Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

Công tác quản lý nhà nước về tổ chức thực hiện xây dựng NTM của hệ thống cấp ủy chính quyền trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2013 – 2017 đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, do những năm đầu mới triển khai chương trình xây dựng NTM, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước còn chưa có kinh nghiệm nên quá trình quản lý còn những tồn tại hạn chế sau:

* Công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Việc ban hành các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, đôi khi chồng chéo; việc triển khai các chính sách về NTM chưa được kịp thời và đồng bộ; công tác quy hoạch thực hiện chưa tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, bảo vệ môi trường và chưa phù hợp với điều kiện các xã dẫn đến việc thực hiện các tiêu chí không đồng đều tại các xã; công tác rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch chưa được tiến hành thường xuyên dẫn đến quy hoạch chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của các xã.

* Công tác tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ thực hiện quản lý xây dựng nông thôn mới: Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương đã được tiến hành thường xuyên nhưng hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng NTM chưa đa dạng; các cán bộ được giao phụ trách, quản lý về xây dựng NTM tại các xã có trình độ chính trị và chuyên môn chưa cao; hiệu quả công tác đào tạo chưa cao gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý về xây dựng NTM; số lượng cán bộ quản lý về NTM tại cấp huyện và cấp xã

còn ít so với địa bàn rộng lớn và phân tán của huyện dẫn đến công tác chỉ đạo, điều hành gặp nhiều khó khăn..

* Công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới

- Quá trình tổ chức thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện kết quả đạt được không đồng đều, một số các tiêu chí đạt thấp do ảnh hưởng bởi những điều kiện đặc thù của huyện như mặt bằng phát triển kinh tế xã hội còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp, kỷ thuật sản xuất còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn.

- Việc tổ chức thực hiện các tiêu chí chủ yếu tập trung vào các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng cần nhiều vốn từ ngân sách. Việc xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu chí th o bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM chưa phù hợp với các nguồn lực hiện có của các xã. Công tác tổ chức thực hiện các tiêu chí chưa bám sát vào lộ trình xây dựng NTM. Công tác tổ chức thực hiện một số các tiêu chí thiếu sự quan tâm đúng mức như tiêu chí Giao thông, hộ nghèo, tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, thu nhập, nhà ở dân cư, chợ nông thôn... nên chưa tạo được động lực sức mạnh kinh tế tạo đà cho xây dựng NTM.

- Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình từ ngân sách Nhà nước quá hạn hẹp, nguồn đóng góp xã hội hóa để thực hiện xây dựng các công trình trên địa bàn còn thấp. Mặt khác sự huy động từ các công ty, nhà doanh nghiệp trên địa bàn rất ít (chủ yếu là vốn tín dụng và vốn lồng ghép) do đó tiến độ thực hiện các hạng mục rất chậm so với lộ trình đã được phê duyệt. Công tác phối kết hợp các nguồn lực thực hiện xây dựng NTM còn thiếu đồng bộ. Vai trò huy động các nguồn lực ngoài ngân sách của các xã còn kém hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương.

- Cách triển khai, tuyên truyền vận động chưa có chiều sâu nên hiệu quả huy động xã hội hóa trong nhân thấp. Vẫn còn tồn tại tình trạng một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, có suy nghĩ xây dựng NTM là một dự án, đề án đầu tư của nhà nước nên có tâm lý trông chờ ỷ lại đòi đền bù đất đai và cây cối, hoa màu khi xây dựng các công trình công cộng.

* Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình xây dựng NTM

- Các tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, mặt trận, ban ngành đoàn thể, ban thanh tra nhân dân các xã chưa phát huy được vai trò của mình trong kiểm tra giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng NTM của chính quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)