(Nguồn: Maslow, 1943)
Hình 2.1. Các cấp bậc của nhu cầu Maslow
- Maslow (1943) đề xuất rằng con người có một số nhu cầu cơ bản cần phải thực hiện trong đời. Ông chia hệ thống nhu cầu ra làm 5 nhóm: nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện.
Nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản nhất của con người, như: ăn, ở, mặc, đi lại và các như cầu cơ bản khác của con người.
Nhu cầu an toàn: con người muốn được bảo vệ, chống lại những điều rủi ro bên ngoài hoặc nhu cầu được bảo vệ.
Nhu cầu xã hội: bao gồm nhu cầu giao tiếp giữa người và người, chia sẽ và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự chia sẽ yêu thương.
Kế tiếp là nhu cầu được tôn trọng: trong các giao tiếp giữa con người với nhau cần phải được kính trọng, vị nể mình, thừa nhận vị trí của mình trong xã hội.
Nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự thể hiện: đó là nhu cầu được phát triển và tự thể hiện mình, mong muốn ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.
- Theo Maslow thì nhu cầu của con người đi từ thấp đến cao. Trong thực tế không có nhu cầu nào được thỏa mãn hoàn toàn cả, nếu như các nhu cầu được thỏa mãn thì khi tác động vào nhu cầu đó thì không còn tạo động lực cho họ nữa. Vì thế, là nhà quản trị muốn tạo động lực cho nhân viên mình làm việc thì mình phải hiểu nhân viên của mình đang ở mức độ thỏa mãn nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu, để từ đó chúng ta có những định hướng để tác động vào nhu cầu của nhân viên, làm cho nhân viên có động lực làm việc một cách cao nhất.