Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 40)

Ở Việt Nam chủ đề nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông thôn không còn mới mẻ. Tuy nhiên cụm từ “xây dựng nông thôn mới” chỉ được quan tâm và nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thôn kể từ khi Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông

thôn mới ra đời. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được công bố, trong đó có một số công trình tiêu biểu như sau:

Đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Thị Bích Lệ (2016), Luận văn Thạc sĩ – Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. Tác giả tập trung nghiên về cơ sở lý luận của QLNN về xây dựng NTM, nghiên cứu kinh nghiệm triển khai ở các địa phương, phân tích thực trạng tại địa phương để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Các giải pháp mà đề tài đưa ra là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh thu hút và huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế xã hội; chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; củng cố, kiện toàn, tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Các nội dung giải pháp đưa ra trong đề tài nhìn chung sẽ khó khả thi đối với huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên do huyện Phú Lương có đặc thù là huyện miền núi, nhiều xã thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”, tác giả Lê Thị Thu Thảo (2015), Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đi sâu phân tích thực trạng QLNN đối với XD NTM ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014, tác giả đánh giá thực trạng QLNN đối với XD NTM, đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN đối với xây dựng NTM ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Các giải pháp mà đề tài đưa ra nhằm áp dụng với thực trạng đặc thù trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Thị Hồng Phượng (2017), Luận văn Thạc sĩ – Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia. Tác giả làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về xây dựng NTM ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn còn tồn

tại, nguyên nhân của nó để đưa ra những giải pháp để hoàn thiện QLNN về xây dựng NTM ở địa phương này. Các giải pháp đề tài đưa ra là quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM đã được phê duyệt; Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về xây dựng nông thôn mới; Tập trung huy động kinh phí của Nhà nước và xã hội đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn; Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hoá; tăng cường bảo vệ môi trường khu vực nông thôn; Tiếp tục củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất; Tổ chức th o dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng NTM và quản lý xây dựng NTM.

Nhìn chung, các nghiên cứu của các tác giả về xây dựng NTM, QLNN về xây dựng NTM hiện nay mang tính khái quát cao, không gian nghiên cứu ở các địa phương khác nhau với các điều kiện khác nhau. Mỗi địa phương nghiên cứu có một đặc điểm, điều kiện riêng trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, các giải pháp được nêu ra trong các đề tài đã nghiên cứu chỉ có thể phát huy hiệu quả ở địa phương đó. Tuy nhiên, một thiếu sót đối với các đề tài trên là chưa có đề tài nào đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Đây là một nội dung quan trọng nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Thêm vào đó, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, có hệ thống về QLNN đối với xây dựng NTM tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Việc nghiên cứu, hệ thống hóa một cách đầy đủ cơ sở lý luận, thực trạng về công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết. Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp những luận cứ và những dữ liệu khoa học quan trọng cho tác giả luận văn, trên cơ sở đó tác giả kế thừa, phát huy và sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.

Kết luận Chương 1

Xây dựng nông thôn mới hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, hài hòa giữa kinh tế và xã hội tại khu vực nông thôn th o hướng văn minh, hiện đại góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hoá,

hiện đại hoá vào năm 2020. Để thực hiện được mục tiêu trên, công tác quản lý nhà nước giữ vai trò quan trọng quyết định đến tiến độ, hiệu quá triển khai các hoạt động liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở khái quát một số khái niệm cơ bản về nông thôn, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới, quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, chính sách xây dựng nông thôn, Chương 1 đã đề cập được những nội dung cơ bản về cơ sở khoa học quản lý Nhà nước xây dựng nông thôn mới; chủ thể của quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Các nhân tố tác động đến quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; sự cần thiết phải xây dựng xây dựng nông thôn mới; nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí đánh giá nông thôn mới. Đặc biệt, qua kinh nghiệm công tác quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới của một số địa phương, đặc biệt là kinh nghiệm của một số huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả rút ra những kinh nghiệm về công tác quản lý Nhà nước xây dựng nông thôn mới cho huyện Phú Lương. Cơ sở khoa học này, làm nền tảng cho đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ở Chương 2.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)