Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom được công bố lần đầu tiên vào năm 1964 trong cuốn Work and Motivation của ông. Theo đó nhà quản trị cần phải làm cho nhân viên thấy rõ được mối quan hệ giữa sự nỗ lực với thành tích, giữa thành tích với kết quả và phần thưởng mình nhận được, bên cạnh đó nhà quản trị phải đưa ra các phần thưởng từ vật chất lẫn tinh thần một cách tương xứng với thành tích mà nhân viên đạt được, đặc biệt phần thưởng đó phải phù hợp với nhu cầu, mong muốn của nhân viên. Khác với lý thuyết của Maslow (1943) và Herzberg (1959), Vroom không tập trung vào nhu cầu của con người mà tập trung vào kết quả.
Kỳ vọng: được cho là niềm tin rằng nỗ lực người lao động sẽ dẫn đến kết quả tốt, thể hiện thông qua mối quan hệ giữa nỗ lực và kết quả làm việc của người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp.
Tính chất công cụ: là niềm tin rằng kết quả tốt sẽ dẫn đến phần thưởng xứng
Hình 2.2:Mô hình thuyết kỳ vọng của Victor Vroom
Nỗ Lực Kết quả Phần thưởng Mục tiêu
-13-
đáng cho người lao động được thể hiện qua mối quan hệ giữa kết quả và phần thưởng khuyến khích của tổ chức.
Hóa trị: là mức độ quan trọng của phần thưởng đối với người lao động trong việc thực hiện công việc/nhiệm vụ được giao, thể hiện thông qua mối quan hệ giữa phần thưởng khuyến khích và mục tiêu cá nhân người lao động.
Lý thuyết kỳ vọng đã nêu ra một số vấn đề cần lưu ý trong tạo ĐLLV: Nhấn mạnh đến sự trả công, đến các phần thưởng vì mỗi cá nhân sẽ luôn hướng tới tìm cách tối đa hóa độ thỏa mãn được kỳ vọng của mình. Vì vậy, các nhà quản lý phải quan tâm đến tính hấp dẫn và sự phù hợp mong muốn của các phần thưởng. Lý thuyết nhấn mạnh hành vi được kỳ vọng. Nhà quản lý cần phải để cho người lao động biết được tổ chức kỳ vọng hành vi nào ở họ và hành vi đó sẽ được đánh giá ra sao.