Nhân tố cơ hội đào tạo, phát triển và quan hệ với cấp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng tại tỉnh vĩnh long (Trang 74 - 77)

Nội dung:

Cơ hội đào tạo và thăng tiến cùng với quan hệ với cấp trên là nhân tố tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn của nhân viên ngân hàng (0.608). Có thể nói, ngân hàng là một ngành phát triển rất nhanh, nhìn vào tốc độ mở mới các chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng là ta có thể thấy đƣợc cơ hội thăng tiến và đào tạo của nhân viên là khá lớn. Tuy nhiên, việc thăng tiến của nhân viên phần nào còn phụ thuộc vào đề xuất của các cấp lãnh đạo trực tiếp nên có phần cảm tính, điều đó khiến nhiều nhân viên cảm thấy không đƣợc công bằng trong việc đánh giá kết quả công việc của họ.

Nhiều ngân hàng chƣa quan tâm xây dựng hệ thống đánh giá kết quả công việc hoặc có những khi áp dụng còn làm qua loa cảm tính và cũng chƣa xem xét việc đánh giá kết quả đó là cơ sở cho việc thăng tiến của nhân viên.

Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân viên còn nhiều hạn chế: chƣa chọn đúng đối tƣợng cần đƣợc đào tạo, chƣa có những chƣơng trình cập nhật kiến thức, thông tin hữu ích, chƣa chú trọng vào đào tạo kỹ năng và không có đánh giá kết quả của khóa học.

Kết quả cho thấy Quan hệ với cấp trên cùng với cơ hội đào tạo và phát triển là nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên ngân hàng. Việc đƣợc cấp trên hỗ trợ và động viên là vô cùng quan trọng trong môi trƣờng làm việc, đặc biệt là trong môi trƣờng có nhiều nhân viên nhƣ lĩnh vực ngân hàng.

Hiện tại trong các ngân hàng, đội ngũ lãnh đạo cấp trung trở lên cũng chiếm số lƣợng khá lớn và năng lực, kỹ năng không đồng đều. Lý do có thể giải thích đƣợc là bởi vì sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng, sự thiếu hụt nhân sự cấp trung trong ngành dẫn đến việc các ngân hàng đề cử những nhân viên đang làm việc tại ngân hàng và đào tạo cấp tốc trong một thời gian ngắn. Do đó, chất lƣợng đào tạo không cao, năng lực quản lý còn hạn chế.

Biện pháp thực hiện:

Một nhân viên giỏi luôn có tinh thần cầu tiến. Họ luôn khao khát tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình và đây cũng là động lực làm việc của họ. Chính vì thế ngân hàng nên quy định rõ ràng và công bố rộng rãi cho tất cả các nhân viên về tiến trình phát triển nghề nghiệp. Theo đó nhân viên biết mình đang ở đâu và có thể thăng tiến lên những vị trí nào trong tổ chức. Bên cạnh đó, khi có nhu cầu nhân sự ở vị trí cao hơn, ngân hàng nên công bố tiêu chuẩn rõ ràng và tổ chức đợt thi cho những nhân viên đủ điều kiện tham gia để nâng cao tính công bằng trong việc thăng tiến.

Ngân hàng nên có những chƣơng trình học tập xuất phát từ nhu cầu cụ thể và đa dạng hóa các phƣơng thức đào tạo cho nhân viên gồm có: học trên lớp, học tập ngay trong công việc, tự học trên trang web….

Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ngân hàng nên tổ chức các khóa đào tạo liên quan nhƣ:

- Khóa học hội nhập môi trƣờng làm việc (giới thiệu về ngân hàng, chính sách của ngân hàng, các phòng ban và chức năng nhiệm vụ, văn hóa ngân hàng, giao tiếp…)

- Khóa học về các sản phẩm của ngân hàng.

- Các khóa hƣớng dẫn nghiệp vụ và hƣớng dẫn sử dụng phần mềm liên quan đến chức danh nhân viên.

Đối với cán bộ quản lý, ngân hàng nên tổ chứ các khóa học nhƣ sau: - Các sản phẩm mới của ngân hàng.

- Khóa bồi dƣỡng kiến thức quản lý chi nhánh.

- Các khóa học về kỹ năng (kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề….)

- Các khóa học nâng cao và cập nhật, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ. Ngân hàng nên có kế hoạch đào tạo lãnh đạo cấp trung một cách dài hạn và hiệu quả để đạt đƣợc những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Điều này không chỉ giúp ích cho họ trong việc giải quyết công việc ở cƣơng vị mới mà còn nhận đƣợc sự tôn trọng của nhân viên.

Cấp trên trực tiếp là ngƣời hiểu rõ nhân viên mình nhất về năng lực, những đóng góp trong công việc, do đó cấp trên nên bảo vệ quyền lợi cho nhân viên của mình (lƣơng thƣởng, cơ hội đào tạo, thăng tiến….). Điều này sẽ khích lệ nhân viên rất lớn và họ sẽ làm việc tích cực hơn.

Cấp trên nên có những phản hồi về công việc chính xác và kịp thời cho nhân viên để họ có thể biết điều gì làm tốt và chƣa tốt để điều chỉnh. Nếu kết quả tốt, cấp trên nên dành lời khen, động viên cho nhân viên để họ có những động lực tiếp tục hoàn thành tốt công việc. Còn nếu kết quả công việc chƣa đạt yêu cầu thì cũng góp ý mang tính chất xây dựng và cùng đƣa ra phƣơng hƣớng giải quyết, sửa đổi.

Việc giao tiếp với cấp trên là yếu tố cơ bản để nâng cao mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên, nên cấp trên nên tạo điều kiện để trao đổi, tìm hiểu mong

muốn nguyện vọng của nhân viên, tiếp thu ý kiến của nhân viên khi thảo luận và trao đổi thẳng thắn.

Bên cạnh đó, cấp trên nên đối xử công bằng với mọi nhân viên, không nên để vấn đề cảm tính xen lẫn vào các quyết định công việc nhƣ là đánh giá kết quả công việc, đề cử thăng tiến…. Có nhƣ vậy, nhân viên mới tin vào sự công bằng của cấp trên mà cố gắng phấn đấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng tại tỉnh vĩnh long (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)