Thu nhập đem lại từ dịch vụ thẻ ghi nợ nộiđịa

Một phần của tài liệu 0571 hoàn thiện dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 33)

Mục tiêu hoạt động của mọi tổ chức kinh doanh là lợi nhuận. Một hoạt động được coi là thúc đẩy hay hiệu quả phải được đánh giá qua việc hoạt động đó mang lại nguồn lợi cho tổ chức nhiều hay ít. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, xét cho

cùng, mọi hoạt động/dịch vụ của ngân hàng (trong đó có dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa) cũng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Do đó, để đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa phải kể đến thu nhập mà dịch vụ này đem lại cho ngân hàng.

Hiện tại, ở Việt Nam, chi phí tối thiểu cho một máy ATM hoạt động mỗi năm lên đến hơn 308 triệu đồng, trong đó, nặng nhất là chi phí khấu hao máy, hơn 100 triệu đồng. Trong khi đó, khoản thu được từ dịch vụ thẻ chủ yếu đến từ phí phát hành mới (50.000đ - 100.000đ/thẻ, chưa kể nhiều ngân hàng áp dụng chính sách miễn, giảm phí phát hành trong khi vẫn phải tính tới chi phí mua phôi thẻ, chi phí dập thẻ ...), phí thường niên (22.000đ - 66.000đ/thẻ), phí giao dịch đối với các thẻ ngoài hệ thống (phí rút tiền 3.300đ/giao dịch, phí vấn tin 1.650đ/giao dịch). Các ngân hàng hiện nay đều không hạch toán riêng chi phí của dịch vụ thẻ nhưng hầu hết các ngân hàng vẫn chưa có lợi nhuận từ dịch vụ này. Tuy nhiên, dịch vụ thẻ là một trong những kênh phân phối quan trọng của ngân hàng bán lẻ, thông qua đó, ngân hàng có được thêm nhiều nguồn thu từ các dịch vụ đi kèm như: thu phí SMS banking, Internet banking, Mobile banking; chia sẻ phí từ các dịch vụ thanh toán hóa đơn, tiền điện, nước, điện thoại ... huy động được nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp ...

Một phần của tài liệu 0571 hoàn thiện dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w