguyên (2017), “Thị xã Phổ Yên: Có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM”, http://phoyen.thainguyen.gov.vn/quy-hoach-phat-trien/- /asset_publisher/wjRcD9B6rcFy/content/trien-khai-ke-hoach-xay-dung-nong-
thon-moi-nam-2018
[21] Đường Hồng Dật (2014), Từ điển bách khoa nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, trang 10.
[22] Lê Thị Thu Thảo (2015), “Quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia.