Quan hệ giữa sản phẩm mang lại chỉ dẫn địa lý và vùng địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu muối bà rịa tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 60)

Muối Bà Rịa được biết đến với chất lượng và tính chất sản phẩm không thể bị giả mạo nhờ nguồn gốc của sản phẩm là sự kết hợp giữa kỹ thuật tạo lớp da rong với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng ở vùng Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dạng thức sản xuất theo chu kỳ thời vụ, thích nghi với bản chất nguồn tài nguyên sẵn có, chỉ có tại địa phương (Thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu - thời tiết, kỹ thuật tạo lớp da rong tự nhiên làm nền) đã tạo ra chất lượng và các đặc trưng riêng của Muối Bà Rịa.

Quan hệ chất lượng với thổ nhưỡng, nền đất ruộng làm muối

Khu vực sản xuất Muối Bà Rịa có tầng sét bề mặt dày > 40 cm (hàm lượng sét từ 33 - 47%; limon từ 33 - 51%). Thành phần cơ học và cấu trúc đất tầng mặt cùng với quá trình canh tác từ đời này sang đời khác làm cho các lớp đất sét ở khu vực sản xuất muối Bà Rịa sắp xếp theo chiều song song với mặt đất. Chính sự sắp xếp này dẫn đến sự hình thành tầng đất cứng (tầng đế cày) dày khoảng 15 - 20 cm ở độ sâu 20 - 25 cm. Đặc trưng của tầng đế cày trên ruộng sản xuất muối Bà Rịa có cấu trúc dạng phiến, khả năng thấm nước kém, đóng vai trò như một mặt chắn địa hóa

cản trở sự xâm nhập của vật chất theo chiều thẳng đứng mà cụ thể là S2-, các hợp chất của Fe2+ và Fe3+.

Đặc điểm thổ nhưỡng nêu trên cùng với lớp da rong tự nhiên đã quyết định đến hình thái và chất lượng đặc thù của muối Bà Rịa (màu trắng, xám sáng; lẫn ít các tạp chất (không có ánh vàng, vàng hồng của S2-, Fe2+ và Fe3+ và màu xám đen của Mg2+) khác biệt với muối sản xuất ở các vùng khác. Ngoài ra, yếu tố thổ nhưỡng đã thúc đẩy quá trình kết tinh muối nhanh, đều là "điều kiện cần" cho việc hình thành dạng cấu trúc hạt muối và thành phần hạt muối (hàm lượng NaCl cao) thông qua việc ngăn cản quá trình thấm lọc và thấm hút do trọng lực theo mao quản.

Quan hệ chất lượng với đặc điểm khí hậu - khí tượng

Thời gian sản xuất muối ở Bà Rịa trùng với mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Lượng mưa trung bình năm ở Bà Rịa thấp nhất vùng Đông Nam Bộ (1.356mm/năm) và hầu như không có mưa; tốc độ gió vào thời kỳ này đạt 2 - 2,9 m/s; nhiệt độ trung bình 27 0C. Các yếu tố này đã thúc đẩy quá trình bốc thoát hơi nước diễn ra nhanh và triệt để ở các sân phơi và sân kết tinh và đây là "điều kiện đủ" để tạo ra hạt Muối Bà Rịa có cấu trúc sắc cạnh, rắn chắc do được kết tinh từng lớp, từng lớp. Hàm lượng NaCl cao do muối không có "nhân nước" ở bên trong hạt muối. Điều này cũng giải thích tại sao Muối Bà Rịa không bị hao hụt trong quá trình bảo quản do không bị phá vỡ cấu trúc (chảy nước). Ngoài ra, trong suốt vụ sản xuất muối, khu vực này hầu như không có mưa. Chính điều này, đã tạo ra sự ổn định của lớp muối kết tinh ngay trên bề mặt của tầng đế cày. Lớp muối này có tác dụng "mồi" - làm rút ngắn thời gian kết tinh muối. Điều này giải thích tại sao trong đợt làm muối đầu tiên của vụ muối, diêm dân Bà Rịa thường rải một lớp muối mỏng trên bề mặt ruộng muối sau khi đã tạo lớp da rong để thời gian tạo ra lớp muối kết tinh này diễn ra nhanh hơn.

Kỹ thuật sản xuất muối truyền thống trên nền da rong tự nhiên

Da rong là lớp rong trên nền ô kết tinh, sân phơi được phơi khô, cán xẹp xuống tạo thành lớp da phủ trên bề mặt ruộng, có tác dụng như một lớp màng polyme sinh học dày khoảng 0,5 - 1cm.

Lớp da rong tự nhiên này hoạt động như một lớp màng thẩm thấu từ trên xuống dưới theo trọng lực, ngăn cản sự di chuyển ngược của các tạp chất từ dưới nền đất lên. Chính điều này đã tạo lên chất lượng đặc thù của Muối Bà Rịa. Quá trình thẩm thấu qua lớp da rong tạo ra sự cân bằng vật chất (phương thức sản xuất muối trên nền đất nện, bạt, xi măng không có được) đã hình thành nên lớp muối kết tinh theo thời gian trên bề mặt tầng đế cày -giúp thúc đẩy quá trình kết tinh một cách từ từ và triệt để, tạo ra tính đặc thù về cấu trúc của Muối Bà Rịa.

Cơ chế thẩm thấu qua lớp da rong tự nhiên này không đòi hỏi năng lượng, vì vậy chỉ có một lượng nhỏ NaCl và các hợp chất hòa tan khác trong nước tại sân phơi và sân kết tinh được vận chuyển xuống dưới theo cơ chế này. Đồng thời, chính cơ chế này đã ngăn cản sự xâm nhập ngược của các hợp chất S2-, Fe2+, Fe3+ vào muối. Do đó, hàm lượng NaCl trong muối Bà Rịa sản xuất trên nền da rong tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu muối bà rịa tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)