Các mô hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu muối bà rịa tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 27)

Quân (2006) nghiên cứu định lượng đo lường tác động của các thành phần tài sản thương hiệu nước giải khát đến hoạt động thương hiệu; tác động của các thành phần thương hiệu với nhau; và tác động của vai trò nhà sản xuất đến tất cả các thành phần này thông qua khảo sát các nhà bán lẻ nước giải khát tại thị trường Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có ba thành phần tài sản thương hiệu đó là liên tưởng thương hiệu, lòng tin của khách hàng và trung thành thương hiệu.

Thảo và cộng sự (2010) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp định lượng để đánh giá tác động của các thành phần tài sản thương hiệu đến các thương hiệu tổng thể đối với các thương hiệu ngân hàng thông qua khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận bốn thành phần của tài sản thương hiệu gồm có nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, hình ảnh thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu. Bốn thành phần này đóng góp tích cực vào tài sản thương hiệu, ngoài ra chúng có mối quan hệ thuận chiều với nhau. Nhận thức của người tiêu dùng càng cao khi họ liên tưởng cao về hình ảnh thương hiệu và khi họ nhận thức được chất lượng của thương hiệu cao và ngược lại. Người tiêu dùng càng liên tưởng tích cực đến thương hiệu thì càng trung thành với thương hiệu hơn và ngược lại. Khi họ có liên tưởng tích cực đến thương hiệu thì cũng có khả năng phát triển nhận thức thuận lợi về chất lượng và ngược lại.

Hương và Lin (2011) nghiên cứu định lượng để đánh giá tác động của hoạt động của nhà sản xuất đến tài sản thương hiệu và tác động của các thành phần này đến hoạt động thương hiệu và giá trị của người tiêu dùng đối với thương hiệu nước giải khát thông qua khảo sát người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tài sản thương hiệu gồm ba thành phần: liên tưởng thương hiệu, lòng tin của khách hàng, trung thành thương hiệu.

Thọ và Trang (2011) dùng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng để đánh giá tác động của hoạt động marketing đến các thành phần tài sản thương hiệu dầu gội đầu tại thị trường Việt Nam thông qua khảo sát khách

hàng tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Kết quả nghiên cứu có ba thành phần tài sản thương hiệu: chất lượng cảm nhận, nhận biết thương hiệu, đam mê thương hiệu.

Kim (2012) nghiên cứu định lượng để đo lường tác động của các thành phần tài sản thương hiệu đến tài sản thương hiệu tổng thể đối với thương hiệu nông sản thông qua khảo sát người tiêu dùng tại thị trường Nhật. Kết quả nhận thấy có bốn thành phần tài sản thương hiệu: trung thành thương hiệu, xuất xứ, giá trị cảm nhận, rủi ro cảm nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu muối bà rịa tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)