đó đều đạt kết quả tốt [28].
1.5. Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương địa phương
1.5.1 Tổng quan công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương địa phương
1.5.1.1 Kinh nghiệm xây dựng NTM tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình MTQG về xây dựng NTM (2010 – 2016), huyện Đại Từ là địa phương dẫn đầu của tỉnh Thái Nguyên về số xã được công nhận đạt chuẩn với 12/28 xã, trong đó, xã Hùng Sơn là xã đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh những xã đạt chuẩn NTM, 17 xã còn lại của huyện Đại Từ cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí. Những kết quả đó đã khẳng định những nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân huyện Đại Từ trong việc thực hiện chương trình xây dựng NTM [4, 6, 7].
Xác định chương trình xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, phát huy nội lực, thực hiện hiệu quả chương trình. Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành các Chương trình về xây dựng NTM, trong đó xác định rõ người nông dân là chủ thể, quá trình thực hiện phải hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân. UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã xây dựng đề án xây dựng NTM, đề án phát triển sản xuất th o đặc thù của xã, trên cơ sở đó, sớm xác định những thế mạnh, hạn chế để thực hiện có hiệu quả chương trình. Bên cạnh đó, các ban, ngành, đoàn thể của huyện cũng coi xây dựng NTM là mục tiêu quan trọng xuyên suốt, tập trung tuyên truyên truyền, phổ biến tới người dân bằng nhiều hình thức [6].
Bên cạnh đó, huyện cũng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương phát huy nội lực, huy động tối đa các nguồn lực tập trung cho chương trình xây dựng NTM. Từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân trong xóm đã đóng góp tiền xây dựng đường giao thông, nhà văn hoá, nhờ đó, việc
đi lại của người dân đỡ vất vả, nhiều dịch vụ được mở rộng, phục vụ sản xuất, sinh hoạt, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Đặc biệt, huyện đã có nhiều giải pháp phù hợp để huy động các nguồn lực kết cấu hạ tầng và hạn chế nợ đọng trong đầu tư XD NTM như:
- Linh hoạt trong huy động nguồn lực xây dựng đường giao thông: Trong khi nhiều địa phương gặp khó trong việc đối ứng nguồn hỗ trợ xi măng của tỉnh thì huyện Đại Từ lại dẫn đầu khi năm 2016 tiếp nhận tới 16.300 tấn xi măng để làm gần 90km đường giao thông. Có được kết quả này, bên cạnh việc đẩy mạnh vận động, tuyên truyền đến người dân, huyện đã huy động sự vào cuộc tích cực, linh hoạt của các cơ quan chuyên môn giúp giảm chi phí trong thi công so với mặt bằng chung của tỉnh Thái Nguyên [7].
- Hạn chế nợ đọng xây dựng hạ tầng: Cùng với hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, huyện Đại Từ đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Điều đáng ghi nhận là huyện đã kiểm soát và duy trì ở mức thấp nợ đọng vốn đầu tư. Trung bình mỗi năm huyện được phân bổ từ 35-40 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng nông thôn (gồm vốn mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh). Trên cơ sở nguồn vốn này, cùng nhu cầu đăng ký của các địa phương, phòng chuyên môn của huyện sẽ xây dựng kế hoạch, x m phân bổ th o thứ tự ưu tiên là trả nợ các công trình đã hoàn thành, vốn cho xã điểm và các công trình thực sự cần thiết [7].
1.5.1.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Phát huy nội lực sẵn có, cộng với huy động các nguồn lực, sự đồng lòng, chung sức của cán bộ và nhân dân để đầu tư xây dựng hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đảm bảo đạt chuẩn th o tiêu chí và quy hoạch, đó là các nội dung Chương trình xây dựng NTM thị xã Phổ Yên đã thực hiện và đạt được những kết quả khả quan. Đến năm 2017, thị xã Phổ Yên đã có 8/20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Chính quyền và nhân dân các địa phương trong thị xã đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Phổ Yên chung sức xây dựng nông thôn mới” và thực hiện các phần việc thuộc trách nhiệm của mình… do đó đời sống kinh tế của đại đa số người dân được nâng lên, diện mạo NTM ngày càng khởi sắc [5].
Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hiệu quả từ những chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo và giải quyết việc làm của huyện trong hai năm qua cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ để Phổ Yên sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM [5].
Cùng với thay đổi tư duy sản xuất, nhận thức của người dân về xây dựng NTM cũng đã có nhiều chuyển biến. Thay vì trông chờ vào Nhà nước, bà con đã nhận thức được việc xây dựng NTM là mang lại lợi ích cho họ nên cùng góp sức thực hiện.
Đến nay, 15/15 xã trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch NTM. Hầu hết các đồ án quy hoạch đều bảo đảm chất lượng, phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương. Các công trình như: Trụ sở làm việc, nhà văn hóa, nghĩa trang, bãi rác, vùng sản xuất hàng hóa được bố trí khoa học, hợp lý. Toàn thị xã đã có 2 xã đạt được 10 tiêu chí, 5 xã đạt từ 8-9 tiêu chí, 4 xã đạt 5-7 tiêu chí, còn 4 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trên cơ sở đề án xây dựng NTM, đề án phát triển sản xuất, huyện đã và đang chỉ đạo các xã triển khai nhiều dự án như: Xây dựng khu giết mổ tập trung ở xã Đắc Sơn, sản xuất chè an toàn th o tiêu chuẩn Vi tGAP ở xã Phúc Thuận, xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn ở xã Tiên Phong, hỗ trợ mô hình sản xuất nấm ở hợp tác xã dịch vụ và sản xuất nấm Đắc Sơn, phát triển mô hình trồng hoa Lyly cao cấp tại xã Đông Cao... góp phần nâng cao thu nhập cho người dân [20].