Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân
viên từ kết quả nghiên cứu Đề xuất các hàm ý
Tính chất cơng việc
- Chỉ cho nhân viên thấy mục tiêu, phương hướng phát triển của Ngân hàng để cho nhân viên phấn đấu.
- Công việc thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thách thức và tạo cơ hội để sử dụng, phát huy hết các kỹ năng và năng lực của mỗi cá nhân, tạo bầu khơng khí làm việc thân thiện và vui vẻ.
- Xây dựng hướng phát triển công việc đúng đắn. Lương và phúc lợi - Kích thích động lực của nhân viên thông qua tiền lương, tiền thưởng.
- Các phúc lợi và các chế độ khác. Lãnh đạo
- Xây dựng chế độ thưởng phạt công cơng bằng, tuyển chọn, bổ nhiệm cơng khai, bình đẳng, cạnh tranh, đúng người, đúng việc.
- Quan tâm nhân viên, sử dụng lời khen khi nhân viên làm việc hiệu quả.
Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
- Xây dựng quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách đúng đắn, để cho Ngân hàng phát triển ổn định và bền vững.
- Tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng.
Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp
- Tạo sự an tâm công tác trong lòng người lao động.
- Tăng cường tuyên truyền những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa tốt đẹp của BIDV.
- Cách thức chuyển tải thích hợp để sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh ăn sâu vào tiềm thức của người lao động.
- Xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp.
Qua kết quả phân tích ở trên cho chúng ta thấy động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long, phụ thuộc vào 5 yếu tố sau: (1)Tính chất cộng việc; (2)Lương và
phúc lợi; (3)Lãnh đạo; (4)Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; (5)Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên.
Sau khi kiểm định: kết quả kiểm định T-Test, ANOVA cho thấy khơng có sự khác biệt về động lực làm việc của nhân viên giữa phái nam và nữ. Kết quả phân tích ANOVA cũng cho thấy có sự khác nhau về động lực làm việc giữa các nhân viên về trình độ học vấn, chức danh và vị trí cơng tác, độ tuổi, thâm niên cơng tác, mức thu nhập.
Qua đó, từ những kết quả có được từ mơ hình nghiên cứu sẽ là cơ sở đề ra các biện pháp và chính sách đúng đắn nhằm làm tăng động lực làm việc của nhân viên. Bởi vì, nếu người lao động có động lực làm việc tốt thì nâng cao hiệu quả cơng việc, góp phần đưa tổ chức ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và mang tính ổn định lâu dài.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4 tác giả tiến hành nghiên cứu gồm 161 quan sát là người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích số liệu. Tác giả sử dụng các phương pháp: đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Kết quả kiểm định thang đo về động lực làm việc của người lao động đạt độ tin cậy. Qua kết quả hồi quy ta thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long đó là: (1)Tính chất cơng việc; (2)Lương và phúc lợi; (3)Cơ hội thăng tiến và phát triển; (4)Lãnh đạo; (5)Thương hiệu và văn hóa của doanh nghiệp.
Kết quả cho thấy, mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long gồm 5 yếu tố: tầm quan trọng của các yếu tố thể hiện qua phương trình hồi quy sau:
CHƯƠNG 5- KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BIDV
CHI NHÁNH VĨNH LONG